Phép Lạ
Số lượng xem: 565

Theo giáo luật của tòa Thánh Vatican và được Giáo hoàng Bênêđictô XIV đưa ra từ năm 1734. Theo đó, các sự việc xảy ra được coi là phép lạ phải đạt đủ bảy tiêu chuẩn khách quan này:

 

- Bệnh phải nặng và không thể hoặc rất khó chữa;

- Bệnh được lành không ở giai đoạn cuối để rồi một thời gian ngắn sau phải đầu hàng;

- Chưa dùng thuốc men hoặc thuốc men không hiệu quả;

- Bệnh phải được lành hẳn;

- Bệnh phải được lành một cách thình lình và ngay lập tức;

- Trước đó không “thuyên giảm” cũng không bị lên cơn;

- Bệnh không tái lại.

 

Và để có thể tìm hiểu một cách thực tế về tiến trình công nhận phép lạ của tòa Thánh Roma chúng ta sẽ chiêm nghiệm qua việc công nhận những phép lạ ở đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức - Pháp. Ngay từ đầu ở Lộ Đức, sử gia người Pháp Yves Chiron nghiên cứu về việc Giáo hội phải nhờ đến y khoa để hỗ trợ cho nhận định của mình.

 

 

Vì sao Lộ Đức là đền thánh Đức Mẹ duy nhất có hệ thống y khoa nghiên cứu các vụ chữa lành?

Lý do là, ngay từ những ngày đầu đã có các bác sĩ có mặt ở đây để xác nhận các lần Đức Mẹ hiện ra (từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1858) và đã có các vụ chữa lành kỳ diệu ngay những tuần đầu tiên. Sự có mặt của hệ thống y khoa này trở thành quen thuộc. Thêm nữa, Giám mục Laurence giáo phận Lộ Đức năm 1858 thời đó, đã thành lập hội đồng khám nghiệm y khoa sau khi Đức Mẹ hiện ra để kiểm soát các vụ chữa lành về mặt y khoa, xem đây là tiêu chuẩn đích thực cho các lần Đức Mẹ hiện ra.

Bảy vụ chữa lành năm 1858 được Giáo hội công nhận.

 

Từ năm 1858 đến năm 1998 có 6772 vụ chữa lành được ghi nhận, 2000 vụ được Văn phòng y khoa Lộ Đức xác nhận nhưng chỉ có 66 vụ được Giáo hội công nhận. Vì sao có ít như vậy?

Bởi vì có một vài giai đoạn, Giáo hội ít quan tâm đến vấn đề tuyên bố các phép lạ. Thêm nữa, Giáo hội rất cẩn thận, với thời gian, Giáo hội thêm vào các thủ tục y khoa nên làm chậm việc tuyên bố.

 

Có thể định nghĩa một phép lạ là kỳ diệu không?

Không bao giờ y khoa sẽ tuyên bố đây là phép lạ kỳ diệu – phép lạ là lãnh vực của Đức tin. Y khoa chỉ xác nhận “không thể giải thích được trong sự hiểu biết y khoa” hiện nay.

Còn về phần Giáo hội, Giáo hội dựa trên định nghĩa thần học của phép lạ (‘nhân lên, biến đổi hay chữa lành: phép lạ không tạo ra. Phép lạ vượt sức mạnh tự nhiên nhưng không vi phạm luật tự nhiên’) và theo một số tiêu chuẩn khách quan (như nêu phần đầu bài), Giáo hội nhận biết chữa lành là dấu hiệu của Chúa, cho người được chữa lành và cho Giáo hội.

 

Tiến trình xác nhận y khoa được tiến triển như thế nào?

Mới đầu các bác sĩ khám những người được chữa lành và cho ý kiến của mình theo yêu cầu của giáo sĩ. Trong những năm 1880, một văn phòng y khoa chứng nhân phép lạ đã được thành lập, văn phòng có nhiệm vụ kiểm tra các vụ chữa lành. Với thời gian, các luật lệ đã được ấn định.

Năm 1947, Giám mục Théas thêm thành lập thêm một hội đồng y khoa cấp cao, một năm họp một lần ở Paris, đó là Hội đồng Y khoa Quốc tế Lộ Đức (Cmil). Hội đồng gồm khoảng 20 chuyên gia quốc tế được chọn một cách đặc biệt và được giám mục chỉ định. Không một hồ sơ nào được đưa đến Hội đồng nếu chưa được Văn phòng y khoa Lộ Đức tuyên bố. 

 

 

Khi nào thì tiến trình Giáo hội can thiệp vào?

