Kinh Mân Côi
Số lượng xem: 641

Kinh Mân Côi (rosarium, nghĩa là khu vườn hoa hồng. Trong tiếng Việt, Kinh Mân Côi còn được gọi bằng các tên như: Văn Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Mai Khôi...) là một phương pháp cầu nguyện phổ biến và quan trọng của Giáo hội Công giáo Rôma. Bài kinh này bao gồm một bộ tràng hạt và các câu kinh cầu theo mẫu. Khi thực hành, người Công giáo đọc lên thành tiếng, đọc thầm hay đọc bằng ý nghĩ theo trình tự: một Kinh Lạy Cha (Pater noster - Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện do chính Chúa Giêsu dạy), sau đó là mười Kinh Kính Mừng (Ave Maria - lời sứ thần Gabriel chào Đức Trinh Nữ Maria) và kết thúc bằng một Kinh Sáng Danh (Gloria Patri), mỗi trình tự như thế gọi là một "mầu nhiệm" (suy niệm), được hiểu là một bộ mười kinh. Một "mầu nhiệm" còn được gọi là một "sự" (một "decade"), tương ứng với một sự kiện về cuộc đời Chúa Giêsu và Mẹ Maria theo Tân Ước. Cho tới trước thế kỷ 21, Kinh Mân Côi bao gồm 15 mầu nhiệm, được chia làm ba nhóm: Mầu nhiệm năm Sự vui (Mysteria Gaudiosa), Mầu nhiệm năm Sự thương (Mysteria Dolorosa), Mầu nhiệm năm Sự mừng (Mysteria Gloriosa). Tất cả hầu như không có gì thay đổi cho đến năm 2002Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố thêm năm mầu nhiệm mới, đó là Mầu nhiệm năm Sự sáng (Mysteria Luminosa), như vậy, Kinh Mân Côi ngày nay có 20 mầu nhiệm.

 

 

Có những chi tiết khác nhau về lịch sử của Kinh Mân Côi. Theo truyền thống, Giáo hội tin rằng Kinh Mân Côi được Đức Mẹ Maria trao cho Thánh Đa Minh vào năm 1214 tại nhà thờ Prouille, gần Toulouse miền Nam nước Pháp. Thực tế, việc cầu nguyện với một tràng hạt đã có nguồn gốc rất xa xưa. Vào những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, các tu sĩ trong vùng sa mạc Ai Cập đã có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm kinh - kinh này là Kinh Lạy Cha. Người ta đã tìm thấy các tràng hạt, rất gống như tràng hạt ngày nay, thuộc thánh nữ Gertrude viện mẫu tu viện Biển Đức Nivelles, qua đời năm 664. Sự kiện này chứng minh cho thấy thói quen lập lại lời sứ thần Gabriel chào Đức Trinh Nữ Maria đã có từ thế kỷ thứ VII hay trước đó nữa.

Tùy mức độ sùng đạo, mỗi buổi sáng, họ quyết định số kinh sẽ đọc trong ngày tương ứng với số lượng hạt này rồi cho vào túi, đọc xong một kinh thì họ vứt đi một hạt. Đến thời Trung Cổ, các tu sĩ có thói quen đọc 150 bài Thánh Vịnh mỗi ngày trong giờ Kinh Phụng vụ. Nhưng có nhiều người không biết đọc và viết tiếng Latinh nên họ không hiểu và đọc 150 kinh Lạy Cha để thay thế. Để đếm các kinh ấy, người ta dùng những hạt gỗ xâu vào nhau nhờ một sợi dây và gọi đây là tràng hạt kinh Lạy Cha. Sau này, người ta dùng thêm Kinh Kính Mừng bên cạnh Kinh Lạy Cha. Thế kỷ thứ 7, là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Đức Mẹ Maria, giáo dân bắt đầu phổ biến việc đọc 150 Kinh Kính Mừng thay cho 150 kinh Lạy Cha và gọi các này là "sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ".

Tuy nhiên, cũng có giả thiết là tràng hạt có nguồn gốc từ thói quen lần hạt phát xuất từ Ailen trong môi trường của các đan viện, nơi các tu sĩ kiếm tìm sự hiệp thông với Thiên Chúa qua đời cầu nguyện với việc đọc 150 thánh vịnh của vua Đavít, tức toàn sách Thánh Vịnh của Thánh Kinh Cựu Ước. Nhưng chung quanh các đan viện cũng có các nhóm giáo dân ngày càng ước ao lời cầu nguyện chiêm niệm liên tục. Nhưng vào các thế kỷ xa xưa ấy ít có giáo dân biết đọc biết viết, và việc học thuộc lòng 150 thánh vịnh bằng tiếng Latinh cũng là điều rất khó. Vì thế để giúp các giáo dân này thỏa mãn ước vọng của họ, cần phải tìm ra hình thức nào thích hợp với các nhu cầu, mức độ văn hóa và tiết nhịp cuộc sống của họ. Vào khoảng năm 850 một đan sĩ Ailen gợi ý là cho các giáo dân này đọc 150 kinh Lậy Cha thay cho 150 Thánh Vịnh, cũng chia thành ba phần, mỗi phần 50 kinh, tương đương với ba lần đọc kinh Thần Vụ trong ngày của các đan sĩ.

Vào đầu thế kỷ XII đã được phổ biến bên Tây Phương thói quen đọc kinh Kính Mừng, hay đúng hơn lời sứ thần Gabriel chào Đức Trinh Nữ trong ngày truyền tin, tức phần đầu của Kinh Kính Mừng. Dĩ nhiên, lời sứ thần Gabriel chào Đức Maria đã được các tín hữu kitô biết từ lâu trước đó, vì nó đã được ghi lại trong các Phúc Âm và cho tới thế kỷ thứ VII đã được dùng như điệp khúc hát trong lúc dâng lễ vật trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng, là Chúa Nhật nêu bật vai trò của Mẹ Maria.

 

 

Thế kỷ 13, thánh Đa Minh được sứ mệnh chống lại sự bành trướng của lạc giáo Albigens. Theo tục truyền, năm 1213, Trinh nữ Maria hiện ra với ông và dạy phải dùng hai phương tiện để chiến thắng là giảng dạy và cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Từ năm 1410 đến 1439, một thầy tu tên là Dominique ở Köln, nước Đức đề nghị đọc theo một hình thức mới, chỉ có 50 kinh Kính Mừng, trước mỗi kinh có phần suy niệm một đoạn Phúc Âm. Ý tưởng này phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Từ thế kỷ 16 đến tận đầu thế kỷ 20, cấu trúc của Kinh Mân Côi cơ bản vẫn không thay đổi, gồm 15 "mầu nhiệm" chia làm ba nhóm. Trong thế kỷ 20, người ta còn phổ biến kinh cầu Fatima vào đoạn sau của mỗi "mầu nhiệm". Đến năm 2002, Giáo hoàng Gioan Phaolô II mới thêm vào Mầu nhiệm năm Sự sáng - đây là sự thay đổi lớn của kinh này sau năm thế kỷ.

Kinh Mân Côi gắn liền với những cách thức tôn kính Đức Mẹ Maria và nhiều ơn ích được ban cho khi lần hạt Mân Côi.

Kinh Mân Côi rất huyền nhiệm với Giáo hội Công giáo và Kitô hữu. Có rất nhiều sự kiện xảy ra được ghi chép lại khi cầu nguyện lần hạt Mân Côi. Và dưới đây là một sự kiện tiêu biểu.

Vào thế kỷ XVI đế quốc Hồi Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ rất hùng mạnh. Người Hồi tìm cách xâm lăng Âu châu. Các đạo binh Hồi đánh đâu thắng đó và họ muốn trực chỉ Roma. Tình hình nghiêm trọng này khiến cho Đức Giáo Hoàng Pio V rất âu lo. Người thành công trong việc quy tụ một lực lượng gồm các chiến thuyền các nước Âu châu dưới cờ Thánh Giá. Song song Đức Pio V kêu gọi mọi tín hữu sốt sắng lần hạt Mân Côi, tham dự các cuộc rước kiệu công khai và hãm mình đền tội, khẩn nài sự trợ giúp của Mẹ Maria.

 

 

Trận đánh đã diễn ra khốc liệt tại vịnh Lepanto ngày mùng 7 tháng 10 năm 1571 và liên minh Kitô đã chiến thắng quân hồi của đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, tránh cho Âu châu khỏi bị quân Hồi xâm lăng.

Khi chưa nhận được tin chiến thắng Lepanto, thì tại Roma Đức Giáo Hoàng Pio V đã cho đánh chuông mọi nhà thờ và tuyên bố là liên minh Kitô đã chiến thắng nhờ sự bầu cử của Đức Bà Mân Côi. Đức Pio V thêm vào kinh cầu Đức Bà tước hiệu ”Auxilium Christianorum Đức Bà phù hộ các Kitô hữu” và công bố sắc lệnh thành lập lễ nhớ Đức Bà Chiến Thắng ngày mùng 7 tháng 10.

Vì thế lần hạt Mân Côi được nhiều Giáo hoàng khuyến khích thực hành, đặc biệt là Giáo hoàng Lêô XIII. Vị giáo hoàng này được mệnh danh là "Giáo hoàng của Kinh Mân Côi" khi ông ban phép lành và làm lời kinh này trở nên phổ biến với tên gọi Rất thánh Mân Côi. Do hiệu quả của Kinh Mân Côi và sự can thiệp của Đức Mẹ Maria qua lời kinh này, mà Giáo hoàng Piô V đã đưa Lịch phụng vụ Công giáo với danh xưng Lễ Đức Mẹ Mân Côi, tổ chức vào ngày 7 tháng 10 hàng năm.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Kinh Mân Côi

Kinh Mân Côi (rosarium, nghĩa là khu vườn hoa hồng. Trong tiếng Việt, Kinh Mân Côi còn được gọi bằng các tên như: Văn Côi, Môi Côi, Môi Khôi, Mai Khôi...) là một phương pháp cầu nguyện phổ biến và quan trọng của Giáo hội Công giáo Rôma. Bài kinh này bao gồm một bộ tràng hạt và các câu kinh cầu theo mẫu. Khi thực hành, người Công giáo đọc lên thành tiếng, đọc thầm hay đọc bằng ý nghĩ theo trình tự: một Kinh Lạy Cha (Pater noster - Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện do chính Chúa Giêsu dạy), sau đó là mười Kinh Kính Mừng (Ave Maria - lời sứ thần Gabriel chào Đức Trinh Nữ Maria) và kết thúc bằng một Kinh Sáng Danh (Gloria Patri), mỗi trình tự như thế gọi là một "mầu nhiệm" (suy niệm), được hiểu là một bộ mười kinh. Một "mầu nhiệm" còn được gọi là một "sự" (một "decade"), tương ứng với một sự kiện về cuộc đời Chúa Giêsu và Mẹ Maria theo Tân Ước. Cho tới trước thế kỷ 21, Kinh Mân Côi bao gồm 15 mầu nhiệm, được chia làm ba nhóm: Mầu nhiệm năm Sự vui (Mysteria Gaudiosa), Mầu nhiệm năm Sự thương (Mysteria Dolorosa), Mầu nhiệm năm Sự mừng (Mysteria Gloriosa). Tất cả hầu như không có gì thay đổi cho đến năm 2002Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố thêm năm mầu nhiệm mới, đó là Mầu nhiệm năm Sự sáng (Mysteria Luminosa), như vậy, Kinh Mân Côi ngày nay có 20 mầu nhiệm.

 

 

Có những chi tiết khác nhau về lịch sử của Kinh Mân Côi. Theo truyền thống, Giáo hội tin rằng Kinh Mân Côi được Đức Mẹ Maria trao cho Thánh Đa Minh vào năm 1214 tại nhà thờ Prouille, gần Toulouse miền Nam nước Pháp. Thực tế, việc cầu nguyện với một tràng hạt đã có nguồn gốc rất xa xưa. Vào những thế kỷ đầu tiên của Kitô giáo, các tu sĩ trong vùng sa mạc Ai Cập đã có thói quen dùng những hạt cây hay những hòn sỏi nhỏ để đếm kinh - kinh này là Kinh Lạy Cha. Người ta đã tìm thấy các tràng hạt, rất gống như tràng hạt ngày nay, thuộc thánh nữ Gertrude viện mẫu tu viện Biển Đức Nivelles, qua đời năm 664. Sự kiện này chứng minh cho thấy thói quen lập lại lời sứ thần Gabriel chào Đức Trinh Nữ Maria đã có từ thế kỷ thứ VII hay trước đó nữa.

Tùy mức độ sùng đạo, mỗi buổi sáng, họ quyết định số kinh sẽ đọc trong ngày tương ứng với số lượng hạt này rồi cho vào túi, đọc xong một kinh thì họ vứt đi một hạt. Đến thời Trung Cổ, các tu sĩ có thói quen đọc 150 bài Thánh Vịnh mỗi ngày trong giờ Kinh Phụng vụ. Nhưng có nhiều người không biết đọc và viết tiếng Latinh nên họ không hiểu và đọc 150 kinh Lạy Cha để thay thế. Để đếm các kinh ấy, người ta dùng những hạt gỗ xâu vào nhau nhờ một sợi dây và gọi đây là tràng hạt kinh Lạy Cha. Sau này, người ta dùng thêm Kinh Kính Mừng bên cạnh Kinh Lạy Cha. Thế kỷ thứ 7, là thế kỷ khởi sắc của việc sùng kính Đức Mẹ Maria, giáo dân bắt đầu phổ biến việc đọc 150 Kinh Kính Mừng thay cho 150 kinh Lạy Cha và gọi các này là "sách Thánh Vịnh của Đức Mẹ".

Tuy nhiên, cũng có giả thiết là tràng hạt có nguồn gốc từ thói quen lần hạt phát xuất từ Ailen trong môi trường của các đan viện, nơi các tu sĩ kiếm tìm sự hiệp thông với Thiên Chúa qua đời cầu nguyện với việc đọc 150 thánh vịnh của vua Đavít, tức toàn sách Thánh Vịnh của Thánh Kinh Cựu Ước. Nhưng chung quanh các đan viện cũng có các nhóm giáo dân ngày càng ước ao lời cầu nguyện chiêm niệm liên tục. Nhưng vào các thế kỷ xa xưa ấy ít có giáo dân biết đọc biết viết, và việc học thuộc lòng 150 thánh vịnh bằng tiếng Latinh cũng là điều rất khó. Vì thế để giúp các giáo dân này thỏa mãn ước vọng của họ, cần phải tìm ra hình thức nào thích hợp với các nhu cầu, mức độ văn hóa và tiết nhịp cuộc sống của họ. Vào khoảng năm 850 một đan sĩ Ailen gợi ý là cho các giáo dân này đọc 150 kinh Lậy Cha thay cho 150 Thánh Vịnh, cũng chia thành ba phần, mỗi phần 50 kinh, tương đương với ba lần đọc kinh Thần Vụ trong ngày của các đan sĩ.

Vào đầu thế kỷ XII đã được phổ biến bên Tây Phương thói quen đọc kinh Kính Mừng, hay đúng hơn lời sứ thần Gabriel chào Đức Trinh Nữ trong ngày truyền tin, tức phần đầu của Kinh Kính Mừng. Dĩ nhiên, lời sứ thần Gabriel chào Đức Maria đã được các tín hữu kitô biết từ lâu trước đó, vì nó đã được ghi lại trong các Phúc Âm và cho tới thế kỷ thứ VII đã được dùng như điệp khúc hát trong lúc dâng lễ vật trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ IV Mùa Vọng, là Chúa Nhật nêu bật vai trò của Mẹ Maria.

 

 

Thế kỷ 13, thánh Đa Minh được sứ mệnh chống lại sự bành trướng của lạc giáo Albigens. Theo tục truyền, năm 1213, Trinh nữ Maria hiện ra với ông và dạy phải dùng hai phương tiện để chiến thắng là giảng dạy và cầu nguyện bằng kinh Mân Côi. Từ năm 1410 đến 1439, một thầy tu tên là Dominique ở Köln, nước Đức đề nghị đọc theo một hình thức mới, chỉ có 50 kinh Kính Mừng, trước mỗi kinh có phần suy niệm một đoạn Phúc Âm. Ý tưởng này phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Từ thế kỷ 16 đến tận đầu thế kỷ 20, cấu trúc của Kinh Mân Côi cơ bản vẫn không thay đổi, gồm 15 "mầu nhiệm" chia làm ba nhóm. Trong thế kỷ 20, người ta còn phổ biến kinh cầu Fatima vào đoạn sau của mỗi "mầu nhiệm". Đến năm 2002, Giáo hoàng Gioan Phaolô II mới thêm vào Mầu nhiệm năm Sự sáng - đây là sự thay đổi lớn của kinh này sau năm thế kỷ.

Kinh Mân Côi gắn liền với những cách thức tôn kính Đức Mẹ Maria và nhiều ơn ích được ban cho khi lần hạt Mân Côi.

Kinh Mân Côi rất huyền nhiệm với Giáo hội Công giáo và Kitô hữu. Có rất nhiều sự kiện xảy ra được ghi chép lại khi cầu nguyện lần hạt Mân Côi. Và dưới đây là một sự kiện tiêu biểu.

Vào thế kỷ XVI đế quốc Hồi Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ rất hùng mạnh. Người Hồi tìm cách xâm lăng Âu châu. Các đạo binh Hồi đánh đâu thắng đó và họ muốn trực chỉ Roma. Tình hình nghiêm trọng này khiến cho Đức Giáo Hoàng Pio V rất âu lo. Người thành công trong việc quy tụ một lực lượng gồm các chiến thuyền các nước Âu châu dưới cờ Thánh Giá. Song song Đức Pio V kêu gọi mọi tín hữu sốt sắng lần hạt Mân Côi, tham dự các cuộc rước kiệu công khai và hãm mình đền tội, khẩn nài sự trợ giúp của Mẹ Maria.

 

 

Trận đánh đã diễn ra khốc liệt tại vịnh Lepanto ngày mùng 7 tháng 10 năm 1571 và liên minh Kitô đã chiến thắng quân hồi của đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ, tránh cho Âu châu khỏi bị quân Hồi xâm lăng.

Khi chưa nhận được tin chiến thắng Lepanto, thì tại Roma Đức Giáo Hoàng Pio V đã cho đánh chuông mọi nhà thờ và tuyên bố là liên minh Kitô đã chiến thắng nhờ sự bầu cử của Đức Bà Mân Côi. Đức Pio V thêm vào kinh cầu Đức Bà tước hiệu ”Auxilium Christianorum Đức Bà phù hộ các Kitô hữu” và công bố sắc lệnh thành lập lễ nhớ Đức Bà Chiến Thắng ngày mùng 7 tháng 10.

Vì thế lần hạt Mân Côi được nhiều Giáo hoàng khuyến khích thực hành, đặc biệt là Giáo hoàng Lêô XIII. Vị giáo hoàng này được mệnh danh là "Giáo hoàng của Kinh Mân Côi" khi ông ban phép lành và làm lời kinh này trở nên phổ biến với tên gọi Rất thánh Mân Côi. Do hiệu quả của Kinh Mân Côi và sự can thiệp của Đức Mẹ Maria qua lời kinh này, mà Giáo hoàng Piô V đã đưa Lịch phụng vụ Công giáo với danh xưng Lễ Đức Mẹ Mân Côi, tổ chức vào ngày 7 tháng 10 hàng năm.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập