Giáo Phận Vĩnh Long
Công giáo có mặt tại Vĩnh Long vào khoảng năm 1862, năm đó chưa có Nhà thờ và cũng chưa có Họ đạo. Cha Cordier từ Nam Vang sang coi sóc, kế đến là Cha Guillon. Năm 1866 Cha Gernot đảm trách Vĩnh Long. Năm 1867, Cha Bernard chính thức là Cha sở xứ Vĩnh Long. Việc đầu tiên là Cha cất một Nhà thờ cột cây lợp lá, gần vị trí Nhà thờ cũ ở cập bờ sông Cổ Chiên.     Năm 1868 Cha Le Mec được gửi từ Sài Gòn xuống nhậm sở Vĩnh Long. Trong 10 năm Cha đã đặt nề nếp hẳn hoi cho họ đạo....
Nhà thờ Công giáo Mặc Bắc, tọa lạc tại thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần, cách thành phố Trà Vinh 30 km và cách thị trấn Tiểu Cần 7 km đều theo hướng tây nam, cách bờ trái sông Hậu 3 km về hướng đông. Đây là ngôi Thánh đường có qui mô lớn nhất, niên đại cao nhất thuộc một giáo xứ Công giáo không chỉ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, mà còn là một trong những giáo xứ có đông giáo dân nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.     Khuôn viên Nhà thờ Mặc Bắc rộng hơn...
Miền Tây Nam bộ không phải là nơi có đông giáo dân công giáo. Thế nhưng có một địa điểm ở Bến Tre, thời xưa đường xá đi lại rất khó khăn lại tập trung rất nhiều giáo dân, Nơi đây có cha xứ người Pháp, cũng là nơi các thừa sai người Pháp, Tây Ban Nha thường xuyên lui tới. Nơi đây có ngôi Nhà thờ cổ xưa vào bậc nhất Việt Nam, đó là giáo xứ Cái Mơn.     Cái Mơn không phải là tên một đơn vị hành chính, mà là tên của giáo xứ, giáo hạt (trực thuộc giáo phận...
Nhà thờ Sa Đéc (Họ Đạo Sa Đéc) được hình thành và phát triển từ năm 1882 từ một số gia đình Công Giáo đến và định cư tại Sa Đéc. Từ giáo phận Nam Vang Cha Contantinus Janin được chuyển về Nhà thờ Sa Đéc để thúc đẩy việc truyền giáo.     Được xây dựng từ những năm 1882, ban đầu nơi này chính là nơi cầu nguyện của những người công giáo di cư đến mảnh đất Sa Đéc ngày nay. Khác với hình ảnh khang trang như hiện tại, ban đầu đây chỉ là ngôi Nhà thờ vách...
Nhà thờ La Mã hay còn gọi là Nhà thờ Đức Mẹ La Mã Bến Tre nằm ở xã Hương Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre - nơi lưu giữ bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp - là một trong 3 trung tâm hành hương của Giáo phận Vĩnh Long được thiết lập vào năm 1951.   Theo ghi chép, vào khoảng năm 1930, linh mục Luca Sách, chánh xứ Cái Bông, đến thành lập họ đạo Sơn Đốc và tặng cho Nhà thờ này bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp có lồng kính. Năm 1947, do ảnh hưởng của cuộc Chiến...
La Mã là tên một Họ Đạo được thành lập năm 1949, trước kia gọi là Bầu Dơi, thuộc làng Hiệp Hưng, tỉnh Bến Tre. Khi ấy, Bầu Dơi là một cánh đồng U Minh đầy sông rạch, quanh năm ngập lụt, lưa thưa mấy khóm nhà lá.     Khi đó đang chiến tranh, nên bổn đạo Sơn Đốc kéo xuống Bầu Dơi lánh nạn. Một đêm trời tối, ông trùm Nguyễn Văn Hạt lẻn về Nhà thờ Sơn Đốc đem bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lồng kính về gửi tại nhà người con là anh Nguyễn Văn Thành. Ngày...
Họ Đạo Cái Nhum được thiết lập vào năm 1731 với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đây là một trong những Họ đạo thâm niên nhất ở miền nam Việt Nam. Họ đạo có tên là Cái Nhum, vì ở đây có nhiều cây nhum, một loại cây giống như cây cau có nhiều gai nhọn. Họ đạo còn có tên là Cái Nhum Rau Má, để phân biệt với Cái Nhum Măng Thít thuộc tỉnh Vĩnh Long. Gọi là Rau Má vì ngày xưa người dân ở đây thường dùng rau má mọc sẵn để trị bệnh nóng gan.     Họ...