Giáo Phận Xuân Lộc
Nhà thờ chính tòa Xuân Lộc (còn được gọi là Nhà thờ Chúa Giêsu Vua) được khởi công xây dựng ngày 2/2/1963, khánh thành ngày 22/12/1966.Kích thước 55m x 18m x 17m, Thánh giá 24m và tháp chuông cao 44m. Nhà thờ được xây dựng theo kiểu Gothique với 2 dãy cột chắc chắn, sừng sững đỡ mái vòm hình tháp được gắn chặt trên các khung bê tông cốt thép hướng lên trời cao, uy nghi và lộng lẫy.   Từ ngày 14.10.1965 khi giáo phận Xuân Lộc được thành lập, nhà thờ Giáo xứ Chính Tòa...
  Tọa lạc tại ấp Vĩnh Hiệp, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, Nhà thờ Tân Triều xây dựng từ năm 1778, nghĩa là có trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn gần 100 năm! (nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xây dựng xong năm 1865) được xem làm một trong những Nhà thờ cổ nhất miền Nam có niên đại hơn 100 năm tuổi.     Điều đặc biệt ở Nhà thờ Tân Triều chính là có một Thánh tích vô giá đối với những người Công giáo, đó là tượng Chúa Giêsu trên Thập giá có gắn với...
Đi theo Quốc lộ 20, ở km số 04 (hướng từ Ngã tư Dầu Giây đi Đà Lạt). Đó chính là Ngôi thánh đường của Giáo xứ Hưng Bình , hạt Gia Kiệm Giáo Phận Xuân Lộc. Thuộc Huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.     Trước năm 1963, ở thung lũng này vẫn còn là một vùng đất rất hoang sơ, chỉ có một vài gia đình Công Giáo di cư gốc Sài Quất (địa phận Thái Bình), và dăm gia đình lương dân gốc Nam Bộ đến khai hoang làm rẫy.     Đầu năm 1965, do hoàn cảnh chiến tranh cha Đaminh Đặng...
Tượng Đức Mẹ Maria hay còn gọi là Tượng Đức Mẹ Núi Cúi, được xây dựng tại Trung tâm hành hương Núi Cúi, xã Gia Tân 1, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.     Công trình tượng Đức Mẹ được khởi công xây dựng vào ngày 15 tháng 8 năm 2018 và đã mở cửa đón khách hành hương từ mùng 2 Tết Nhâm Dần 2022. Nơi này đến nay là một trong những trung tâm hành hương lớn nhất Việt Nam, riêng khu vực quảng trường có sức chứa 100.000 người. Trung tâm hành hương có nhiều hạng...
Giáo xứ Hà Nội được hình thành từ năm 1954, khi một số giáo dân dưới sự hướng dẫn của cha Phanxicô Xaviê Vũ Kim Loan di cư đến xã Hố Nai, quận Ðức Tu, tỉnh Biên Hòa sinh sống và thành lập Giáo xứ Hà Nội - nay thuộc khu phố 5, phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, Ðồng Nai.     Hố Nai ngày ấy hoang vu, cây cối um tùm và còn cả thú dữ. Người dân ủi đất lấy chỗ ở và dựng tạm một ngôi nhà nguyện vách gỗ đơn sơ với kích thước 6m x 12m để làm nơi dâng lễ...
Nhà thờ giáo xứ Thái Hiệp được xây dựng lần đầu tại phường Tân Phong, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai năm 1969 và giáo xứ nhận Đức Maria Mẹ Thiên Chúa làm bổn mạng.     Năm 1954, khoảng 200 giáo dân gốc Giáo phận Thái Bình đến định cư tại ấp Tân Hiệp, xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa và lập nên giáo điểm. Thời gian đầu, giáo dân tại giáo điểm này sinh hoạt tôn giáo tại Nhà thờ Tân Hải (Thuận Hòa). Vì số giáo dân di cư về ấp Tân Hiệp...
Năm 1861, một số giáo dân quy tụ tại khu đất gần chợ Biên Hòa ngày nay và hình thành Giáo điểm truyền giáo.     Hai năm sau, Giáo xứ Biên Hòa được thành lập và Cha Creuse (Cha Nhiệm) được bổ nhiệm làm chánh xứ tiên khởi. Cùng năm, Cha Nhiệm và cộng đoàn Biên Hòa dựng một Nhà thờ nhỏ gần bờ sông Đồng Nai để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Về sau, chính quyền Pháp lấy khu đất đó để xây tòa hành chinh và đổi cho Giáo xứ một khu đất khác phía bên trong là vị...
Năm 1939, Cha Vaquier – người Pháp mộ dân từ miền Bắc về đồn điền cao su Trảng Bom lập nghiệp. Một năm sau, Giáo điểm Vườn Ngô được thành lập với khoảng 300 giáo dân, phần lớn những giáo dân này là người Phát Diệm. Năm 1941, Cha Nguyễn Đình Điểu cùng với giáo dân nơi đây xây dựng Nhà thờ Vườn Ngô bằng gạch và lợp ngói để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Chín năm sau, Giáo điểm Vườn Ngô được nâng lên thành Giáo xứ.     Nhà thờ lúc này chỉ là một...
Năm 1954, có khoảng 1.200 giáo Phát Diệm dân di cư vào lập nghiệp tại cây số 79 quốc lộ 20, xã Gia Tân, huyện Kiệm Tân, tỉnh Long Khánh. Tại đây, cộng đoàn Phúc Nhạc đã dựng ngôi Nhà thờ tạm đầu tiên bằng vải bạt làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Một năm sau, cộng đoàn Giáo xứ Phúc Nhạc chính thức được công nhận và dựng Nhà thờ thứ hai bằng gỗ, mái lá.     Năm 1958, cộng đoàn đã dựng Nhà thờ thứ ba bằng gỗ, mái tôn. Đến năm 1963, cộng đoàn lại khởi...
Năm 1979, nơi đây mới có khoảng 300 giáo dân từ khắp nơi, đa số là dân miền Trung (Huế, Quảng Trị) đến làm công nhân cho Đội II nông trường cao su Ông Quế. Năm 1981, cộng đoàn dựng một nhà nguyện tạm trên phần đất do giáo dân dâng tặng để làm nơi đọc kinh và cầu nguyện. Thời gian này, giáo dân phải ra Giáo xứ Cẩm Tân tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích.     Năm 1983, cộng đoàn nơi đây được nâng lên thành Giáo họ Mông Triệu. Năm 1987, sau khi trả lại...
Đồn điền cao su Suzannah được khởi công xây dựng khoảng đầu năm 1900 trên vùng đất Dầu Giây. Nơi đây đã thu hút nhiều công nhân cao su thuộc các tỉnh: Quảng Trị, Bình Định, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Trong số các công nhân cao su này có khoảng 300 người công giáo.     Năm 1905, Cha R. P. Artif thuộc Hội Thừa Sai Paris (M.E.P) đã đến đây lập nên một họ đạo nhỏ với một nhà nguyện được xây bằng đá để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Một năm sau, Nhà thờ Giáo xứ...
Năm 1954, Cha Đaminh Phạm Khắc Hiếu dẫn 50 gia đình công giáo đến lập nghiệp tại khu vực suối Máu, Hố Nai, cách trung tâm tỉnh Biên Hòa 6 cây số và thành lập ra Giáo xứ Gia Cốc.    Giáo xứ Gia Cốc có diện tích rộng 2,5 cây số vuông. Đông giáp xứ Ba Đông, Kim Bích, Tây giáp xứ Thái Hiệp, Xuân Hòa, Nam giáp xứ Gia Viên, Bắc giáp xứ Thái An.   Thánh bổn mạng Giáo xứ là: Đức Mẹ Vô Nhiễm (8/12).Thời gian đầu, Cha Đaminh cùng với giáo dân dựng một nhà nguyện bằng bạt...
Vùng đất Giáo xứ Định Quán ngày nay là khu vực xưa kia người Châu Mạ sinh sống. Năm 1930, một số gia đình công giáo đến định cư tại xã Định Quán, quận Định Quán, Long Khánh và lập nên Giáo điểm truyền giáo.     Năm 1965, một số gia đình công giáo từ Đồng Hiệp và những nơi khác đến đây sinh sống, lập nghiệp. Một năm sau, Đức Cha Giuse Lê Văn Ấn quyết định thành lập Giáo xứ Định Quán.     Trong thời gian phục vụ cộng đoàn Định Quán, Cha Placide, cha xứ...
Năm 1954, một số giáo dân di cư từ làng Kẻ Sặt - Hải Dương vào miền Nam và đến nhiều vùng khác nhau nhưng nhiều nhất là khu Hố Nai. Thời gian này, Cha Giuse Hoàng Trọng Thu quy tụ những giáo dân này lại và thành lập Giáo xứ Kẻ Sặt ngày nay.     Hai năm sau, Cha Giuse cùng với giáo dân Kẻ Sặt xây dựng một nhà thờ tạm với kích thước 16m x 54m để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.     Cuối năm 1972, giáo xứ Kẻ Sặt đã khởi công xây nhà thờ mới và hơn một năm sau,...
Ngày 2 tháng 11 năm 1954, khoảng 3.000 giáo dân gốc Giáo phận Bùi Chu và Phát Diệm theo Cha Giuse Trần Đình Vận đến Đồi Mơ cây số 81 quốc lộ 20, quận Kiệm Tân, Long Khánh lập nghiệp và lập nên Giáo xứ Dốc Mơ.     Đến năm 1960, Giáo xứ Dốc Mơ tách phía đông quốc lộ 20, thành lập họ Thánh Giuse (ngày nay là Giáo xứ Đức Long). Năm 1972, Cha Giuse Trần Đình Vận cùng cộng đoàn xây dựng nhà thờ bằng vật liệu kiên cố (80m x 30m x 30m), tháp chuông (65m), nhà xứ và trường...
      Năm 1886, Cha Giuse Trần Đình Tiết đến Mỹ Hội coi sóc khoảng 200 giáo dân di cư từ miền Trung làm nên xóm đạo Mỹ Hội. Cha Giuse cùng cộng đoàn Mỹ Hội dựng một nhà nguyện bằng lá để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.     Năm năm sau, Cha Augustinô Lefèbvre (Nguyễn Văn Lực) cử Cha Lemée về cai quản vùng Long Thành thuộc trấn Biên Hòa. Năm 1894, Cha Lemée phụ trách xây dựng bốn nhà thờ trong hạt Long Thành: Mỹ Hội, Phước Lý, Bình Quới và Long Thành. Riêng xóm đạo...
  Cuối năm 1975, một số giáo dân từ vùng Tam Hiệp – Biên Hòa đến lập nghiệp tại vùng kinh tế mới thuộc xã Suối Trầu, huyện Long Thành và lập nên giáo điểm Suối Trầu.     Từ năm 1978 đến năm 1980, đời sống giáo dân gặp rất nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần, nhưng Cha Quản hạt Giuse Maria Trần Minh Phú cùng với mọi người vẫn tổ chức được 2 thánh lễ mỗi năm (Phục Sinh và Giáng Sinh). Năm 1981, Cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn chánh xứ Bình Sơn, hàng tuần...
Năm 1950, khoảng 40 gia đình công giáo quy tụ sinh sống tại khu vực xã Bình An, quận Dĩ An và hình thành Giáo xứ Dĩ An. Ban đầu, chưa có nhà thờ nên các Thánh lễ được dâng tại nhà một giáo dân.     Một thời gian sau, số giáo dân nơi đây ngày càng tăng và nhu cầu mục vụ càng cấp thiết nên quý Cha cùng cộng đoàn dựng nhà thờ tạm để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.     Năm 1960, cộng đoàn Dĩ An tu sửa lại nhà xứ. Hai năm sau, tiến hành xây dựng ngôi Thánh đường...
Năm 1955, Cha Gioakim Nguyễn Hữu Phúc lập trại đạo Đông Hòa tại địa bàn xã Bình Trước, quận Đức Tu, tỉnh Biên Hòa. Cùng năm, Cha Gioakim và giáo dân nơi đây dựng một nhà nguyện bằng gỗ, mái tôn (10m x 36m) để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.     Năm 1956, trại đạo Đông Hòa được nâng lên thành Giáo xứ và lấy tên là Giáo xứ Phúc Hải. Ba năm sau, cộng đoàn lần lượt xây dựng nhà thờ (1961) và nhà xứ (1962). Năm 1990, cộng đoàn lại khởi công xây dựng nhà thờ...
Khởi đầu từ năm 1954, những giáo dân gốc Hải Phòng di cư và tập trung tại nơi này thành một giáo điểm.     Đến tháng 5/1957, cộng đoàn mới khởi công cho ngôi Thánh đường mới với chiều dài 35m ngang 13m. Nhà thờ được kiến trúc kiểu Tây phương, nhưng lại mang ý nghĩa Đông phương và đúng với truyền thống Thánh Kinh. Kiến trúc có 2 đường nét mẫu tự: A (alpha) và Ω (omega) ở tiền đường và ở trong gian cung Thánh, “Ta là Alpha và Omega, là đầu và là cuối, là khởi...
Tháng 10 năm 1954, một số gia đình công giáo gốc Giáo phận Bùi Chu di cư vào Nam và tạm cư tại xã Thanh Hòa, Cai Lậy, Định Tường (Tiền Giang).     Năm 1956, các gia đình này chuyển về xã Tam Hiệp (nay là phường Tam Hòa) định cư, lập nên Giáo xứ Bùi Thái.     Cùng năm, cộng đoàn Bùi Thái dựng nhà thờ đầu tiên bằng vật liệu nhẹ, mái tôn. Năm 1959, Cha Đaminh Đinh Xuân Bách về phụ trách Giáo xứ. Với sự nhiệt tình và tận tâm trong đời sống thiêng liêng, Cha Đaminh...
 Năm 2018, Nhà thờ giáo xứ Gia Ray được khởi công xây dựng. Sau hơn 3 năm thực hiện, đến năm 2022, công trình chính thức hoàn thành phục vụ sinh hoạt tôn giáo của khoảng 2 ngàn giáo dân.     Nhà thờ Gia Ray có chiều ngang 26m, dài 55m. Còn chiều cao từ nền nhà đến mái nhà thờ cao hơn 20m. Nếu tính từ nền nhà đến đỉnh tháp chuông là gần 40m. Điểm nổi bật và tạo nên sự khác lạ của nhà thờ này là từ cột đến mái nhà hoàn toàn bằng gỗ. Tổng quan nhà thờ gồm:...
Năm 1630, một số giáo dân đến vùng đất Bến Gỗ – Thủy Chân Lạp sinh sống và hình thành nên các họ đạo. Năm 1692, Đức Cha Francois Perez quy tụ các họ đạo này và lập nên Giáo xứ Bến Gỗ thuộc Giáo phận Đàng Trong và nhận danh Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm làm bổn mạng. Thời gian đầu, Giáo xứ Bến Gỗ dựng một nhà thờ tạm để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Năm 1844, Giáo phận Đàng Trong được tách thành hai Giáo phận: Giáo phận Tây Đàng Trong và Giáo phận Đông Đàng...