Cây thập giá ngược đóng đinh thánh Phêrô
Số lượng xem: 177

Thánh Phêrô là tông đồ trưởng của Chúa Giêsu và được Chúa trực tiếp trao quyền cai quản Hội Thánh ở trần gian. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma.

 

 

Truyền thống kể rằng khi Thánh Phêrô chịu tử đạo, ngài đã xin được đóng đinh lộn ngược đầu xuống đất vì cho rằng mình không xứng đáng bị đóng đinh theo cách Đức Giêsu đã phải chịu.

Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Đức Giêsu nói Phêrô phải chết cách nào:

Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn." Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: "Hãy theo Thầy" (Ga 21, 18-19).

“Anh sẽ phải dang tay ra”. Trong thế giới cổ đại – đặc biệt là theo truyền thống Kitô giáo – “dang tay ra” là nói đến cuộc đóng đinh. “Hãy theo Thầy” là báo trước sự bắt chước gương vâng phục của Đức Kitô “vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Pl 2,8),  Người mục tử thủ lãnh sẽ phải theo vị Mục tử Nhân lành đến cả cách chết như thế nào. Vào thời Thánh Gioan viết Tin Mừng thì cuộc tử đạo của Thánh Phêrô đã xảy ra rồi, thế nên ngài chết như thế nào thì cũng đã được nhiều tác giả nhìn nhận.

 

 

Trong cuốn Lịch sử Giáo hội  (khoảng năm 325 Công nguyên), Eusêbiô thành Caesarea viết:

Phêrô xuất hiện để rao giảng tại Pontus, Galatia, Bithynia, Cappadocia, và Á châu cho người Do Thái tản mác. Cuối cùng, ngài đã đến Rôma, chịu đóng đinh lộn đầu xuống đất vì đã xin được chết theo cách này… Những sự kiện này được Origen thuật lại trong cuốn thứ ba trong bộ sách Chú giải về Sáng thế ký (III.1).

Cuộc tử đạo của Thánh Phêrô cũng được các tác giả Kitô giáo sơ thời viết, gồm có Origen, Eusêbiô thành Caesarea, Thánh  Clementê thành Roma, Thánh Ignatiô thành Antiokia, Thánh Irênê, và Tertullianô.

Trong De Præscriptione 36 (khoảng năm 200 Công nguyên), Tertullianô viết:

Nếu bạn ở gần Ý, bạn có Rôma, nơi quyền lực từng nằm trong tầm tay. Thật may mắn biết bao cho Giáo hội này, nơi mà các Tông đồ tuôn đổ toàn bộ giáo huấn của mình ra với máu, nơi mà Thánh Phêrô đã mô phỏng Cuộc Thương Khó của Chúa, nơi mà Thánh Phaolô đã đội triều thiên với cái chết của Thánh Gioan (Tẩy giả).

Thập giá ngược ít được biết đến mặc dù có lịch sử lâu đời liên quan đến sự kiện tử đạo của thánh Phêrô, vị tông đồ nhận thấy mình không xứng đáng được đóng đinh như Đức Kitô nên đã yêu cầu đóng đinh ngược đầu xuống.

Do đó, trong ý nghĩa Kitô giáo thập giá ngược còn gọi là thập giá Thánh Phêrô, mang hàm ý khiêm hạ. Và nguồn gốc của thập giá này cũng giải thích tại sao thỉnh thoảng các Giáo Hoàng kế nhiệm thánh Phêrô vẫn còn dùng.

 

Sưu tầm & biên soạn

BÀI ĐĂNG
TAGS
Cây thập giá ngược đóng đinh thánh Phêrô

Thánh Phêrô là tông đồ trưởng của Chúa Giêsu và được Chúa trực tiếp trao quyền cai quản Hội Thánh ở trần gian. Ngài cũng là vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma.

 

 

Truyền thống kể rằng khi Thánh Phêrô chịu tử đạo, ngài đã xin được đóng đinh lộn ngược đầu xuống đất vì cho rằng mình không xứng đáng bị đóng đinh theo cách Đức Giêsu đã phải chịu.

Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Đức Giêsu nói Phêrô phải chết cách nào:

Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn." Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông: "Hãy theo Thầy" (Ga 21, 18-19).

“Anh sẽ phải dang tay ra”. Trong thế giới cổ đại – đặc biệt là theo truyền thống Kitô giáo – “dang tay ra” là nói đến cuộc đóng đinh. “Hãy theo Thầy” là báo trước sự bắt chước gương vâng phục của Đức Kitô “vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, thậm chí chết trên cây thập tự” (Pl 2,8),  Người mục tử thủ lãnh sẽ phải theo vị Mục tử Nhân lành đến cả cách chết như thế nào. Vào thời Thánh Gioan viết Tin Mừng thì cuộc tử đạo của Thánh Phêrô đã xảy ra rồi, thế nên ngài chết như thế nào thì cũng đã được nhiều tác giả nhìn nhận.

 

 

Trong cuốn Lịch sử Giáo hội  (khoảng năm 325 Công nguyên), Eusêbiô thành Caesarea viết:

Phêrô xuất hiện để rao giảng tại Pontus, Galatia, Bithynia, Cappadocia, và Á châu cho người Do Thái tản mác. Cuối cùng, ngài đã đến Rôma, chịu đóng đinh lộn đầu xuống đất vì đã xin được chết theo cách này… Những sự kiện này được Origen thuật lại trong cuốn thứ ba trong bộ sách Chú giải về Sáng thế ký (III.1).

Cuộc tử đạo của Thánh Phêrô cũng được các tác giả Kitô giáo sơ thời viết, gồm có Origen, Eusêbiô thành Caesarea, Thánh  Clementê thành Roma, Thánh Ignatiô thành Antiokia, Thánh Irênê, và Tertullianô.

Trong De Præscriptione 36 (khoảng năm 200 Công nguyên), Tertullianô viết:

Nếu bạn ở gần Ý, bạn có Rôma, nơi quyền lực từng nằm trong tầm tay. Thật may mắn biết bao cho Giáo hội này, nơi mà các Tông đồ tuôn đổ toàn bộ giáo huấn của mình ra với máu, nơi mà Thánh Phêrô đã mô phỏng Cuộc Thương Khó của Chúa, nơi mà Thánh Phaolô đã đội triều thiên với cái chết của Thánh Gioan (Tẩy giả).

Thập giá ngược ít được biết đến mặc dù có lịch sử lâu đời liên quan đến sự kiện tử đạo của thánh Phêrô, vị tông đồ nhận thấy mình không xứng đáng được đóng đinh như Đức Kitô nên đã yêu cầu đóng đinh ngược đầu xuống.

Do đó, trong ý nghĩa Kitô giáo thập giá ngược còn gọi là thập giá Thánh Phêrô, mang hàm ý khiêm hạ. Và nguồn gốc của thập giá này cũng giải thích tại sao thỉnh thoảng các Giáo Hoàng kế nhiệm thánh Phêrô vẫn còn dùng.

 

Sưu tầm & biên soạn