Sau khi nhận các báo cáo y khoa liên tiếp, hồ sơ được đưa qua Ủy ban giáo luật địa phận, ủy ban sẽ cho biết đây là phép lạ hay không. Nhưng hồ sơ cũng được đưa qua Ủy ban y khoa địa phận trước khi đưa qua Hội đồng Y khoa Quốc tế. Sự phán xét về mặt giáo luật dựa trên tất cả ý kiến y khoa nhưng điều quan trọng đối với Giáo hội là ý kiến ở Paris.

 

Tiến trình phán xét giáo luật được tiến hành như thế nào?

Nếu giám mục không có sự đồng ý nhất loạt của Ủy ban thần học giáo phận, dù đa số đồng ý đây là phép lạ thì tốt hơn là không tuyên bố. Yếu tố quân bình của đương sự và sự biến đổi về mặt thiêng liêng từ khi có phép lạ là điều rất quan trọng dưới mắt Giáo hội.

 

Còn về việc tuyên bố phép lạ?

Lời tuyên bố được giám mục địa phận của đương sự ban tự sắc, ký và đưa ra công chúng trong bản tin địa phận chẳng hạn. Trong một vài trường hợp, có các buổi lễ trọng thể trước công chúng để tạ ơn.

 

Phải mất bao nhiêu thì giờ để tuyên bố một phép lạ?

Trung bình từ 10 đến 12 năm. Mười hai năm cho trường hợp phép lạ thứ 66 được Giáo hội công nhận của ông Jean-Pierre Bély. Năm 1987 ông được lành và năm 1999 mới công bố.

Nhưng thường thường các người được lành, hoặc họ không xác nhận họ được lành, hoặc hồ sơ y khoa không đầy đủ, hoặc họ quá nản vì các thử nghiệm y khoa vô tận, các khám nghiệm riêng kéo dài nhiều năm, vì mỗi yêu cầu là lại làm lại thử nghiệm nên họ ngừng tiến trình nửa chừng. Họ được lành và về mặt thiêng liêng, đối với họ như thế là đủ. Không cần chứng minh!

 

Ai là những người được phép lạ trong 66 phép lạ được công nhận?

Phụ nữ nhiều hơn là các ông, từ 2 đến 64 tuổi; đa số là người Pháp, nhưng cũng có 5 người Ý (người Ý là người đến Lộ Đức nhiều sau người Pháp), 3 người Bỉ, một người Đức, một người Áo, một người Thụy Sĩ; cũng như Giáo hội, họ đủ mọi thành phần, đủ hoàn cảnh, đủ mọi gốc gác xã hội.

 

Đâu là nơi và hỗ trợ cho vụ chữa lành của họ? Không có nơi và hỗ trợ nào duy nhất. Các vụ chữa lành có thể xảy ra ở Lộ Đức (hồ tắm, rước Thánh Thể) hay ở ngoài Lộ Đức. Hỗ trợ có thể là nước Lộ Đức, uống, băng bó hay chích vào. Hoặc nhờ cầu bàu với Đức Mẹ Lộ Đức. Cũng có trường hợp một người lành ở Oran, Algeria trong nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ Lộ Đức.

 

Các bệnh nào họ được lành?

Chung chung các bệnh của toàn cơ thể và tùy theo từng thời kỳ. Trong những năm từ 1890 đến 1910 là bệnh ho lao. Sau chiến tranh có 4 trường hợp bệnh xơ cứng bắp thịt, trường hợp gần nhất là của ông Jean-Pierre Bély, một loại bệnh không chữa lành được mà y khoa chưa xác định được. Các bệnh nhiễm và không di truyền như bệnh lang-đơn-đao 21. Vì theo định nghĩa thần học của phép lạ, phép lạ không tạo ra nhưng phục hồi một tình trạng đã bị mất. Như thế trong các bệnh di truyền, chung chung đây là do thiếu một cái gì ngay từ khi mới sinh.

 

Những người được nhận phép lạ, sau đó họ trở nên như thế nào?

Rất nhiều người đi tu, một kiểu ơn gọi nhờ họ được lành do phép lạ. Trong số này có nữ tu Marie-Thérèse Noblet, xơ đã cùng với Giám mục Boismenu thành lập Dòng Tông đồ Papous ở Tân Guinea.

Trong tất cả các trường hợp, sự thay đổi về mặt thiêng liêng của họ rất sâu đậm và họ tham dự tích cực vào đời sống Giáo hội, như trường hợp của ông Jean-Pierre Bély.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Phép Lạ

Theo giáo luật của tòa Thánh Vatican và được Giáo hoàng Bênêđictô XIV đưa ra từ năm 1734. Theo đó, các sự việc xảy ra được coi là phép lạ phải đạt đủ bảy tiêu chuẩn khách quan này:

 

- Bệnh phải nặng và không thể hoặc rất khó chữa;

- Bệnh được lành không ở giai đoạn cuối để rồi một thời gian ngắn sau phải đầu hàng;

- Chưa dùng thuốc men hoặc thuốc men không hiệu quả;

- Bệnh phải được lành hẳn;

- Bệnh phải được lành một cách thình lình và ngay lập tức;

- Trước đó không “thuyên giảm” cũng không bị lên cơn;

- Bệnh không tái lại.

 

Và để có thể tìm hiểu một cách thực tế về tiến trình công nhận phép lạ của tòa Thánh Roma chúng ta sẽ chiêm nghiệm qua việc công nhận những phép lạ ở đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức - Pháp. Ngay từ đầu ở Lộ Đức, sử gia người Pháp Yves Chiron nghiên cứu về việc Giáo hội phải nhờ đến y khoa để hỗ trợ cho nhận định của mình.

 

 

Vì sao Lộ Đức là đền thánh Đức Mẹ duy nhất có hệ thống y khoa nghiên cứu các vụ chữa lành?

Lý do là, ngay từ những ngày đầu đã có các bác sĩ có mặt ở đây để xác nhận các lần Đức Mẹ hiện ra (từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1858) và đã có các vụ chữa lành kỳ diệu ngay những tuần đầu tiên. Sự có mặt của hệ thống y khoa này trở thành quen thuộc. Thêm nữa, Giám mục Laurence giáo phận Lộ Đức năm 1858 thời đó, đã thành lập hội đồng khám nghiệm y khoa sau khi Đức Mẹ hiện ra để kiểm soát các vụ chữa lành về mặt y khoa, xem đây là tiêu chuẩn đích thực cho các lần Đức Mẹ hiện ra.

Bảy vụ chữa lành năm 1858 được Giáo hội công nhận.

 

Từ năm 1858 đến năm 1998 có 6772 vụ chữa lành được ghi nhận, 2000 vụ được Văn phòng y khoa Lộ Đức xác nhận nhưng chỉ có 66 vụ được Giáo hội công nhận. Vì sao có ít như vậy?

Bởi vì có một vài giai đoạn, Giáo hội ít quan tâm đến vấn đề tuyên bố các phép lạ. Thêm nữa, Giáo hội rất cẩn thận, với thời gian, Giáo hội thêm vào các thủ tục y khoa nên làm chậm việc tuyên bố.

 

Có thể định nghĩa một phép lạ là kỳ diệu không?

Không bao giờ y khoa sẽ tuyên bố đây là phép lạ kỳ diệu – phép lạ là lãnh vực của Đức tin. Y khoa chỉ xác nhận “không thể giải thích được trong sự hiểu biết y khoa” hiện nay.

Còn về phần Giáo hội, Giáo hội dựa trên định nghĩa thần học của phép lạ (‘nhân lên, biến đổi hay chữa lành: phép lạ không tạo ra. Phép lạ vượt sức mạnh tự nhiên nhưng không vi phạm luật tự nhiên’) và theo một số tiêu chuẩn khách quan (như nêu phần đầu bài), Giáo hội nhận biết chữa lành là dấu hiệu của Chúa, cho người được chữa lành và cho Giáo hội.

 

Tiến trình xác nhận y khoa được tiến triển như thế nào?

Mới đầu các bác sĩ khám những người được chữa lành và cho ý kiến của mình theo yêu cầu của giáo sĩ. Trong những năm 1880, một văn phòng y khoa chứng nhân phép lạ đã được thành lập, văn phòng có nhiệm vụ kiểm tra các vụ chữa lành. Với thời gian, các luật lệ đã được ấn định.

Năm 1947, Giám mục Théas thêm thành lập thêm một hội đồng y khoa cấp cao, một năm họp một lần ở Paris, đó là Hội đồng Y khoa Quốc tế Lộ Đức (Cmil). Hội đồng gồm khoảng 20 chuyên gia quốc tế được chọn một cách đặc biệt và được giám mục chỉ định. Không một hồ sơ nào được đưa đến Hội đồng nếu chưa được Văn phòng y khoa Lộ Đức tuyên bố. 

 

 

Khi nào thì tiến trình Giáo hội can thiệp vào?

Sau khi nhận các báo cáo y khoa liên tiếp, hồ sơ được đưa qua Ủy ban giáo luật địa phận, ủy ban sẽ cho biết đây là phép lạ hay không. Nhưng hồ sơ cũng được đưa qua Ủy ban y khoa địa phận trước khi đưa qua Hội đồng Y khoa Quốc tế. Sự phán xét về mặt giáo luật dựa trên tất cả ý kiến y khoa nhưng điều quan trọng đối với Giáo hội là ý kiến ở Paris.

 

Tiến trình phán xét giáo luật được tiến hành như thế nào?

Nếu giám mục không có sự đồng ý nhất loạt của Ủy ban thần học giáo phận, dù đa số đồng ý đây là phép lạ thì tốt hơn là không tuyên bố. Yếu tố quân bình của đương sự và sự biến đổi về mặt thiêng liêng từ khi có phép lạ là điều rất quan trọng dưới mắt Giáo hội.

 

Còn về việc tuyên bố phép lạ?

Lời tuyên bố được giám mục địa phận của đương sự ban tự sắc, ký và đưa ra công chúng trong bản tin địa phận chẳng hạn. Trong một vài trường hợp, có các buổi lễ trọng thể trước công chúng để tạ ơn.

 

Phải mất bao nhiêu thì giờ để tuyên bố một phép lạ?

Trung bình từ 10 đến 12 năm. Mười hai năm cho trường hợp phép lạ thứ 66 được Giáo hội công nhận của ông Jean-Pierre Bély. Năm 1987 ông được lành và năm 1999 mới công bố.

Nhưng thường thường các người được lành, hoặc họ không xác nhận họ được lành, hoặc hồ sơ y khoa không đầy đủ, hoặc họ quá nản vì các thử nghiệm y khoa vô tận, các khám nghiệm riêng kéo dài nhiều năm, vì mỗi yêu cầu là lại làm lại thử nghiệm nên họ ngừng tiến trình nửa chừng. Họ được lành và về mặt thiêng liêng, đối với họ như thế là đủ. Không cần chứng minh!

 

Ai là những người được phép lạ trong 66 phép lạ được công nhận?

Phụ nữ nhiều hơn là các ông, từ 2 đến 64 tuổi; đa số là người Pháp, nhưng cũng có 5 người Ý (người Ý là người đến Lộ Đức nhiều sau người Pháp), 3 người Bỉ, một người Đức, một người Áo, một người Thụy Sĩ; cũng như Giáo hội, họ đủ mọi thành phần, đủ hoàn cảnh, đủ mọi gốc gác xã hội.

 

Đâu là nơi và hỗ trợ cho vụ chữa lành của họ? Không có nơi và hỗ trợ nào duy nhất. Các vụ chữa lành có thể xảy ra ở Lộ Đức (hồ tắm, rước Thánh Thể) hay ở ngoài Lộ Đức. Hỗ trợ có thể là nước Lộ Đức, uống, băng bó hay chích vào. Hoặc nhờ cầu bàu với Đức Mẹ Lộ Đức. Cũng có trường hợp một người lành ở Oran, Algeria trong nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ Lộ Đức.

 

Các bệnh nào họ được lành?

Chung chung các bệnh của toàn cơ thể và tùy theo từng thời kỳ. Trong những năm từ 1890 đến 1910 là bệnh ho lao. Sau chiến tranh có 4 trường hợp bệnh xơ cứng bắp thịt, trường hợp gần nhất là của ông Jean-Pierre Bély, một loại bệnh không chữa lành được mà y khoa chưa xác định được. Các bệnh nhiễm và không di truyền như bệnh lang-đơn-đao 21. Vì theo định nghĩa thần học của phép lạ, phép lạ không tạo ra nhưng phục hồi một tình trạng đã bị mất. Như thế trong các bệnh di truyền, chung chung đây là do thiếu một cái gì ngay từ khi mới sinh.

 

Những người được nhận phép lạ, sau đó họ trở nên như thế nào?

Rất nhiều người đi tu, một kiểu ơn gọi nhờ họ được lành do phép lạ. Trong số này có nữ tu Marie-Thérèse Noblet, xơ đã cùng với Giám mục Boismenu thành lập Dòng Tông đồ Papous ở Tân Guinea.

Trong tất cả các trường hợp, sự thay đổi về mặt thiêng liêng của họ rất sâu đậm và họ tham dự tích cực vào đời sống Giáo hội, như trường hợp của ông Jean-Pierre Bély.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập