Giáo Phận Bùi Chu
Nhà thờ Giáo xứ Trung Linh thuộc Giáo phận Bùi Chu, được xây dựng năm 1928, nằm cách Toà Giám mục Bùi Chu khoảng 1,5km. Giáo phận Bùi Chu là giáo phận Công giáo Roma tại Việt Nam, có nhiều xứ đạo lâu đời và gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của Công giáo tại Việt Nam. Tuy là giáo phận có diện tích nhỏ nhất ở Việt Nam nhưng giáo phận Bùi Chu có số lượng cũng như mật độ giáo dân khá cao so với các địa phương khác.     Giáo...
Nhà thờ giáo xứ Kiên Lao được khánh thành năm 1997. Ngôi Thánh Đường nguy nga tráng lệ này được dồn góp từ công sức, của cải của các giáo dân nơi đây, một xứ đạo được hình thành từ năm 1533, dưới thời vua Lê Trang Tôn (theo sách Việt sử khâm định) để tự mình xây lên ngôi giáo đường có chiều dài 75m, Rộng 26m, Cao 28m, Tháp Cao 46m.     Từ xa xưa, cũng như các giáo xứ khác, ban đầu từ các nhà nguyện đơn sơ, qua thời gian các nhà nguyện này đã không còn đủ không...
Nhà thờ Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Bùi Chu. Năm 2020, công trình Nhà thờ cổ 135 năm tuổi này đã bị hạ giải vì lý do an toàn, hiện nay việc thi công Nhà thờ mới đang được tiến hành. Giáo xứ Bùi Chu, chính thức thành lập năm 1670, được chọn là nơi đặt tòa giám mục của Địa phận Đông Đàng Ngoài từ năm 1779, sau đó là của Địa phận Trung Đàng Ngoài từ khi thành lập năm 1848. Xứ đạo Bùi Chu là một làng toàn tòng, nằm giữa nhiều làng Công giáo khác...
Tiểu vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Phú Nhai (hay còn gọi là Nhà thờ Phú Nhai, Đền Thánh Phú Nhai) là một trong những công trình tôn giáo nổi tiếng nhất của Giáo phận Bùi Chu, được xây dựng từ năm 1881 trên một diện tích rộng lớn. Đây được coi là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc kiểu Gothic hùng vĩ nhưng quy hoạch lại phân bố theo trục chính đạo của phong thủy phương Đông.   Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được...
Nhà thờ Khoái Đồng tọa lạc trên diện tích 5.800m2, được khởi công xây dựng năm 1934 cùng với Giáo Hoàng chủng viện Thánh Alberto Cả (nay là Trường Giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Cừ và Trường Sư phạm dạy nghề Sanit Thomas, sau là Trường THPT Nguyễn Khuyến – Nam Định), do các cha dòng Đa Minh Tây Ban Nha khởi sự và hoàn thành năm 1941.     Nhà thờ Khoái Đồng còn có tên gọi là Khói Đồng, một trong 5 thôn cổ của làng Vị Hoàng, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Nhà...
Nhà thờ trước kia có từ năm 1877 thuộc làng chài Xương Điền, là kết quả của công cuộc quai đê lấn biển của nhân dân từ những năm đầu thế kỉ 18, ban đầu được coi là “cồn cát bể”. Cùng với công cuộc khai hoang mở đất, lấn biển, đời sống tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân cũng được phát triển. Nhà thờ Trái tim Chúa xây dựng lần thứ nhất còn đơn sơ, nhỏ nhắn và được lợp bằng cỏ bối.   Từ thập kỉ thứ hai của thế kỉ XX, khu “cồn cát bể” đã...
Nhà thờ Hưng Nghĩa tọa lạc thuộc xã Hải Hưng – Hải Hậu – Nam Định cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 30km. Đây là một trong những giáo xứ hiếm hoi được sở hữu một Nhà thờ có lối kiến trúc hoành tráng, nguy nga và lịch sử hàng trăm năm.     Công giáo được truyền giáo đến Việt Nam từ thế kỉ 16 vì thế đã không còn là xa lạ với người Việt, đặc biệt là ở Nam Định. Đây cũng là địa phương đầu tiên được đón nhận tin mừng nên đã phát triển rất...
Đền Thánh Đức Mẹ Mân Côi Ninh Cường tọa lạc trên mảnh đất giáo sĩ I-ne-khu đã đến rao giảng Tin Mừng vào tháng 3 năm 1533 (đời vua Lê Trang Tông).     Theo ghi chép, giáo sĩ I-ne-khu là người đầu tiên đến Việt Nam truyền giáo, mặc dù trước đó vào năm 1516 (theo sử Pháp) có một giáo sĩ người Tây Ban Nha tên là Don Diego Averte đã đặt chân tới Huế định truyền đạo nhưng bị chính quyền địa phương ngăn cản không cho vào nên giáo sĩ I-ne-khu vẫn được cho là người đầu...
Nhà thờ Sa Châu là đền Thánh thứ 3 trong giáo phận Dâng kính Thánh Giuse thợ, bổn mạng của các nam giới giáo phận.     Sa Châu là vùng đất gần cửa biển, đầy cỏ và lau sậy, nhân dân các vùng Lục Thủy, Tương Nam, Bách Tính, Ninh Cường, Trà Lũ…tới khai hoang và sinh cơ lập nghiệp và ngôi Nhà thờ đầu tiên được xây dựng và trực thuộc xứ Quất Lâm.     Năm 1914 được Đức Cha Trung ban sắc Sa Châu lên hàng giáo xứ, cho đến ngày 1 tháng 5 năm 1995 được đức cha Giuse...
Nhà thờ Phạm Pháo được xây dựng lần đầu tiên vào trước năm 1670 bằng tre nứa lợp lá và xây dựng lần thứ 2 vào khoảng năm 1800 bằng gỗ 5 gian.     Nhà thờ hiện nay được xây dựng lần thứ 3, khởi công năm 1895, hoàn thành năm 1905. Và được đại tu trong hai năm, 2002 đến 2003 nhưng vẫn giữ nguyên vẹn được kiến trúc ban đầu mà cha ông đã để lại.     Nhà Thờ được làm  bằng gỗ lim 9 gian, lợp ngói Nam với kiến trúc thuần Việt: chiều dài 40m và rộng 18,5m. Tổng...
Phú An cùng dải đất với Trung Lao và An Lãng. Cuối thế kỷ 16, dân từ Hải Dương, Phố Hiến, Thanh Hóa, Ninh Bình và các vùng lân cận tới Phú An khai khẩn lập ấp. Khoảng năm 1730 giáo hữu nơi đây được đón nhận Tin Mừng từ các Cha dòng Đaminh, đến năm 1786 nhờ sự giúp đỡ của các ngài, giáo hữu cùng nhau góp công của làm Nhà thờ, và giáo họ Phú An được thành lập, thuộc giáo xứ Trung Lao.     Nhà thờ được xây dựng lại lần thứ 2 vào năm 1902, Nhà thờ này có chiều...
Giáo xứ Hai Giáp thành lập năm 1750 thuộc xứ Phạm Pháo, năm 1917 thăng cấp giáo xứ.     Nhà thờ xứ Hai Giáp được xây dựng năm 1906 trên địa phận xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, thuộc giáo phận Bùi Chu (tỉnh Nam Định). Đây là Nhà thờ điển hình kết hợp giữa phong cách kiến trúc Việt truyền thống và phong cách Nhà thờ phương Tây.     Nhà thờ được xây dựng năm 1906 dài 44m, rộng 17m, cao 14m, lợp toàn ngói nam. Kết cấu Nhà thờ được tạo lập bởi 8 hàng cột gỗ đỡ...
Nhà thờ Văn Lý đầu tiên được xây dựng năm 1765 bởi các cha dòng Tên và được xây lại năm 1885. Tuy nhiên, phải đợi đến năm 1917, Nhà thờ và tháp chuông được xây dựng mới có hình dáng như bây giờ.     Giáo xứ từ đó đã phát triển không ngừng cả về đời sống đức tin bên trong và vật chất bề ngoài với nhiều hạng mục công trình được xây dựng trong khuôn viên giáo xứ có diện tích lên đến 13.000m2.     Mặt chính Nhà thờ được nhấn mạnh bởi tháp chuông 3 tầng...
Vào khoảng năm 1500, một số người Thanh Hóa và dân cư vùng lân cận đã đến vùng đất Cát Xuyên khai hoang lập ấp, làm nên Cát Xuyên ngày nay. Tới năm 1650, vùng đất Cát Xuyên đã được đón nhận Tin Mừng nhờ công lao của các linh mục Dòng Tên. Năm 1700, nhờ sự giúp đỡ của các vị thừa sai cũng như nỗ lực của người dân, Nhà thờ đầu tiên đã được xây dựng.     Sau đó, ngôi Nhà thờ này bị phá hủy cùng với thời kỳ cấm đạo. Đến khoảng năm 1879-1889, một ngôi...
Theo sử ký địa phận Bùi Chu, Phương Chính còn có tên gọi khác là Hạ Trại, là vùng bãi biển bồi thấp, bà con từ Quần Phương, Kiên Lao, Hòa Định đến đây khai hoang quai đê lập ấp, năm 1862 họ Hạ Tại được thành lập và thuộc giáo xứ Kiên Chính.     Kiên Chính là Giáo xứ lớn bao gồm Hạ Trại, Tang Điền tách xứ năm 1923, Long Châu năm 1932, Hòa Định năm 1935.     Năm 1920 Đức cha Trung tách họ Hạ Trại khỏi xứ Kiên Chính để thành lập giáo xứ Hạ Trại, đến...
Hưng Nhượng cùng dải đất với Trực Chính và Nam Dương. Khoảng năm 1700, dân cừ các vùng tới Hưng Nhượng khai khẩn lập ấp. Giáo hữu nơi đây đã đón nhận Tin mừng khoảng năm 1710. Năm 1725, số giáo hữu trở nên đông, nhờ sự giúp đỡ của bề trên, giáo hữu cùng nhau đóng góp công của làm Nhà thờ. Giáo họ Hưng Nhượng được thành lập, thuộc giáo xứ Bách Tính.     Khoảng năm 1930, Đức cha Munagorri Trung tách hai họ: họ Vĩnh Thượng, họ Vĩnh Hạ từ giáo xứ Bách Tính...
Nam Lạng cùng dải đất với An Lãng, Trung Lao và Bách Tích. Khoảng thế kỷ XVI dân từ các vùng lân cận tới Nam Lạng khai khẩn lập ấp. Năm 1670, khi các cha dòng Tên đem Tin Mừng đến với người dân Nam Lạng, nhiều người đã mau mắn đón nhận. Khi giáo hữu ngày một thêm đông, được sự giúp đỡ của bề trên, họ cùng nhau góp công của làm Nhà thờ và giáo họ Nam Lạng được thành lập khoảng năm 1680, thuộc giáo xứ Trung Lao.     Tín hữu ngày một đông, năm 1921 Đức Cha Munagorri...
Trực Chính cùng dải đất với Báo Đáp. Khoảng năm 1650, vùng đất Trực Chính đã có dân từ các vùng lân cận tới lập ấp. Giáo hữu đón nhận Tin Mừng từ các cha Dòng Tên (1700). Năm 1720, được sự giúp đỡ của bề trên, giáo dân cùng nhau góp công của làm Nhà thờ và giáo họ Trực Chính được thành lập.     Đến năm 1920, do nhu cầu mục vụ và lợi ích của giáo dân, Đức cha Munagorri lấy các giáo họ Trực Chính, Văn Chàng, Kinh Lũng, Giuse, Phanxico lập giáo xứ mới lấy...
Nam Trực trước đây là họ lẻ của xứ Thạch Bi. Khoảng năm 1750, dân từ Kiên Lao, Ninh Cường, Quần Phương, Ninh Bình, Nam Định và vùng lân cận tới vùng đất Nam Trực khai khẩn lập ấp, trong số đó đa phần là người Công giáo. Năm 1800, được sự giúp đỡ của Bề trên, giáo hữu cùng nhau góp công của xây dựng Nhà thờ và giáo họ Nam Trực được thành lập.   Năm 1930, Đức cha Munagorri Trung xét lợi ích cho giáo hữu, ngài lấy họ Nam Trực, Đạo Quỹ, Đồng Quỹ và Cổ Nông...
Vùng đất giáo xứ Dương A được phù sa sông Hồng bồi đắp và được khai hoang, lập ấp vào khoảng những năm 1780.     Họ đạo nơi đây được thành lập vào khoảng giữa thế kỷ 18 và thuộc xứ Báo Đáp. Thời kỳ đó, coi sóc họ đạo là các cha ở Báo Đáp và Bách Tính. Có một thời gian hai xứ Báo Đáp và Bách Tính chia tách rồi lại sát nhập nhưng họ Dương A vẫn thuộc về hai xứ này.     Đến năm 1927, khi số giáo dân đã bắt đầu tăng nhanh Đức cha lúc đó đã...
Nhà thờ Giáo xứ Quần Liêu nằm bên dòng kênh Quần Liêu, giữa trung tâm xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.     Thôn Quần Liêu được thành lập từ đời vua Lê Hiền Tôn còn gọi là Lê Trung Hưng. Khoảng năm 1663 đến 1667, các cụ Trần Đình Huy, Vũ Khắc Nhượng, Nguyễn Xuân Dương, Bùi Sĩ Lương đã đưa con cháu đến nơi đây đắp đê, khai hoang lập ấp, là cửa biển nên các cụ đã đặt tên cho vùng đất mới là Cồn Liêu. Cồn là cồn cát, nơi các vị tổ về khai...
Giáo họ Trang Hậu được thành lập năm 1810, thuộc giáo xứ Thạch Bi. Đến năm 1938, giáo xứ chính thức được thành lập gộp lại từ lấy một số giáo họ Trang Tiền, Đông Bình, Đông Bảng…và nhận tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy.     Nơi đây, trước đó chỉ có một vài người đến khai hoang và qua năm tháng người dân ở các nơi khác di cư đến và trở nên một ngôi làng yên bình, sốt sắng đức tin và chăm chỉ với nghề nông.     Ngay từ những ngày đầu...
Trước đây, Quất Lâm là dải đất bồi phía đông Bắc sông Sò. Vào khoảng thế kỷ XV – XVI, dân từ phố Hiến, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Tương Đông, Trà Lũ và vùng lân cận đến để đánh cá, làm muối và trồng màu. Khoảng năm 1645, các cha dòng Tên Tây Ban Nha đến rao giảng Tin Mừng cho người Quất Lâm. Vì số người đón nhận Tin Mừng càng ngày càng đông nên khoảng năm 1670, nhờ các cha dòng Tên, giáo họ Quất Lâm chính thức được thành lập, xây Nhà thờ và nhận tước...
Từ xa xưa, giáo họ Ấp Lũ được một số cụ từ miền quê, nơi đất chật người đông Trà Lũ cựu xuống lập ấp tại thôn Trà Hương, Giao An, Giao Thủy, Nam Định ngày nay.     Ngày 2 tháng 2 năm 1881, lúc mới thành lập, giáo họ Ấp Lũ chỉ gồm 15 hộ gia đình với 75 nhân danh, nhận Đức Mẹ Dâng Con trong Đền Thánh làm Bổn mạng Đệ Nhất, lễ kính vào ngày 2/2 hàng năm.     Năm 1882, giáo họ đã xây dựng Nhà thờ lần đầu tiên cột tre kèo nứa, gồm 5 gian, 6 vì, tường...
Ấp Lục Thủy được thành lập vào năm 1868 do cụ hương trưởng Trịnh Công Ninh và một số cụ ở làng Lục Thủy (nay là giáo xứ Lục Thủy). Sau 30 năm lập ấp, ngôi Thánh đường đầu tiên đã được xây dựng năm 1898 tại khu Bắc (nay là giáo họ Tân Thủy). Ngày 12/6/1919, Đức Cha Maria Martin Tiến - Giám mục Địa phận Trung đã phong sắc lên giáo họ và lấy tên là giáo họ Lục Thủy, nhận Thánh Phêrô làm quan thầy.     Trải qua thời gian, khắc nghiệt của thời tiết, thiên...
Giáo xứ Đền thánh Liễu Đề nằm trên địa bàn thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Liễu Đề trước đây còn gọi là Kẻ Đề, vùng đất có dân định cư từ thế kỷ XV.     Ngược dòng lịch sử, tín hữu nơi đây đã được đón nhận Tin mừng từ thời các cha Dòng Tên, nhưng chỉ đến khi các cha Dòng Đaminh đặt chân đến Cát Vàng (Cát Điền, giáo họ Cát Điền), cách xứ Liễu Đề khoảng 3 km để giảng đạo, từ đó hạt giống Tin mừng mới trổ sinh...
Giáo xứ Âm Sa cách tỉnh lộ 3km về phía Tây nam và cách giáo xứ Lạc Đạo 6 km về phía Tây Nam.     Trước kia, mảnh đất nơi đây là một bãi bồi có tên là Đồng Cồn. Tiền nhân là người gốc xứ Quần Liêu. Hai cố: Đaminh Đinh Văn Nhượng và cố Đaminh Nguyễn Văn Chi đưa con cháu đến khai phá và lập ấp, dần dần dân nhập cư sinh sống mỗi ngày thêm đông và mở rộng địa bàn hơn trở thành khu giáo Đồng Cồn. Năm 1905 giáo khu được chia thành 4 giáo giáp: Giáp Phú, Giáp...
(Thông tin của Nhà thờ Giáo xứ Phú Thọ đang còn thiếu, vì vậy chúng tôi chưa cập nhật được thông tin như các bài khác. Rất mong quý vị gần xa giúp đỡ dữ liệu để chúng tôi hoàn thiện bài giới thiệu về Nhà thờ này, giúp cho mọi người quan tâm có đầy đủ thông tin).
Giáo xứ Liên Thủy vốn là xứ đạo lâu đời dưới sự coi sóc của Dòng Tên, rồi sau mới về Dòng Đa Minh. Trung Linh khi trước cũng thuộc về xứ Liên Thủy, cho nên quen gọi là “Ngũ Xã”. Thuở xưa, giáo xứ Liên Thủy có tên gọi là “Lục Thủy Hạ”.     Vào khoảng năm 1670, nhờ sự giúp đỡ của các thừa sai, giáo dân đã cùng nhau góp công, góp của để xây dựng Nhà thờ và giáo xứ Liên Thủy được thành lập từ đây. Trước đó, Liên Thủy là giáo họ trực thuộc giáo...
Giáo xứ Giáp Nam thuộc giáo phận Bùi Chu nằm trên địa bàn xã Hải Phương và Hải Hậu, tỉnh Nam Định.     Giáo xứ có lịch sử rất lâu đời, năm 1720, giáo họ tiên khởi được thành lập và thuộc xứ Quần Phương.     Ngôi Nhà thờ giáo họ đầu tiên được xây dựng năm Đinh Dậu, tức năm 1897. Đến năm 1938, giáo dân của giáo họ đã tăng lên nhiều nên Giáo phận đã ban sắc nâng họ đạo lên hàng Giáo xứ. Năm 1962, giáo xứ xây dựng cây tháp phía Nam cuối Nhà thờ. Năm...
Xương Điền trước đây gọi là Cồn Xôm hay Cồn Cỏ nằm trên dải đất Quần Anh hạ giữa sông Trà Lũ và sông Ninh, trước đây là một cồn cát rộng lớn do cát biển bồi lên.     Khi rao giảng Tin Mừng tại miền Bắc Việt, các cha thừa sai cứ đi theo ven biển để giảng đạo. Vì thế, Xương Điền đón nhận Tin Mừng từ rất sớm, có thể là năm 1627- trên đường Cha Đắc Lộ đi giảng từ Ba Làng đến Thăng Long.     Theo tư liệu để lại của cha Đa Minh Khanh – Chánh...
Theo lược sử của Giáo xứ ghi lại thì đầu thế kỷ thứ 17, dân các nơi về đây khai khẩn lập ấp. Khi các đấng thừa sai đến vùng đất này, các ngài đã cùng những giáo dân xây cất Nhà thờ.     Giáo họ An Phú được thành lập và thuộc Giáo xứ Quần Cống. Giáo họ đã nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng. Khoảng năm 1725, giáo họ An Phú được tách ra làm hai giáo họ là An Phú Nội và An Phú Thổ thuộc xứ Quần Cống.     Thời kỳ này, giáo họ được các cha Dòng...
Từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 các tín hữu vùng Phú Nhai đã tìm đến vùng đất mà nay thuộc xã Nghĩa Phong, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định khai khẩn đất hoang làm lúa hai vụ.     Trên vùng đất này, năm 1924 giáo họ Nam Thọ được thành lập, năm 1928 đổi tên thành họ Lạc Nam. Tên gọi này được dùng mãi cho tới khi Đức giám mục giáo phận quyết định nâng giáo họ lên thành chuẩn xứ gọi là Lạc Hồng với 1300 nhân danh của 300 gia đình Công giáo.     Tuy...
Xuân Đài đầu thế kỷ 20 chỉ là một vùng đất hoang phu, hàng năm được bồi đắp phù xa, đồng lau sậy và cỏ dại.     Đến năm 1914 Tòa giám mục Bùi Chu cử cha Giáo Khoa đang là chính giáo phận về khởi quai đắp đồng điền, nhằm chinh phục vùng đất hoang vu này, mang lại tiềm năng và sức sống cho con người. Khi việc khai khẩn thành công, giáo dân từ các nơi về đây định cư sinh sống, rồi hạt giống được đưa vào lòng đất, trải qua thời gian có sức lực con người,...
Lạc Đạo khi xưa được hình thành từ hai con sông: sông Ninh Cơ và sông Đáy, đã tạo nên một bãi bồi lấn dần ra biển.     Theo lược sử, Lạc Đạo có thể đã được đón nhận Tin mừng từ năm 1771. Thành lập giáo họ trước năm 1871. Nhận Thánh bổn mạng là Trái Tim Chúa Giêsu, Nhà thờ bằng gỗ đã rỡ bỏ năm 1968, tượng Trái Tim hiện vẫn còn tại giáo xứ. Nhà thờ Đức Mẹ Rosa xây dựng năm 1871 được trùng tu năm 1942 dưới sự hướng dẫn của cha Hà Đức Toán.Theo...
Khoảng thế kỷ 13, vùng đất Bách Tính đã có dân từ các làng lân cận đến khai khẩn lập ấp.     Năm 1635, các tu sỹ dòng Tên đến giới thiệu Tin Mừng Đức Kitô với người dân Bách Tính và nhiều người đón nhận cùng sống Tin Mừng. Do sức phát triển mạnh của vùng truyền giáo và do nhu cầu mục vụ cho giáo hữu, Đức Cha Gioan De San Ta Cruz Thập nâng Bách Tính lên hàng Giáo xứ từ năm 1720.     Nhân dịp đức cha Thánh Y Igna Tiô Delgado kinh lược các giáo xứ trong giáo...
Hải Nhuận còn có tên gọi khác là Văn Tập, thế kỷ 16 dân cư từ Quần Cống, Phú Nhai, Kính Danh… đã tới vùng đất này khai khẩn lập ấp.     Năm 1860, họ Văn Tập được thành lập và được ban sắc Mân Côi, họ Văn Tập thuộc xứ Quần Phương với bổn mạng Chúa Kitô Vua vũ trụ. Quần Phương là giáo xứ lớn, các giáo xứ khác đã tách ra thành giáo xứ như Hai Giáp, Triệu Thông, Giáp Nam… Đến năm 1937 đã tách các họ Văn Tập, Tam Quang, Hà Lạn, Phú Hải, Trùng Quang, Xuân...
Quần Phương thuộc Quần Anh, là một trong 3 nơi đầu tiên ở Việt Nam được tiếp nhận ánh sáng Tin Mừng:"Đời Lê Trang Tông, tháng 3 năm Nguyên Hòa thứ nhất (1533), vị thừa sai I-ni-khu lén vào truyền bá Đạo Kitô ở làng Ninh Cường và Quần Anh thuộc huyện Nam Chân và làng Trà Lũ thuộc huyện Giao thủy ngày nay”.     Năm 1627, giáo xứ Quần Phương được thiết lập. Đây là một trong những giáo xứ kỳ cựu nhất của Giáo phận Bùi Chu (có những tài liệu cho rằng, giáo xứ Quần...
Giáo xứ Thạch Bi nằm trên địa bàn xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, dọc tỉnh lộ 55. Giáo xứ Thạc Bi trải rộng trên địa bàn hai huyện Nam Trực và Nghĩa Hưng.     Từ thế kỷ XVII, dân từ các vùng đến lập ấp và xây dựng cuộc sống tại mảnh đất này. Khi cuộc sống của họ đã đi vào ổn định cùng với sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng khiến cho nhu cầu về đời sống Đức tin trở nên cần thiết. Chính vì thế, được phép của bề trên và sự đóng...
Ngoại Đông cùng dải đất với Nam Trực và Thạch Bi, giáo dân đến vùng này để sinh cơ lập nhiệp từ khoảng thế kỷ XV-XVII, khi nhận thấy giáo dân tăng nhanh, bề trên tỉnh dòng Tên và Hội thừa sai Pari đã xin bề trên giáo phận cho phép thành lạp giáo họ Ngoại Đông và thuộc xứ Thạch Bi.     Nhà thờ xứ Ngoại Đông xây dựng khoảng năm 1890, sau hơn 8 năm thì hoàn thành. Trải qua, thời gian mưa nắng gió bão Nhà thờ bị xuống cấp trầm trọng, Giáo phận đã cho phép hạ...
Lã Điền là vùng dất nằm ven song Hồng và dân tới đây khai hoang lập ấp vào khoảng thế kỷ XVI. Phần đất Lã Điền vô cùng màu mỡ và thuận lợi cho nông nghiệp. Theo các cụ trong làng kể lại thì không ai biết địa danh Lã Điền có từ bao giờ cả, theo suy đoán thì một số dân cho rằng do các vị thừa sai đặt cho, phần khác lại bảo là do Vua ban…Lã Điền là vùng truyền giáo của hội thừa sai Pari và Dòng thuyết giảng Đaminh phụ trách coi sóc và truyền giáo. Khi các ngài nhận...
Nhà thờ Giáo họ Đức Bà thuộc giáo xứ Đền Thánh Kiên Lao, thuộc Giáo phận Bùi Chu có thiết kế phong cách châu Âu tuyệt đẹp.     Đức Cha Giáo phận đã dâng lễ đặt viên đá góc đầu tiên để xây dựng ngôi Thánh đường Đức Bà vào đúng ngày lễ Truyền tin, 25 tháng 3 năm 2010.     Sau 5 năm xây dựng, ngày 16 tháng 11 năm 2015 ngôi Thánh đường đã khánh thành. Trong ngày lễ trọng đại này của giáo họ, Đức giám mục Giáo phận đã long trọng tổ chức lễ khánh thành...
Triệu Thông cùng dải đất với Quần Phương, dân từ các vùng Quần Phương, Kiên Lao, Hành Thiện và một số nơi lân cận tới khai hoang lập ấp khoảng những năm 1750. Tín hữu đón nhận Tin Mừng năm 1760. Năm 1803 được phép của bề trên, giáo dân cùng nhau góp công của xây dựng Nhà thờ và giáo họ Triệu Thông được thành lập thuộc giáo xứ Quần Phương     Do nhu cầu mục vụ ngày càng gia tăng và giáo dân ngày một thêm đông, năm 1936 Giáo phận đã tách các họ Triệu Thông,...
Nhà thờ Giáo họ Đông Cường là một trong số ít Nhà thờ được tạo dựng bằng kết cấu gỗ từ thời Pháp thuộc.     Nhà thờ gỗ được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Nam Định. Đông Cường là Nhà thờ gỗ không dùng đinh ở Nam Định, được xây dựng hoàn toàn bằng phương pháp thủ công của các nghệ nhân tài hoa.      Nội thất được làm hoàn toàn bằng gỗ quý, các họa tiết được chạm khắc tinh xảo,...
Năm thứ II, đời vua Đồng Khánh (năm 1886), các Cụ trong làng đã đệ trình lên Đức Cha cố Giám mục Venceslao Thuận (giám mục địa phận Trung) về việc khai hoang, lập ấp. Đức Cha đã nhận lời và phái Thầy Bốn Quế để khảo sát hiện thực trong ấp. Đức Cha đã ban cho Ấp 3.070 quan tiền kêu gọi toàn giáo dân hội tụ về lập Ấp, củng cố đê điều và xây dựng ngôi Thánh đường để có nơi cầu nguyện.     Giáo họ được thành lập lấy tên là Sa Châu thuộc xứ Đại...
Vùng đất Tương Nam trước đây còn gọi là Tương Đông, cùng dải đất với Trung Lao và Bách Tính. Khoảng thế kỷ XIII có dân từ Huế, Thanh Hóa, Ninh Bình, Phố Hiến, Hà Nội và các xã lân cận tới Tương Nam khai khẩn lập ấp. Đến khoảng năm 1640, các cha dòng Tên tới giới thiệu Tin mừng và nhiều người đã đón nhận. Khoảng năm 1670 giáo họ Tương Đông được thành lập, đến năm 1720 thuộc xứ Bách Tính.     Năm 1901, Giáo phận ban sắc thành lập xứ, tách giáo họ Tương...
Giáo xứ Thánh Mẫu, nguyên trước đây chỉ là một Giáo họ trực thuộc giáo xứ Quần Cống. Năm 1996, vào ngày Lễ Đức Mẹ Mân Côi, Tòa Giám mục đã nâng Giáo họ lên hàng Cộng Đoàn và một thời gian sau, lên hàng Giáo xứ.     Ngôi nhà thờ chính xứ hiện nay được khánh thành vào ngày 4 tháng 1 năm 1999, sau khoảng ba năm xây dựng. Ngôi Thánh đường có chiều dài 45m, rộng 18m và cao 17m, nổi bật là hai ngọn tháp cao khoảng 45m, từ xa hàng chục cây số đã trông thấy rõ ràng.     Được...
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 18, dân làng ven biển bãi dâu quay đê lấn biển và các cụ đã lập làng lấy tên là Tang Dâu (Tang Điền ngày nay). Các vị tiền nhân đã xây dựng Nhà thờ để tạ ơn Thiên Chúa đầu tiên với chiều dài 30m rộng 10m, cao 8m, lợp cỏ và nhận Thánh Tôma tông đồ làm quan thầy và trực thuộc giáo xứ Tang Điền.     Năm 1835, số giáo dân đã tăng lên trong họ nên đã xin với bề trên địa phận làm Nhà thờ lớn hơn với chiều dài 40m, rộng 14.7m, cao 14m....
Giáo họ Tây Mỹ, Giáo xứ Ninh Mỹ đã long trọng tổ chức khánh thành ngôi Nhà thờ mới sau 4 năm xây dựng vào Chúa Nhật, 3 tháng 11 năm 2019. Đây là Nhà thờ đầu tiên của giáo họ được xây dựng sau khi giáo họ được thành lập năm 1948.     Nhà thờ giáo họ Tây Mỹ được xây dựng theo kiến trúc cổ. Vật liệu được đưa vào xây dựng chủ yếu là gỗ và đá: cột gỗ, tường gỗ, cửa gỗ, mái gỗ – ngói, bức tường chính diện cuối Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng...
Nhìn lại lịch sử giáo xứ Ninh Mỹ, vào năm 1820 các bậc tiền nhân từ Ninh Cường và các làng lân cận tới Ninh Mỹ khai khẩn, lập ấp. Và đến năm 1937, Ninh Mỹ được nâng lên hàng giáo xứ.     Ngôi thánh đường cũ được xây dựng năm 1897, trải qua hơn 100 năm mưa bão, đã xuống cấp trầm trọng và đã trở nên quá nhỏ bé so với số giáo dân hiện nay. Vì thế, được sự cho phép của Giáo phận, Giáo xứ đã được khởi công ngôi Thánh đường mới. Ngày 10 tháng 12 năm...
Pháo, được thành lập khoảng năm 1838 – 1845, quan thầy là Đức Mẹ Mân Côi với sắc phong năm 1881.     Số giáo dân ban đầu khoảng 40 người. Năm 1939, giáo họ Nam Đường Thượng tách khỏi xứ Phạm Pháo và sát nhập vào giáo xứ Hai Giáp. Năm 1997, giáo họ này được nâng lên hàng giáo xứ với danh hiệu là giáo xứ Nam Đường.     Nhà thờ đầu tiên của Giáo xứ tước hiệu Quan thầy là Đức Mẹ Mân Côi được xây dựng vào năm 1881, tái thiết lần 1 năm 1957. Sau một...
Tân Bơn, người ta quen gọi là mảnh đất mới, vì trước kia khu đất này là bãi bồi do phù sa sông Ninh (sông Lác), sông Đáy và cát biển bồi lên thành một bãi lớn, nhìn tổng thể giống như con cá Bơn. Các thầy địa lý gọi đó là Tân Bơn, con Bơn mới. Các bậc tiền bối thấy bãi bồi này có thể ở được nên từ huyện Nam Chân (Nam Trực, Trực Ninh ngày nay) đã đến đây khai khẩn lập ấp, dựng nhà. Phần đa các vị là bổn đạo gồm các dòng họ Nguyễn, Trần, Lê, Phan, Đỗ,...
Vào đầu thế kỉ XVII, Đại Đồng khi ấy còn là một miền đất bồi hoang vu với nhiều bãi lau sậy miền ven biển và hạ lưu của sông Hồng. Khoảng đầu thế kỉ XIX, cư dân từ các xứ hú Nhai (Huyện Xuân Trường bây giờ), Quần Cống; Sa Châu; Lục Thủy;Tương Nam, Bách Tính, xứ Mèn (thuộc giáo phận Thái Bình)... Tới đây khai hoang lập ấp. Được các bề trên khích lệ, các tín hữu Công Giáo nơi đây quy tụ lại lập thành một họ Đạo, lấy tên là giáo họ Đại Đồng và nhận...
Năm 1847 (năm Tự Đức thứ nhất) giáo họ xây dựng ngôi Nhà thờ đầu tiên bằng gỗ lợp lá gồi, trên khu thổ cũ các Nhà thờ hiện này khoảng 60m về phía bắc. Mặc dù trải qua nhiều năm khó khăn trong thời kỳ bách hại, Nhà thờ vẫn đứng vững suốt 53 năm từ năm 1847 đến 1900.     Năm 1945, giáo họ lại xây dựng ngôi Nhà thờ thứ hai bằng gỗ lim to lớn hơn, các cột kèo được trạm trổ tinh vi, khu nội tự được chuyển về đó cho tới nay. Trải qua 110 năm tồn tại Nhà...
Khoảng năm 1827, dân từ các vùng lân cận tới vùng đất Đài Môn khai khẩn, lập ấp. Trong đó có nhiều gia đình Công giáo, nên họ cùng nhau giữ đạo và canh tác.     Năm 1906, giáo họ Đài Môn được thành lập, nhận Thánh Phêrô làm quan thầy và thuộc về giáo xứ Quỹ Nhất, rồi chuyển về giáo xứ Đồng Nghĩa. Năm 1947, Giáo phận nâng giáo họ Đài Môn lên xứ Tùy. Năm 1951, Giáo phận ban Sắc nâng lên thành Giáo xứ Đài Môn, nhận Thánh Phêrô làm quan thầy. Cũng từ đó, giáo...
Cái tên "Làng Hóp" đã có từ xa xưa, đến năm 1763 (thời Cảnh Hưng thứ 15) đổi thành Làng Báo Đáp cho đến ngày nay.     Năm 1706, Hạt Giống Tin Mừng đã được gieo trên mảnh đất này do cha chính Thập-Juan de Sta Cruz và Cha Lezzlio Cao. Lúc đó, một nhà nguyện nhỏ được dựng tạm ở xóm 10 hiện nay.Cuối thế kỷ 18, thời vua Tự Đức cấm đạo, Nhà thờ mang tước hiệu ‘Nhà Thờ Đức Bà Rosa Báo Đáp’; đến năm 1861 bị triệt phá hoàn toàn.     Năm 1902 (Nhâm Dần Thành...
Đồng Liêu cùng dải đất với Giáo Lạc, do dân từ các vùng Tương Nam, Quần Phương, Liên Thủy và vùng lân cận tới lập ấp khoảng năm 1850. Lúc đầu, Đồng Liêu là một họ lẻ thuộc Giáo xứ Quần Liêu, mang tên là Giáo họ 19, thành lập năm 1887.     Năm 1936, Giáo xứ Đồng Liêu được thành lập gồm ba giáo họ Đồng Liêu, Đồng Lợi, Đồng Nhân và nhận Thánh Phêrô làm quan thầy. Ngôi Nhà thờ đầu tiên của Giáo họ bằng gỗ 5 gian lợp rạ, xây dựng năm 1893. Năm 1927, ngôi...
Nam Hưng cùng dải đất với Bách Tính. Cuối thế kỷ XVI, dân từ các xã lân cận tới Nam Hưng khai khẩn lập ấp, trong đó có nhiều người Công giáo.Khoảng năm 1780, khi giáo hữu ngày một thêm đông, được sự giúp đỡ của các nhà thừa sai, giáo hữu cùng nhau đóng góp công của làm Nhà thờ và giáo họ Nam Hưng được thành lập, thuộc giáo xứ Bách Tính.   Năm 1935, Giáo phận gộp ba họ: Nam Hưng, Duyên Hưng (1892)và Thượng Trang (1897) để thành lập lên Giáo xứ Nam Hưng. Giáo xứ...
An Lãng là vùng đất có dân đến cư ngụ từ thế kỷ XV, khi cha Đắc Lộ phải rời khỏi Đàng Ngoài năm 1630, thì năm 1632 tại An Lãng đã có người đón nhận Tin mừng.     Vào khoảng năm 1650, khi các giáo hữu ngày càng trở nên đông, được sự giúp đỡ của các Thừa sai, họ cùng nhau đóng góp công của làm Nhà thờ và giáo họ An Lãng được thành lập khoảng năm 1650. Ban đầu giáo họ do các cha dòng Tên chăm sóc, sau về xứ Trung Lao lại được các cha dòng Đaminh dìu dắt.Năm...
Vào những năm 1800, Liêu Ngạn lúc đó là bãi bồi, quen gọi là Con Bơn, cùng dải đất với Quần Liêu.   Năm 1820, một số người điển hình là cụ: Giuse Hưởng, Giuse Hữu, Giuse Hợp, Giuse Lộc từ làng Lang Ngạn đến lập ấp và lấy tên là làng Liêu Ngạn. Số tín hữu ngày thêm đông, đến năm 1910, bề trên Giáo phận đã ban sắc thành lập giáo họ Liêu Ngạn, thuộc xứ Quần Liêu.   Năm 1951, Giáo phận nâng giáo họ Liêu Ngạn lên hàng giáo xứ với 5 giáo họ: Nhà xứ, Tân...
Làng “Lục Phương” có tên cũ là làng “Lục Anh” cùng dải đất với giáo xứ Tứ Trùng. Khoảng năm 1820, dân từ các vùng lân cận tới làng Lục Phương khai khẩn, lập ấp, định cư.     Đến năm 1869, xét về sự phát triển vững mạnh của làng đạo, Bề Trên giáo phận là Đức cha Garcia Cezón Khang (1834-1879) đã ban Sắc đặt nhà thờ làng Lục Anh thành họ đạo thuộc về xứ Tứ Trùng và đặt Thánh Phanxicô Xaviê làm Quan thầy, gọi là Nhà thờ ông Thánh Phanxicô.     Cho...
Theo dòng lịch sử thì làng Quỹ từ năm 1851, vua Tự Đức đã cho 27 suất đinh vốn là dân gốc Quỹ Đê, Quỹ Ngoại xuống khai khẩn. Họ lấy bờ đê sông Đáy để lập nghiệp và khai khẩn dần sang phía đông. Họ chia ruộng ra thành từng đỗi hay đạc. Mỗi đỗi hay đạc có chiều ngang là 60m. Đỗi đầu tiên gọi là đỗi nhất. Có lẽ vậy mà người dân làng Quỹ ở đây gọi là Quỹ Nhất. Họ đào sông chạy dọc làng, con sông mang tên Thạch Giang và tạo ra cảnh quan đặc biệt của...
(Thông tin của Nhà thờ Giáo xứ Nghĩa Dục đang còn thiếu, vì vậy chúng tôi chưa cập nhật được thông tin như các bài khác. Rất mong quý vị gần xa giúp đỡ dữ liệu để chúng tôi hoàn thiện bài giới thiệu về Nhà thờ này, giúp cho mọi người quan tâm có đầy đủ thông tin).
Khoảng giữa thế kỷ XIX họ đạo Hà Cát được thành lập đời Đức cha Garcia Cezon thuộc xứ Mèn (nay là Giáo xứ Đông Thành Giáo phận Thái Bình)     Một biến cố khác năm 1891 tại khu vực: Đức Cha Wenceslao Onate Thuận (1884-1897) ban sắc nâng Giáo họ Đại Đồng lên thành Giáo xứ Đại Đồng. Đến năm 1916 tiếp tục có sự chia tách và hợp nhất của các đấng bề trên, họ đạo Hà Cát chính thức thuộc về Giáo xứ Đại Đồng lấy tên chính thức là Giáo họ Hà Cát.     Nhà...
Phạm Rị cùng dải đất với Phạm Pháo và Hai Giáp, vùng đất được định cư từ thế kỷ 17, dân ven sông Ninh Cơ đã chuyển lui vào vùng đất này để sinh sống. Khi bề trên thấy đã đủ điều kiện thì cho phép xây dựng nhà nguyện đầu tiên và họ Phạm Rị được thành lập thuộc Giáo xứ Phạm Pháo và nhận tước hiệu Đức Mẹ Lên Trời làm bổn mạng.     Dân Phạm Rị đa số làm nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trải qua bao đời dày công vun xới và mong hoa trái...
  Giáo họ Thanh Nhang thuộc Giáo xứ Thiện Giáo, (nằm phía hữu ngạn cửa sông Hồng thuộc địa bàn xã Giao Hương, huyện Giao Thủy) được thành lập từ năm 1886 tôn nhận Thánh Gioan Baotixita làm bổn mạng.     Ngôi Thánh đường đầu tiên được Giáo họ xây dựng vào năm 1900, ngôi Thánh đường thứ 2 xây dựng năm 1950, ngôi Thánh đường thứ 3 xây dựng năm 1982. Năm 2007, lần thứ 4 Giáo họ lại tái thiết Thánh đường.     Với sự nỗ lực rất lớn của bà con giáo dân...
Tích Tín cùng dải đất với Ninh Cường. Khoảng năm 1800, vùng đất này đã có dân từ các vùng lân cận tới khai hoang sinh cơ lập nghiệp và khi giáo dân trở nên đông được sự cho phép và đồng ý của bề trên giáo hữu cùng nhau góp công góp sức xây dựng nhà thờ đầu tiên và Giáo họ Tích Tín được thành lập thuộc Giáo xứ Ninh Cường.     Đến năm 1952 xét nhu cầu phụng vụ của giáo dân ngày một gia tăng, Đức cha Phạm Ngọc Chi tách các họ Tích Tín, Trung Đường, Tứ...
Theo kỷ yếu của Giáo phận Bùi Chu (1533-1999) thì từ hàng trăm năm trước đây dân cư từ các vùng lân cận thường trú tạm tại đây để tiện cho việc đưa hàng vào thành phố Nam Định để buôn bán. Từ năm 1865, một số giáo hữu mới chính thức định cư và lập nghiệp tại đây. Được sự giúp đỡ của bề trên giáo phận, bà con giáo dân cùng nhau xây dựng nhà thờ và cũng từ đây Giáo họ Phong Lộc được thành lập trực thuộc xứ Báo Đáp. Giáo họ đã nhận Đức Mẹ Mân...
Lác Môn là một Giáo xứ cổ kính và có bể dày lịch sử Truyền giáo. Từ thế kỷ 13 - 14, nơi đây là cửa Lạch Lác (sông Ninh Cơ) có nhiều cỏ lác, được phù sa bồi đắp đã trở nên trù phú. Dân cư các vùng đến lập ấp và lấy tên là Lác Môn.     Năm 1553, Giáo sĩ I-Ni-Khu đi bằng tàu buôn vào cửa Lạch Lác và bước chân lên đất Tam Bảo (danh cũ của Lác Môn) để Truyền giáo. Năm 1627 các Cha Thừa Sai Dòng Tên (Bồ Đào Nha) đã đến thành lập Giáo Xứ Lác Môn và lấy...
Nhà thờ Giáo họ Xuân Minh được xây dựng vào năm 1936, có tổng diện tích khoảng 3.600 m2. Nhà thờ có kiến trúc kiểu gothic dài 40 m, rộng 12 m và hai tháp chuông cao 25m.     Nhà thờ được trùng tu năm 2022 với màu sắc rất độc đáo những vẫn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu.   Bài: Sưu tầm & Biên tập