Giáo Phận Nha Trang
Nhà thờ Đá hay còn gọi là Nhà Thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ chính tòa Kitô Vua) là một Nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang), Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá), Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông), nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ).     Nhà thờ được cha sứ...
Cách đây gần 300 năm, cho thấy giáo xứ Cây Vông là một trong các giáo xứ kỳ cựu nhất của vùng Nha Trang, được hình thành cùng một thời gian với Hà Dừa, Bình Cang. Thánh đường và khu vườn của Nhà Gai là do Cố Giám Mục Tilopolis và các Linh mục thừa sai người Pháp cùng với sự đóng góp của giáo dân đã mua từ những năm 1730. Nhà Gai, Hà Gai, Nà Gai hay Lò Gai nằm trên khu đất tục danh xứ Tiên Hương, thuộc thôn Phú cốt trên bờ tả ngạn sông cái, xây mặt vào núi Hòn Ngang....
Khoảng vào năm 1664, một nhóm giáo dân từ Bình Định, Phú Yên vào lập nghiệp tại Bình Thuận Bắc (nay là Ninh Thuận). Họ khai hoang trên bờ Sông Dinh và đặt tên nơi ấy là “Dinh Thủy”. Họ tự lực cánh sinh phần xác cũng như phần hồn, họ dựng lên một nhà nguyện mái tranh vách đất, để sáng chiều họp nhau đọc kinh, cầu nguyện.     Đến năm 1882 (218 năm sau), Linh Mục thừa sai Gonzagne Villaume (Cố Đề) mới thành lập giáo xứ có tên gọi là Tấn Tài, dù vậy cái tên “Dinh...
Nằm tại thị Trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang 60 km, Nhà thờ Vạn Giã là một Nhà thờ có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp ở khu vực Nam Trung Bộ.     Theo sử sách, Nhà thờ cổ này được xây dựng từ năm 1918 đến năm 1920. Trực tiếp điều hành việc xây dựng là một nhóm kiến trúc sư người Pháp.     Lúc mới khánh thành, Nhà thờ Vạn Giã mang kiến trúc Gothic cách điệu và tân kỳ, được xem là một trong những công trình xây dựng...
Nhà Thờ Khiết Tâm đầu tiên được xây dựng tạm, mở cửa ngày 10 tháng 11 năm 1956 với số giáo dân khoảng trên 500 người. Năm 1958, Nhà Thờ được sữa sang, mở rộng thêm.     Sau một thời gian, Nhà thờ Khiết Tâm bị hư hỏng cần phải xây dựng lại. Công cuộc tái thiết được khởi công từ tháng 4 năm 1971 và tới tháng 7 năm 1971 thì hoàn thành. Nhà thờ mới dài 32 mét, cao 5 mét, rộng 12 mét, tường xây gạch và mái lợp tôn với tháp chuông cao 15 mét.     Sau nhiều năm...
Nhà thờ Giáo xứ Hà Dừa hiện nay phía Ðông giáp Giáo xứ Bình Cang (Ngã Ba Cải lộ tuyến, ranh giới Xã Diên Toàn). Tây giáp Giáo xứ Ðất Sét (Huyện Khánh Vĩnh). Nam giáp Giáo xứ Cư Thịnh (Cầu Lùng) và Giáo xứ Ðồng Hộ (Cầu Ông Ðường). Bắc giáp Giáo xứ Cây Vông (Sông Cái) và Giáo xứ Ðồng Dài.     Theo tài liệu lịch sử "Histore de la mission de cochinchine" (1958-1823) thì Giáo xứ Hà Dừa có trước năm 1740 vì ở trang 131 ghi như sau: Visitatio Ecclesiae in Pago HA DUA (21.09.1740) Hace...
Trước kia, Giáo xứ Tân Hội là giáo họ Láng Mun, thuộc Giáo xứ Dinh Thủy-Tấn Tài. Vào những năm 1870 - 1880, có một số giáo dân từ Quảng Nam-Quảng Ngãi-Bình Định-Phú Yên vào lập nghiệp tại Đài Sơn (Láng Mun Trong) và Tân Hội (Láng Mun Ngoài). Họ cất một nhà nguyện tại Đài Sơn.     Năm 1884, phong trào Văn Thân nổi lên, nhà nguyện bị đốt phá, giáo dân một số tử vì đạo, một số ẩn náu tại nhà bà con bên lương ở các làng lân cận, một số khác đi theo Cha Quản...
Giáo xứ Phan Rang nằm ngay trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Trước năm 1963, Giáo xứ Phan Rang được chính thức thành lập tại trung tâm Thị xã Phan Rang và kiêm nhiệm ba Giáo họ Phước Đức, Mỹ Đức và Tấn Lợi.     Tháng 9 năm 1966, Tòa Giám Mục Nha Trang thành lập Giáo xứ mới, Giáo xứ Cầu Bảo, bao gồm hai Giáo họ Phước Đức và Mỹ Đức.     Ngày 2 tháng 9 năm 1962, Đức Cố Giám Mục giáo phận cử hành nghi lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà Thờ và Thánh...
Vào năm 1955, người dân rời quê hương Ba Làng (Thanh Hóa ) của mình để vào Nam, cập bến Sài Gòn về tạm trú ở Ba Ðèo (Định Tường) hay ở Xuân Trường (Thủ Đức). Sau đó, ngày 20 tháng 4 năm 1955, họ được đưa đến xóm Ðầm Phan Thiết. Đây chưa phải là “đất hứa”, vì thế, chiều 20 tháng 7 năm 1955, hơn 1000 người di cư Ba Làng được đưa ra Nha Trang, về địa điểm “Chuồng Dê” (tức Thanh Hải ngày nay) để tạm trú. Họ lấy tên cũ Ba Làng mà đặt tên cho quê hương mới,...
Giáo xứ Gò Ðền được thành lập cùng một lúc với họ Gò Thao vào khoảng 1909 do Cố Kim (R.P.Geoffroy). Vị sáng lập đầu tiên. Giáo dân thời đó kể cả Gò Thao gồm khoảng 170 người. Tại Gò Ðền lúc đó, chỉ có một nhà nguyện bằng vách đất lợp tranh. Nhưng tại Gò Thao thì có một ngôi nhà thờ được xây cất vào năm 1928 và đến năm 1932 đã bị trận bão tàn phá và không được tái thiết.     Năm 1919, ngôi Thánh đường đầu tiên của họ Gò Ðền được thành lập, nhưng...
Nhà thờ Giáo xứ Phước Thiện được xây dựng năm 1942. Nhìn qua vẻ bình yên của ngôi Thánh đường này, có lẽ không nhiều người biết rằng, ẩn giấu trong đó có rất nhiều câu chuyện buồn, đẫm nước mắt và cả máu của những người thường dân mộ đạo ngày xưa. Nhà thờ Phước Thiện luôn gắn liền với những mẫu người mộ đạo, những tấm gương hy sinh vì giữ đạo ở thuở trước, phải chịu roi đòn, chịu hy sinh tính mạng vì con đường mình đã chọn. Nhà thờ cũng...
Nhà thờ giáo xứ Đá Hàn được xây dựng và khánh thành năm 1850, tước hiệu Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Và đây, là ngôi nhà thờ xưa nhất còn lại ở Việt Nam một cách nguyên vẹn.     Theo truyền khẩu, năm 1848, vua Tự Đức ra chỉ dụ cấm đạo nên một số giáo dân của địa phận Đông Đàng Trong (Qui Nhơn ngày nay) đã rời quê hương tìm một nơi chốn bình yên để phụng sự Chúa và gìn giữ đức tin. Cuộc hành trình ngày đi, đêm nghỉ, chỉ dám đi trên những con đường...