Giáo Phận Qui Nhơn
Nhà thờ Mằng Lăng là nằm trên địa phận xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên và cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc. Đây là Nhà thờ thuộc Giáo xứ Mằng Lăng, là nơi sinh của Chân phước Anrê Phú Yên, một trong những vị tử đạo bổn mạng của giới trẻ Công giáo. Với lịch sử gần 130 năm (xây dựng năm 1892), Nhà thờ Mằng Lăng được coi Nhà thờ cổ nhất tỉnh Phú Yên và là một trong những Nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam. Đây cũng là nơi lưu giữ cuốn...
Năm 1924, Giáo phận Đông Đàng Trong được đổi thành Giáo phận Quy Nhơn. Tòa Giám mục lúc này đặt ở Làng Sông, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, Nhà thờ chính tòa của giáo phận là Nhà thờ Tiểu Chủng viện Làng Sông. Nhà thờ này được Giám mục Van Camelbeke Hân khởi công xây dựng vào năm 1892 và vẫn còn tồn tại đến ngày nay.     Năm 1930, Giám mục Tardieu dời tòa Giám mục xuống Quy Nhơn. Nhà thờ giáo xứ Quy Nhơn được sử dụng như Nhà thờ chính tòa. Tuy nhiên do Nhà...
Nhà thờ Làng Sông - tiểu chủng viện Làng Sông có vẻ ngoài cổ kính, đậm chất kiến trúc Gothic châu Âu với những đường nét kiểu vòm nhọn và có nhiều cửa sổ. Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là khuôn viên Nhà thờ rộng chừng 2.000 m2 với hàng cây sao hơn 200 năm tuổi.     Ngược dòng lịch sử, cách đây gần 400 năm, Cristophoro Borri, giáo sĩ Dòng Tên người Ý đã viết trong tác phẩm Xứ Đàng Trong năm 1621 thuật lại chuyện ông được viên quan trấn phủ Quy Nhơn đón...
Tên gọi nhà thờ Nhà Đá xuất phát từ vật liệu xây dựng nên ngôi Nhà thờ, đó là đá ong. Đây là một công trình bằng đá đầu tiên của Giáo phận Đông Đàng Trong. Năm 1889, tức cách đây hơn 130 năm, Nhà thờ chính thức được khánh thành. Nay vết tích của Nhà thờ vẫn còn và tọa lạc tại thôn Đại Thuận, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.     Trải qua nhiều thăng trầm cùng với sự tác động của thời tiết, thiên tai và những sự cố rủi ro, Nhà thờ Nhà Đá...
Vào đầu thế kỷ XX, thống kê năm 1909-1910 ở tỉnh Quảng Ngãi đã có các giáo xứ: Phú Hòa, Cù Và, Bàu Gốc, Châu Me, Trung Tín. Cộng đoàn các tín hữu ở thành phố Quảng Ngãi lập thành giáo họ Tư Nghĩa và cho đến năm 1937 vẫn còn thuộc giáo xứ Phú Hòa.     Vào năm 1937, cha Phêrô Nguyễn Thanh Quí, cha sở Phú Hòa, đã dựng một Nhà thờ bằng mái tranh vách đất tại thành phố Quảng Ngãi. Năm 1941 giáo họ Tư Nghĩa được tách khỏi giáo xứ Phú Hòa, lập thành giáo xứ Quảng...
Nhà thờ Gò Dài được xây dựng từ kiến trúc gỗ của Nhà thờ Qui Nhơn.     Ngôi Nhà thờ được cha Louis Célestin Vallet, quản lý nhà chung, xây dựng năm 1903 để đáp ứng nhu cầu mục vụ cho một số tín hữu người Việt và người Pháp đang sinh sống và làm việc tại Qui Nhơn, đó là họ đạo Qui Nhơn trực thuộc địa sở Làng Sông, nay là giáo xứ Tân Dinh. Năm 1905, Qui Nhơn được lập thành địa sở và ngôi Nhà thờ ấy trở thành Nhà thờ địa sở, tọa lạc tại khuôn viên...
  Mảnh đất Nam Bình được đón nhận tin mừng từ rất sớm, vào đầu thế kỷ thứ 17 nhưng nhà thờ Nam Bình như ngày nay được khởi công vào khoảng năm 1915 và hoàn thành năm 1918.     Công trình theo kiến trúc Gothique, nói được là vĩ đại vào thời bấy giờ, với hai hàng cột bằng gỗ lớn và cao, trần nhà đan bằng tre theo kiểu Ogival-gothique. Nhà thờ có hai tháp cao, tháp phía Đông ngày nay còn hai chuông, chuông lớn do ông Thông Nhơn dâng tặng, chuông nhỏ hơn do cha Dubulle Phương...
Nhà thờ Giáo xứ Tuy Hòa được xây dựng năm 1960, với diện tích ban đầu là 1.004,5 m2, tháp chuông cao 47m, bao gồm các công trình nhà vuông, trường Đặng Đức Tuấn, trường Thánh Giuse, cô nhi viện…     Sau năm 1975, các cơ sở giáo dục được chuyển giao cho Nhà nước, chỉ còn lại nhà thờ Tuy Hòa.     Trải qua dòng thời gian nửa thế kỷ, trải qua bao cảnh vật đổi sao dời, nhà thờ Tuy Hòa với dáng đứng sừng sững hiên ngang trơ gan cùng tuế nguyệt.     Tháp chuông...
Ghềnh Ráng được khởi sự trong một cuộc rước Đức Mẹ hôm mùng 2 Tết năm 1958.     Theo hồi ký của cha Giuse Phạm Châu Diên, người gốc Bùi Chu, giáo sư dạy lớp tu muộn do Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục Qui Nhơn, qui tụ tại Đại Chủng viện Qui Nhơn, nay là cơ sở thư viện của Đại học Qui Nhơn, cách Ghềnh Ráng hơn 1 cây số, thường xuyên đến đây thăm viếng dân làng và truyền giáo. Thôn Xuân Vân ngày đó, lèo tèo ba bốn chục nóc nhà tranh rải rác dưới...