Phẩm trật trong Giáo Hội Công Giáo
Số lượng xem: 631

Giáo hội Công giáo phân các chức vụ theo chức thánh gồm: Giám mục, Linh mục, Phó tế. Ngoài các chức vụ này còn có thêm tước vị Hồng Y. Những người được nhận các chức vụ nói trên là nhận các chức Thánh để thực hiện các hoạt động mục vụ và bí tích của Giáo hội.

 

 

Giáo Hoàng (The Pope, do từ Hy Lạp Pappas: Cha)

Giáo hoàng hay còn gọi là Giáo chủ là một tước vị chứ không phải là chức Thánh vì trong phẩm trật của giáo sĩ, chức thánh chỉ có Giám mục, Linh mục và Phó tế. Như thế chức Giám Mục là chức thánh cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Thứ đến là chức Linh mục và cuối cùng là chức Phó Tế.

Ngôi Giáo hoàng phải có chức Thánh là Giám mục. Do đó, ai được bầu lên ngôi Giáo Hoàng mà chưa có chức Giám mục thì lập tức được truyền chức Giám Mục, trước khi đăng quang, chính thức thi hành nhiệm vụ Giáo Hoàng (x giáo luật số 332 & 1).

Giáo hoàng còn được giáo dân gọi là Đức thánh cha. Giáo hoàng được coi là vị kế thừa thánh tông đồ Phêrô, là đại diện của chúa Giêsu nơi trần gian, là vị chủ chăn tối cao đối với toàn thể tín đồ đạo Công giáo (dựa trên một diễn giải thần học có tính lịch sử: Vị trí nổi bật của Peter trong 12 tông đồ. Phúc âm Matthew 16:18-19 ghi lời Jesus nói với Simon:“Ta bảo cho ngươi, ngươi là Peter [nghĩa là đá], ta sẽ xây Hội Thánh của ta trên tảng đá này, và cổng âm phủ sẽ không thắng nổi nó. Ta sẽ cho ngươi chìa khóa nước thiên đàng; bất cứ điều gì ngươi buộc dưới đất cũng sẽ buộc trên trời, và bất cứ điều gì ngươi cởi dưới đất cũng sẽ cởi trên trời”. Giáo hoàng là người có quyền tối thượng, toàn diện và trực tiếp đối với Giáo hội, từ giáo triều Vatican đến giáo hội địa phương và giáo hội cơ sở. Sau cộng đồng Vatican II (1890), Giáo hoàng có thêm một ân sủng đặc biệt, có tính thiêng liêng và mặc nhiên đó là " Không bao giờ sai lầm về đức tin", tức là không bao giờ sai lầm khi ban bố một tín điều hay một mệnh lệnh nào của Giáo hội trên cương vị Giáo hoàng.

Giáo hoàng do Hội đồng Hồng y bầu ra khi tòa thánh trống ngôi (tức là khi vị Giáo hoàng trước qua đời hoặc Giáo hoàng từ nhiệm) và giữ nguyên chức vị đó cho đến khi rời trần thế. Phẩm phục của Giáo hoàng là màu trắng. Giáo hoàng thực hiện quyền lực của mình thông qua Giám mục đoàn, Hội đồng Hồng y và bộ máy giáo triều Vatican.

 

 

Tổng Giám Mục (Archbishop)

Tổng giám mục phải có chức Thánh là giám mục. Trong Giáo hội La Tinh, lúc đầu, tước hiệu này dành cho một số Giám mục coi các toà đặc biệt quan trọng. Ngày nay, Tổng giám mục là tước hiệu dành cho vị Giám mục cai quản một hay nhiều giáo phận trong một giáo tỉnh, vì tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, vị này chỉ có quyền tài phán trực tiếp trên giáo phận của mình. Những Tổng giám mục hiệu toà không có quyền tài phán trên giáo phận thực tế, nhưng nhận tước hiệu danh dự này vì lý do lịch sử hoặc thuần tuý cá nhân.  Tổng giám mục chính toà có nhiệm vụ lo cho đức tin và kỷ luật Giáo Hội được tuân giữ nghiêm chỉnh (GL., điều 436). Biểu tượng quyền của tổng giám mục là dây Pallium do Giáo hoàng ban.  Trong Giáo hội Đông Phương, đây là tước hiệu của một Giám mục có toà quan trọng, hoặc là có toà nằm ngoài chức Thượng phụ, nên gọi là Trưởng giáo chủ (metropolitan).  

Trong Giáo hội Công giáo Roma, trước kia có một vài Tổng giám mục có đặc ân hoặc quyền tài phán ưu tiên trên các Tổng giám mục khác. Vị này được gọi là Giáo trưởng (primate), vì là giáo phận được thành lập đầu tiên như Lyon, Baltimore. Ngày nay, tước hiệu này chỉ có tính cách danh dự gắn liền với Toà giám mục theo truyền thống. Thí dụ: Tổng giám mục Lyon là Giáo trưởng xứ Gaul.

 

 

Giám Mục (Bishop)

Giám mục là người kế vị các tông đồ, được đặt làm Mục Tử trong Giáo Hội, để thi hành nhiệm vụ thánh hoá, giảng dạy và lãnh đạo trong sự hiệp thông với vị thủ lĩnh là Giám mục Roma và các Giám mục khác trong giám mục đoàn (x. GL. điều 375). Giám mục giáo phận (diocesan bishop) là người được trao nhiệm vụ cai quản một giáo phận thực tế. Các vị khác là Giám mục hiệu toà (titular bishop): các vị này nhận tên một giáo phận trước kia đã có, nhưng thực tế hiện nay chỉ còn danh hiệu. Thí dụ: Cố Giám mục Aloisio Phạm Văn Nẫm có hiệu toà Acufida ở Mauritania. Các giám mục Phó (coadjutor bishop) là Phụ tá của Giám mục giáo phận và có quyền kế vị. Giám mục phụ tá (auxiliary bishop) cũng giúp đỡ Giám mục giáo phận nhưng không có quyền kế vị. Trong Giáo hội Đông Phương, Giám mục được gọi là Giám quản (eparch) hay Tổng giám quản (exarch). Vị này có địa vị thấp hơn thượng phụ, nhưng cai quản một giáo tỉnh (exarchate) hay một giáo hạt (eparchate) tương đương với một hay nhiều giáo phận trong Giáo hội La Tinh.  

Giám mục đoàn là toàn thể các Giám mục, hiệp thông với thủ lĩnh là Giáo hoàng, liên đới, chịu trách nhiệm về đức tin và sứ mạng của Giáo Hội. Đây là chủ thể nắm quyền tối cao và trọn vẹn đối với Giáo Hội phổ quát (x. GL., điều 336). Giám mục đoàn thi hành quyền bính ấy cách long trọng trong công đồng chung (x. GL., điều 337).

 

Giám Mục Đoàn

Bao gồm tất cả các Giám mục trên thế giới hợp với Giáo hoàng để duy trì sự hiệp thông và cai quản toàn Giáo hội. Do vậy, Giám mục đoàn là thiết chế quan trọng nhất để hỗ trợ cho quyền lực của Giáo hoàng.

Trước những vấn đề quan trọng của Giáo hội liên quan đến đức tin, đường hướng hoạt động, tổ chức... thì Giám mục đoàn được nhóm họp để bàn định dưới sự triệu tập, điều hành của Giáo hoàng và các cuộc họp này Giáo hội gọi là Công đồng chung. Tất cả những quyết định của Công đồng chung chỉ có hiệu lực thực hiện khi Giáo hoàng cùng các thành viên của Công đồng chung chấp thuận và do chính Giáo hoàng phê chuẩn, công bố.

Đối với những việc xét thấy không đến mức triệu tập Công đồng chung thì Giáo hoàng triệu tập Thượng hội đồng Giám mục để giải quyết. Định chế của Thượng hội đồng Giám mục được thiết lập ngày 15/9/1965 vào đời Giáo hoàng Phao - Lô VI và duy trì cho đến ngày nay. Thượng  hội đồng Giám mục là hội nghị các Giám mục được lựa chọn từ các khu vực trên thế giới. Thượng hội đồng Giám mục được họp theo định kỳ thông thường hoặc bất thường để bàn định những việc liên quan đến lợi ích Giáo hội hoặc là hội nghị đặc biệt để bàn về một vấn đề quan trọng hay công việc liên quan đến từng khu vực. Chỉ có Giáo hoàng là người được triệu tập, phê chuẩn thành viên Thượng hội đồng Giám mục và ấn định nội dung cuộc họp. Giữa hai kỳ họp của Thượng  hội đồng Giám mục có một văn phòng làm việc và văn phòng này hoạt động dưới sự điều hành của Tổng thư ký do Giáo hoàng chỉ định.

Vì vậy, với tính chất, cách thức hoạt động như nếu trên thì Thượng hội đồng Giám mục được xem là cơ quan thường trực của Giám mục đoàn.

 

Hồng y (Cardinal)

Tương tự như Giáo hoàng, Hồng y là một tước vị chứ không phải là một chức thánh nhưng Hồng y thì có thể có ở cả ba chức Thánh chứ không riêng gì bậc Giám mục.

Hồng y là một chức sắc cao cấp trong Giáo hội Công giáo, được xếp ngay dưới Giáo hoàng. Theo quy định của Giáo luật thì các vị Hồng y của Giáo hội thành lập một cộng đoàn riêng, gọi là Hồng y đoàn. Nhiệm vụ của Hồng y đoàn là bầu Giáo hoàng và giúp Giáo hoàng điều hành Giáo hội, nhất là trong điều khiển công việc hàng ngày. Cơ chế các Hồng y bầu Giáo hoàng được hình thành từ thế kỷ XII, dưới thời Giáo hoàng A Lếch xăng III (1159-1181) và duy trì cho đến ngày nay.

Hồng y có ba bậc: Bậc Giám mục, bậc Linh mục và bậc Phó tế. Hồng y bậc Giám mục được Giáo hoàng ban tước hiệu cho một nhà thờ xung quanh Rôma; Hồng y bậc linh mục và Phó tế được Giáo hoàng ban trước hiệu cho một Nhà thờ ở nội ô Rôma. Người được tiến cử Hồng y phải nổi trội về tác phong, đạo đức và khôn ngoan trong cách xử sự. Các Hồng y được tấn phong bằng một quyết định của Giáo hoàng và được công bố trước Hồng Y đoàn. Trước đây các Hồng y chủ yếu là người Italia và làm việc trong Giáo triểu Vatican. Tuy nhiên, từ thời Giáo hoàng Pi-ô V (giữa thế kỳ XVI), tước vị Hồng y có ở nhiều nước trên thế giới. Theo quy định, các Hồng y là quan chức trong Giáo triều nghỉ hưu ở tuổi 75 và các Hồng y trên 80 tuổi sẽ không được tham gia bầu cử Giáo hoàng.

 

 

Linh Mục (Priest)

Linh mục hay thầy cả trong tiếng Việt cổ là một chức phẩm của Giáo hội Công giáo Rôma, là giáo sĩ có quyền thực hiện các lễ nghi tôn giáo trực tiếp cho giáo dân. Chức linh mục là chức phẩm cơ bản để được tấn phong lên chức cao hơn là Giám mục. Chức linh mục gồm hai loại: linh mục triều là các linh mục có giáo tịch tại một giáo phận nào đó dưới quyền một Giám mục (hoặc giám chức), linh mục dòng là các linh mục thành viên của một dòng tu Công giáo, dưới quyền một vị bề trên. Tùy theo sự bổ nhiệm của Giám mục hoặc bề trên mà các linh mục có thể đảm nhận các nhiệm vụ như: quản trị một giáo xứ, làm việc cho các cơ quan của giáo hội hoặc đi truyền giáo. Giáo Luật Giáo hội Công giáo La Mã quy định linh mục phải sống độc thân và không truyền chức linh mục cho nữ giới.

Giáo hội Công giáo, là một tổ chức có quyền lực chặt chẽ và thống nhất trên toàn thế giới. Giáo hội Công giáo có bốn đặc điểm có tính thống nhất là: duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền. Theo cách hiểu thì: duy nhất là chỉ có 01 giáo hội Công giáo Rôma trong đó các tín hữu sẽ cùng đức tin, cùng chịu các bí tích, cùng phục quyền giáo hoàng; thánh thiện là giáo hội thiêng liêng do chúa Giêsu tạo lập, là cội nguồn của sự thánh thiện; Công giáo là ý nghĩa chung phổ quát; Tông truyền là giáo hội được truyền thừa từ thời các tông đồ. Từ các đặc điểm trên, Giáo hội công giáo xây dựng một hệ thống tổ chức và phẩm trật trong giáo hội vô cùng chặt chẽ như trên.

 

Phó tế (Deacon)

Phó Tế hoặc “thầy Sáu hay Cụ Sáu!“ vì thời trước Công Đồng Vatican 2. (1965) ai chịu chức Linh mục phải lần lượt nhận bảy chức: 1. Giật chuông mở đóng cửa nhà thờ, 2. Đọc sách, 3. Trừ qủy, 4. Giúp lễ, 5. Trợ Phó tế, 6. Phó tế và 7. Linh mục.

Chức Phó tế đứng ở bậc thứ nhất của ba bậc chức Thánh trong Giáo hội; chức Linh mục và chức Giám mục đứng ở hai bậc sau đó. Ngoài ra, từ năm 1968, trong Giáo hội Công Giáo còn có thêm một chức được gọi là chức "Phó Tế vĩnh viễn": Vị Phó Tế này được phép lập gia đình và được phép hành nghề dân sự.

Theo nguyên ngữ Hy-lạp, Diakonos – Phó Tế - có nghĩa là “Người Phục Vụ“; trong các bức thư của Tân Ước, chẳng hạn như trong thư Rô-ma 16,1, cụm từ Diakonos ám chỉ tới một người nam, kể cả nữ, mang một “chức vụ“ trong cộng đoàn. Tư tưởng Thần Học có tính nền tảng dựa trên quan điểm rằng, sự sống và cái chết của Chúa Giê-su chính là một sự phục vụ đối với chúng ta, và vì thế, sự phục vụ nên trở thành thái độ chính yếu của người Ki-tô hữu và của người dấn thân trong Giáo hội. Sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật lại cho biết, các Tông Đồ của cộng đoàn sơ khai đã bổ nhiệm một số nam giới để họ “phục vụ bàn ăn“, và trong số những người được bổ nhiệm đó, có Thánh Stê-pha-nô.

Các Phó tế khi cử hành lễ nghi Phụng vụ nơi bàn thờ với Linh mục, ngày xưa có áo lễ -Dalmatik- riêng cho Phó tế. Nhưng ngày nay thường họ chỉ mặc áo trắng Alba và đeo dây Stola – dây các Phép không thẳng từ trên hai vai xuống đàng trước ngực, mà chéo ngang từ bờ vai bên trái đàng trước ngực và đàng sau lưng sang bờ phía bên phải.

Tất cả các vị Phó tế theo phẩm trật trong Giáo Hội tùng phục quyền của Đức Giám Mục giáo phận, và làm việc phụ giúp các Linh mục trong lãnh vực đạo giáo thiêng liêng ở các giáo xứ nơi họ được gửi sai tới.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Phẩm trật trong Giáo Hội Công Giáo

Giáo hội Công giáo phân các chức vụ theo chức thánh gồm: Giám mục, Linh mục, Phó tế. Ngoài các chức vụ này còn có thêm tước vị Hồng Y. Những người được nhận các chức vụ nói trên là nhận các chức Thánh để thực hiện các hoạt động mục vụ và bí tích của Giáo hội.

 

 

Giáo Hoàng (The Pope, do từ Hy Lạp Pappas: Cha)

Giáo hoàng hay còn gọi là Giáo chủ là một tước vị chứ không phải là chức Thánh vì trong phẩm trật của giáo sĩ, chức thánh chỉ có Giám mục, Linh mục và Phó tế. Như thế chức Giám Mục là chức thánh cao nhất trong Giáo Hội Công Giáo. Thứ đến là chức Linh mục và cuối cùng là chức Phó Tế.

Ngôi Giáo hoàng phải có chức Thánh là Giám mục. Do đó, ai được bầu lên ngôi Giáo Hoàng mà chưa có chức Giám mục thì lập tức được truyền chức Giám Mục, trước khi đăng quang, chính thức thi hành nhiệm vụ Giáo Hoàng (x giáo luật số 332 & 1).

Giáo hoàng còn được giáo dân gọi là Đức thánh cha. Giáo hoàng được coi là vị kế thừa thánh tông đồ Phêrô, là đại diện của chúa Giêsu nơi trần gian, là vị chủ chăn tối cao đối với toàn thể tín đồ đạo Công giáo (dựa trên một diễn giải thần học có tính lịch sử: Vị trí nổi bật của Peter trong 12 tông đồ. Phúc âm Matthew 16:18-19 ghi lời Jesus nói với Simon:“Ta bảo cho ngươi, ngươi là Peter [nghĩa là đá], ta sẽ xây Hội Thánh của ta trên tảng đá này, và cổng âm phủ sẽ không thắng nổi nó. Ta sẽ cho ngươi chìa khóa nước thiên đàng; bất cứ điều gì ngươi buộc dưới đất cũng sẽ buộc trên trời, và bất cứ điều gì ngươi cởi dưới đất cũng sẽ cởi trên trời”. Giáo hoàng là người có quyền tối thượng, toàn diện và trực tiếp đối với Giáo hội, từ giáo triều Vatican đến giáo hội địa phương và giáo hội cơ sở. Sau cộng đồng Vatican II (1890), Giáo hoàng có thêm một ân sủng đặc biệt, có tính thiêng liêng và mặc nhiên đó là " Không bao giờ sai lầm về đức tin", tức là không bao giờ sai lầm khi ban bố một tín điều hay một mệnh lệnh nào của Giáo hội trên cương vị Giáo hoàng.

Giáo hoàng do Hội đồng Hồng y bầu ra khi tòa thánh trống ngôi (tức là khi vị Giáo hoàng trước qua đời hoặc Giáo hoàng từ nhiệm) và giữ nguyên chức vị đó cho đến khi rời trần thế. Phẩm phục của Giáo hoàng là màu trắng. Giáo hoàng thực hiện quyền lực của mình thông qua Giám mục đoàn, Hội đồng Hồng y và bộ máy giáo triều Vatican.

 

 

Tổng Giám Mục (Archbishop)

Tổng giám mục phải có chức Thánh là giám mục. Trong Giáo hội La Tinh, lúc đầu, tước hiệu này dành cho một số Giám mục coi các toà đặc biệt quan trọng. Ngày nay, Tổng giám mục là tước hiệu dành cho vị Giám mục cai quản một hay nhiều giáo phận trong một giáo tỉnh, vì tầm quan trọng của nó. Tuy nhiên, vị này chỉ có quyền tài phán trực tiếp trên giáo phận của mình. Những Tổng giám mục hiệu toà không có quyền tài phán trên giáo phận thực tế, nhưng nhận tước hiệu danh dự này vì lý do lịch sử hoặc thuần tuý cá nhân.  Tổng giám mục chính toà có nhiệm vụ lo cho đức tin và kỷ luật Giáo Hội được tuân giữ nghiêm chỉnh (GL., điều 436). Biểu tượng quyền của tổng giám mục là dây Pallium do Giáo hoàng ban.  Trong Giáo hội Đông Phương, đây là tước hiệu của một Giám mục có toà quan trọng, hoặc là có toà nằm ngoài chức Thượng phụ, nên gọi là Trưởng giáo chủ (metropolitan).  

Trong Giáo hội Công giáo Roma, trước kia có một vài Tổng giám mục có đặc ân hoặc quyền tài phán ưu tiên trên các Tổng giám mục khác. Vị này được gọi là Giáo trưởng (primate), vì là giáo phận được thành lập đầu tiên như Lyon, Baltimore. Ngày nay, tước hiệu này chỉ có tính cách danh dự gắn liền với Toà giám mục theo truyền thống. Thí dụ: Tổng giám mục Lyon là Giáo trưởng xứ Gaul.

 

 

Giám Mục (Bishop)

Giám mục là người kế vị các tông đồ, được đặt làm Mục Tử trong Giáo Hội, để thi hành nhiệm vụ thánh hoá, giảng dạy và lãnh đạo trong sự hiệp thông với vị thủ lĩnh là Giám mục Roma và các Giám mục khác trong giám mục đoàn (x. GL. điều 375). Giám mục giáo phận (diocesan bishop) là người được trao nhiệm vụ cai quản một giáo phận thực tế. Các vị khác là Giám mục hiệu toà (titular bishop): các vị này nhận tên một giáo phận trước kia đã có, nhưng thực tế hiện nay chỉ còn danh hiệu. Thí dụ: Cố Giám mục Aloisio Phạm Văn Nẫm có hiệu toà Acufida ở Mauritania. Các giám mục Phó (coadjutor bishop) là Phụ tá của Giám mục giáo phận và có quyền kế vị. Giám mục phụ tá (auxiliary bishop) cũng giúp đỡ Giám mục giáo phận nhưng không có quyền kế vị. Trong Giáo hội Đông Phương, Giám mục được gọi là Giám quản (eparch) hay Tổng giám quản (exarch). Vị này có địa vị thấp hơn thượng phụ, nhưng cai quản một giáo tỉnh (exarchate) hay một giáo hạt (eparchate) tương đương với một hay nhiều giáo phận trong Giáo hội La Tinh.  

Giám mục đoàn là toàn thể các Giám mục, hiệp thông với thủ lĩnh là Giáo hoàng, liên đới, chịu trách nhiệm về đức tin và sứ mạng của Giáo Hội. Đây là chủ thể nắm quyền tối cao và trọn vẹn đối với Giáo Hội phổ quát (x. GL., điều 336). Giám mục đoàn thi hành quyền bính ấy cách long trọng trong công đồng chung (x. GL., điều 337).

 

Giám Mục Đoàn

Bao gồm tất cả các Giám mục trên thế giới hợp với Giáo hoàng để duy trì sự hiệp thông và cai quản toàn Giáo hội. Do vậy, Giám mục đoàn là thiết chế quan trọng nhất để hỗ trợ cho quyền lực của Giáo hoàng.

Trước những vấn đề quan trọng của Giáo hội liên quan đến đức tin, đường hướng hoạt động, tổ chức... thì Giám mục đoàn được nhóm họp để bàn định dưới sự triệu tập, điều hành của Giáo hoàng và các cuộc họp này Giáo hội gọi là Công đồng chung. Tất cả những quyết định của Công đồng chung chỉ có hiệu lực thực hiện khi Giáo hoàng cùng các thành viên của Công đồng chung chấp thuận và do chính Giáo hoàng phê chuẩn, công bố.

Đối với những việc xét thấy không đến mức triệu tập Công đồng chung thì Giáo hoàng triệu tập Thượng hội đồng Giám mục để giải quyết. Định chế của Thượng hội đồng Giám mục được thiết lập ngày 15/9/1965 vào đời Giáo hoàng Phao - Lô VI và duy trì cho đến ngày nay. Thượng  hội đồng Giám mục là hội nghị các Giám mục được lựa chọn từ các khu vực trên thế giới. Thượng hội đồng Giám mục được họp theo định kỳ thông thường hoặc bất thường để bàn định những việc liên quan đến lợi ích Giáo hội hoặc là hội nghị đặc biệt để bàn về một vấn đề quan trọng hay công việc liên quan đến từng khu vực. Chỉ có Giáo hoàng là người được triệu tập, phê chuẩn thành viên Thượng hội đồng Giám mục và ấn định nội dung cuộc họp. Giữa hai kỳ họp của Thượng  hội đồng Giám mục có một văn phòng làm việc và văn phòng này hoạt động dưới sự điều hành của Tổng thư ký do Giáo hoàng chỉ định.

Vì vậy, với tính chất, cách thức hoạt động như nếu trên thì Thượng hội đồng Giám mục được xem là cơ quan thường trực của Giám mục đoàn.

 

Hồng y (Cardinal)

Tương tự như Giáo hoàng, Hồng y là một tước vị chứ không phải là một chức thánh nhưng Hồng y thì có thể có ở cả ba chức Thánh chứ không riêng gì bậc Giám mục.

Hồng y là một chức sắc cao cấp trong Giáo hội Công giáo, được xếp ngay dưới Giáo hoàng. Theo quy định của Giáo luật thì các vị Hồng y của Giáo hội thành lập một cộng đoàn riêng, gọi là Hồng y đoàn. Nhiệm vụ của Hồng y đoàn là bầu Giáo hoàng và giúp Giáo hoàng điều hành Giáo hội, nhất là trong điều khiển công việc hàng ngày. Cơ chế các Hồng y bầu Giáo hoàng được hình thành từ thế kỷ XII, dưới thời Giáo hoàng A Lếch xăng III (1159-1181) và duy trì cho đến ngày nay.

Hồng y có ba bậc: Bậc Giám mục, bậc Linh mục và bậc Phó tế. Hồng y bậc Giám mục được Giáo hoàng ban tước hiệu cho một nhà thờ xung quanh Rôma; Hồng y bậc linh mục và Phó tế được Giáo hoàng ban trước hiệu cho một Nhà thờ ở nội ô Rôma. Người được tiến cử Hồng y phải nổi trội về tác phong, đạo đức và khôn ngoan trong cách xử sự. Các Hồng y được tấn phong bằng một quyết định của Giáo hoàng và được công bố trước Hồng Y đoàn. Trước đây các Hồng y chủ yếu là người Italia và làm việc trong Giáo triểu Vatican. Tuy nhiên, từ thời Giáo hoàng Pi-ô V (giữa thế kỳ XVI), tước vị Hồng y có ở nhiều nước trên thế giới. Theo quy định, các Hồng y là quan chức trong Giáo triều nghỉ hưu ở tuổi 75 và các Hồng y trên 80 tuổi sẽ không được tham gia bầu cử Giáo hoàng.

 

 

Linh Mục (Priest)

Linh mục hay thầy cả trong tiếng Việt cổ là một chức phẩm của Giáo hội Công giáo Rôma, là giáo sĩ có quyền thực hiện các lễ nghi tôn giáo trực tiếp cho giáo dân. Chức linh mục là chức phẩm cơ bản để được tấn phong lên chức cao hơn là Giám mục. Chức linh mục gồm hai loại: linh mục triều là các linh mục có giáo tịch tại một giáo phận nào đó dưới quyền một Giám mục (hoặc giám chức), linh mục dòng là các linh mục thành viên của một dòng tu Công giáo, dưới quyền một vị bề trên. Tùy theo sự bổ nhiệm của Giám mục hoặc bề trên mà các linh mục có thể đảm nhận các nhiệm vụ như: quản trị một giáo xứ, làm việc cho các cơ quan của giáo hội hoặc đi truyền giáo. Giáo Luật Giáo hội Công giáo La Mã quy định linh mục phải sống độc thân và không truyền chức linh mục cho nữ giới.

Giáo hội Công giáo, là một tổ chức có quyền lực chặt chẽ và thống nhất trên toàn thế giới. Giáo hội Công giáo có bốn đặc điểm có tính thống nhất là: duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền. Theo cách hiểu thì: duy nhất là chỉ có 01 giáo hội Công giáo Rôma trong đó các tín hữu sẽ cùng đức tin, cùng chịu các bí tích, cùng phục quyền giáo hoàng; thánh thiện là giáo hội thiêng liêng do chúa Giêsu tạo lập, là cội nguồn của sự thánh thiện; Công giáo là ý nghĩa chung phổ quát; Tông truyền là giáo hội được truyền thừa từ thời các tông đồ. Từ các đặc điểm trên, Giáo hội công giáo xây dựng một hệ thống tổ chức và phẩm trật trong giáo hội vô cùng chặt chẽ như trên.

 

Phó tế (Deacon)

Phó Tế hoặc “thầy Sáu hay Cụ Sáu!“ vì thời trước Công Đồng Vatican 2. (1965) ai chịu chức Linh mục phải lần lượt nhận bảy chức: 1. Giật chuông mở đóng cửa nhà thờ, 2. Đọc sách, 3. Trừ qủy, 4. Giúp lễ, 5. Trợ Phó tế, 6. Phó tế và 7. Linh mục.

Chức Phó tế đứng ở bậc thứ nhất của ba bậc chức Thánh trong Giáo hội; chức Linh mục và chức Giám mục đứng ở hai bậc sau đó. Ngoài ra, từ năm 1968, trong Giáo hội Công Giáo còn có thêm một chức được gọi là chức "Phó Tế vĩnh viễn": Vị Phó Tế này được phép lập gia đình và được phép hành nghề dân sự.

Theo nguyên ngữ Hy-lạp, Diakonos – Phó Tế - có nghĩa là “Người Phục Vụ“; trong các bức thư của Tân Ước, chẳng hạn như trong thư Rô-ma 16,1, cụm từ Diakonos ám chỉ tới một người nam, kể cả nữ, mang một “chức vụ“ trong cộng đoàn. Tư tưởng Thần Học có tính nền tảng dựa trên quan điểm rằng, sự sống và cái chết của Chúa Giê-su chính là một sự phục vụ đối với chúng ta, và vì thế, sự phục vụ nên trở thành thái độ chính yếu của người Ki-tô hữu và của người dấn thân trong Giáo hội. Sách Tông Đồ Công Vụ tường thuật lại cho biết, các Tông Đồ của cộng đoàn sơ khai đã bổ nhiệm một số nam giới để họ “phục vụ bàn ăn“, và trong số những người được bổ nhiệm đó, có Thánh Stê-pha-nô.

Các Phó tế khi cử hành lễ nghi Phụng vụ nơi bàn thờ với Linh mục, ngày xưa có áo lễ -Dalmatik- riêng cho Phó tế. Nhưng ngày nay thường họ chỉ mặc áo trắng Alba và đeo dây Stola – dây các Phép không thẳng từ trên hai vai xuống đàng trước ngực, mà chéo ngang từ bờ vai bên trái đàng trước ngực và đàng sau lưng sang bờ phía bên phải.

Tất cả các vị Phó tế theo phẩm trật trong Giáo Hội tùng phục quyền của Đức Giám Mục giáo phận, và làm việc phụ giúp các Linh mục trong lãnh vực đạo giáo thiêng liêng ở các giáo xứ nơi họ được gửi sai tới.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập