Giáo Phận Bà Rịa
Ngôi nhà thờ đầu tiên là của một Họ Đạo được dựng lên bên cạnh bờ sông Dinh, gần chợ cũ, trong khu vực các công sở hành chính quận lỵ Phước Tuy. Vào năm 1865, Cha Errard đến nhậm sở Bà Rịa. Cha xây huyệt mộ chôn cất các vị tử đạo ngay trên chính nền ngục thất trước đây và dựng một ngôi nhà nguyện cho đến nay vẫn được gọi là “Nhà Thờ Mồ”. Cha cũng dời nhà cha sở về địa điểm hiện nay và dựng một nhà nguyện nhỏ dâng kính Đức Mẹ. Ngày...
Công trình kiến trúc tuyệt vời giữa khung cảnh thiên nhiên đền Thánh và tượng đài Đức Mẹ Maria, trung tâm hành hương tọa lạc trên sườn Núi Lớn (hay còn gọi núi Tương Kỳ), thành phố Vũng Tàu đối diện với bãi Dâu Quần thể kiến trúc này bao gồm rất nhiều hình ảnh công trình tôn giáo như 14 đàng Thánh giá, đền Thánh, Nhà nguyện đá.     Năm 1926, trên sườn Núi Lớn có khu đất bằng khoảng 10 mẫu mang tên Vũng Mây, do ông Lê Hữu Lương, một giáo dân giáo xứ...
Nhà thờ Mồ Tử Đạo Bà Rịa nằm cách Nhà thờ Chính Toà hiện nay khoảng 300m, trên khu đất trước đây là nghĩa trang giáo xứ. Dù chỉ là một ngôi nguyện đường khiêm tốn, không có dáng vẻ gì đặc biệt, nhưng đây chính là nơi cất giữ cả một ký ức hào hùng của cộng đoàn tín hữu Bà Rịa.     Chính tại nơi này có 288 tín hữu Công giáo đã bị giam cầm vì đức tin, chịu chết vì lòng mến và đang an nghỉ trong niềm hy vọng phục sinh vinh hiển.     Chính ngay trên mảnh...
Ngày 10 tháng 4 năm 1970, cha Giacôbê Trần Mạnh Thắng (1921 – 1985) từ Phước Tỉnh đem theo khoảng 100 giáo dân, mà nòng cốt là số gia đình đã theo cha Giacôbê từ La Ngà (Định Quán) về Tam Hiệp (Biên Hòa), sang bến đò sông Cửa Lấp, đối diện với xã Phước Tỉnh để lập nghiệp. Miền đất này, sau đó đã được cha Giacôbê đặt tên là Hải Đăng. Lúc đó, Hải Đăng là một vùng đất hoang sơ, dân chúng đi chài đánh cá ven sông Cửa Lấp và trồng lúa để sinh sống.     Một...
Nhà thờ Hải Xuân nhận Đức Mẹ Mân Côi là bổn mạng, kích thước 50m x 15m, được khởi công xây dựng năm 1970, hoàn tất năm 1973 dưới thời Cha Phêrô Nguyễn Văn Lạc và được trùng tu cùng với nhà xứ vào năm 2006.     Giáo xứ được hình thành từ năm 1954, khi đó có gần 1000 giáo dân thuộc các xứ Xâm Bồ, Mỹ Đông, Nam An, Đông Côn, Đông Tác, Thắng Yên, Khúc Giản, Trà Cổ từ giáo phận Hải Phòng di cư vào Nam cùng với Cha Giuse Nguyễn Bá Lộc và dừng chân tại Rạch Dừa.     Giáo...
Từ năm 1664, Long Điền đã là vùng truyền giáo của các cha Thừa Sai Paris với tên gọi là Họ Thành, lấy tên của một ngôi chợ gần đó, với số tín hữu ban đầu khoảng 200 người.     Trong thời kỳ bách đạo 1839 – 1862, phần đông giáo dân dời cư về xứ Bà Rịa, họ Long Điền chỉ còn khoảng 10 gia đình với 60 nhân danh. Tuy thế, cha Favier Hiền, chánh xứ Bà Rịa lúc ấy, vẫn xây dựng cho giáo dân một Nhà thờ, một ngôi trường và nhờ các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm...
Nhà thờ Bến đá có kiến trúc rất đặc sắc, với thiết kế như một con thuyền trắng khổng lồ đang giương buồm hướng ra biển như chính câu chuyện của Giáo xứ nơi đây khi xưa.     Năm 1954, nhiều giáo dân xứ Phương Chính, địa phận Bùi Chu rời quê vào Nam lập nghiệp. Cuộc hành trình đầy gian nan, khó nhọc đã trải qua các trại Cát Lở, Gia Kiệm, Bời Lời…mà vẫn chưa thể định cư được. Bởi dân quen với đi biển không thể lên nương làm rẫy. Vì thế, ngày 8 tháng...
Cách đây 300 năm, một số tín hữu Công Giáo miền Bắc theo dòng người Nam tiến đến đây lập cư, khởi đầu cho việc hình thành họ đạo Đất Đỏ. Theo truyền khẩu, trước năm 1861, Đất Đỏ đã có khoảng 1.100 giáo dân, sống tản mác trong 3 làng Phước Tuy, Phước Thạnh và Thạnh Mỹ. Nhà thờ đầu tiên được cha Điền, dòng Phanxicô xây cất từ trước thời vua Gia Long, ngày nay chỉ còn là những tảng đá lớn.     Năm 1863, khi cha Hiền đến quản nhiệm, do Nhà thờ không...
Vào năm 1956, giáo điểm Long Hải được thành lập trên phần đất của bà Maria Nguyễn Thị Tịnh dâng hiến, diện tích khuôn viên Nhà thờ hiện nay còn 8.200m2. Từ năm 1964, là họ lẻ trực thuộc giáo xứ Phước Lâm.     Nhà nguyện đầu tiên được xây gạch, lợp ngói, kích thước khoảng 6m x 20m. Năm 1986 được sửa lại với kích thước 12m x 24 m, mái lợp tôn xi măng, tường xây gạch. Năm 2001, xây thêm hai cánh Thánh giá, diện tích mỗi bên 48m2, mở rộng hai hiên bên hông và hiên...
Năm 1958 có sáu gia đình ở Cù Mi đến phá rừng và làm nhà ở ven biển. Năm sau, có thêm một số gia đình ở Tân Phước và Phước Tỉnh đến gia nhập. Họ quy tụ thành cộng đoàn, dựng lên một ngôi nhà nguyện đơn sơ và trở thành họ lẻ của Giáo xứ Phước Tỉnh.     Năm 1960, giáo họ xây dựng ngôi Nhà thờ mới tường gạch, mái tôn. Tháng 7 năm 1965, Giáo phận quyết định nâng họ lẻ này thành giáo xứ với tên gọi là giáo xứ Phước Lâm, chọn Chúa Kitô Vua làm bổn mạng. Năm...
Năm 1972, một số bà con giáo dân từ nhiều nơi về lập cư ở Song Vĩnh. Họ cùng với các tín hữu địa phương hình thành giáo họ Song Vĩnh, thuộc xứ Phước Lộc. Sau 3 năm quy tụ, xây dựng nề nếp sống đạo chung, năm 1975, Giáo phận Xuân Lộc đã nâng Song Vĩnh lên thành giáo họ biệt lập. Giáo họ hình thành được một ngôi nhà nguyện nhỏ làm bằng vật liệu nhẹ. Năm 1989, Ðức cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật nâng Song Vĩnh lên hàng Giáo xứ.     Nhà thờ Song Vĩnh khởi công...
Giáo xứ Vũng Tàu được các linh mục Thừa Sai người Pháp thành lập.     Năm 1865, Cha Errard cũng là cha sở Bà Rịa cất một nhà tạm ở Bãi Trước để các linh mục đến có chỗ nghỉ mát. Giáo dân chỉ có một số rất ít là người địa phương và một số ít ngư dân từ miền Trung đến sinh sống, tránh gió bão, đợi biển êm rồi tiếp tục lên đường ra khơi đánh cá. Dần dần, khi Vũng Tàu trở thành thương cảng, người dân các nơi đến nhập cư ngày một đông hơn. Năm...
Năm 1954, nhiều giáo dân từ miền Bắc di cư vào vùng Rạch Dừa và họ được chia thành 2 khu đó là: Rạch Dừa A và Rạch Dừa B.     Vùng Rạch Dừa B, Giáo xứ Thuỷ Giang là nơi quy tụ của nhiều anh chị em giáo dân từ nhiều giáo xứ khác nhưng phần đông là giáo xứ Thuỷ Giang miền Bắc. Cha Vinh Sơn Nguyễn Hoà Định đã dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ để làm nơi dâng Thánh Lễ và đọc kinh chung. Nhưng sau đó, Ngài cùng một số giáo dân dời về Bà Rịa và lập giáo xứ Long...
Giáo họ Sơn Bình được thành lập năm 2004 và đến năm 2005, Sơn Bình được nâng lên hàng Giáo xứ.     Năm 2008, Giáo xứ khởi công xây dựng ngôi Thánh đường mới. Ngày 20 tháng 5 năm 2010, Đức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm đã cử hành nghi thức làm phép viên đá đầu tiên.     Trong quá trình xây dựng Nhà thờ có gặp một số khó khăn nên đến ngày 30 tháng 5 năm 2017, ngôi Nhà thờ như ngày nay mới được hoàn thành. Đức cha Emmanuel Nguyễn Hồng Sơn đã chủ sự thánh lễ tạ...
Giáo xứ Phước Hưng thuộc Giáo phận Bà Rịa, huyện Long Điền, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ban đầu, nơi này là một giáo họ nhỏ với một nhà nguyện bé lợp tôn nằm bên khoảng đất trống.     Ngày 20 tháng 11 năm 2020, giáo họ Phước Hưng chính thức trở thành giáo xứ. Ngày 22 tháng 12 năm 2022, sau thời gian dài xây dựng, giáo xứ Phước Hưng đã chính thức khánh thành ngôi nhà thờ mới.     Nhà thờ giáo xứ Phước Hưng được thiết theo phong cách truyền thống các nhà thờ công...
Năm 1954, một số giáo dân Công Giáo thuộc hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình di cư vào Lộc An, thuộc xã Phước Hải, Đất Đỏ, làm nghề đánh cá. Tuy nhiên, vì mất an ninh, nên một thời gian sau, cha Phaolô Vũ Minh Trí đưa khoảng 60 gia đình với khoảng 400 nhân danh đến định cư tại khu vực rừng nguyên sơ thuộc khu vực Nam Bình và lập thành giáo xứ vào ngày 1 tháng 3 năm 1961.     Sau khi giáo dân ổn định cuộc sống, giáo xứ mới tiến hành xây dựng ngôi thánh đường kiên cố thay...
Tượng Chúa Kitô Vua (hoặc Tượng Đức Chúa dang tay, Tượng Chúa Kitô trên đỉnh Núi Tao Phùng) là một bức tượng Chúa Giêsu được đặt trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu.     Năm 1972, cha Phaolô Nguyễn Minh Trí đã cùng với người dân tại đây khởi công xây dựng tượng. Ban đầu dự kiến dựng tượng cao khoảng 10m, bệ tượng cao 5m, xây dựng tại chân núi Mũi Nghinh Phong. Tuy nhiên năm 1973, Giáo hội Phật Giáo gửi đơn khiếu nại vì cho rằng địa điểm này dành cho Giáo...