Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Số lượng xem: 609

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (hoặc lễ Hiện xuống, lễ Giáng xuống, lễ Hạ trần) là một ngày lễ của Kitô giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi tính bắt đầu từ ngày lễ Phục sinh. Tên gọi ngày lễ này trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngày thứ năm mươi cho nên đây cũng được gọi là Lễ Ngũ Tuần (tuần ở đây được hiểu là khoảng thời gian mười ngày).

 

 

Ngày thứ bốn mươi kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh có ngày lễ Chúa Giêsu lên trời (tức Lễ Thăng Thiên, rơi vào ngày Thứ năm) nhưng thường được dời vào ngày Chúa nhật kế tiếp. Ngày thứ năm mươi kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh là ngày Lễ Ngũ Tuần kỉ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ theo Tân Ước, ngày này cũng được coi là ngày khai sinh ra Giáo hội.

Nhưng quan trọng hơn, người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh Linh hiện xuống, ngày này được tin là mang đến những tín hiệu tốt lành và niềm tin vào sự sống. Tên gọi ngày lễ này trong một số nước châu Âu còn có nghĩa là phép Thần trị bệnh - vào dịp lễ người ta mong ước và chúc cho nhau mọi bệnh tật sẽ qua khỏi.

Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là một trong những ngày lễ cổ xưa nhất của Giáo hội được đề cập trong sách Công vụ Tông đồ (20:16) và Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô (16: 8).

Đối với đạo Do Thái họ cũng tổ chức mừng Lễ Ngũ Tuần, nhưng không giống với các Kitô Hữu. Họ mừng Lễ Ngũ Tuần để kỷ niệm việc Thiên Chúa ban mười điều răn trên núi Sinai năm mươi ngày sau khi họ thoát khỏi ách nô lệ. Theo truyền thống của người Do Thái, họ tổ chức lễ Ngũ Tuần sau Lễ Vượt Qua năm mươi ngày.

Ngày lễ này còn được gọi là ngày Hội mùa, vì ngày này đánh dấu một mùa thu hoạch sắp tới. Tại Nhà thờ, ngày lễ này họ dâng lên bàn thờ Chúa những ổ bánh mì từ những hạt lúa mì đầu mùa.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (hoặc lễ Hiện xuống, lễ Giáng xuống, lễ Hạ trần) là một ngày lễ của Kitô giáo được cử hành vào ngày thứ năm mươi tính bắt đầu từ ngày lễ Phục sinh. Tên gọi ngày lễ này trong tiếng Hy Lạp nghĩa là ngày thứ năm mươi cho nên đây cũng được gọi là Lễ Ngũ Tuần (tuần ở đây được hiểu là khoảng thời gian mười ngày).

 

 

Ngày thứ bốn mươi kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh có ngày lễ Chúa Giêsu lên trời (tức Lễ Thăng Thiên, rơi vào ngày Thứ năm) nhưng thường được dời vào ngày Chúa nhật kế tiếp. Ngày thứ năm mươi kể từ sau ngày Lễ Phục Sinh là ngày Lễ Ngũ Tuần kỉ niệm Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ theo Tân Ước, ngày này cũng được coi là ngày khai sinh ra Giáo hội.

Nhưng quan trọng hơn, người ta kỷ niệm ngày lễ này với ý nghĩa rằng đây là dịp Chúa Thánh Linh hiện xuống, ngày này được tin là mang đến những tín hiệu tốt lành và niềm tin vào sự sống. Tên gọi ngày lễ này trong một số nước châu Âu còn có nghĩa là phép Thần trị bệnh - vào dịp lễ người ta mong ước và chúc cho nhau mọi bệnh tật sẽ qua khỏi.

Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là một trong những ngày lễ cổ xưa nhất của Giáo hội được đề cập trong sách Công vụ Tông đồ (20:16) và Thư thứ nhất của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô (16: 8).

Đối với đạo Do Thái họ cũng tổ chức mừng Lễ Ngũ Tuần, nhưng không giống với các Kitô Hữu. Họ mừng Lễ Ngũ Tuần để kỷ niệm việc Thiên Chúa ban mười điều răn trên núi Sinai năm mươi ngày sau khi họ thoát khỏi ách nô lệ. Theo truyền thống của người Do Thái, họ tổ chức lễ Ngũ Tuần sau Lễ Vượt Qua năm mươi ngày.

Ngày lễ này còn được gọi là ngày Hội mùa, vì ngày này đánh dấu một mùa thu hoạch sắp tới. Tại Nhà thờ, ngày lễ này họ dâng lên bàn thờ Chúa những ổ bánh mì từ những hạt lúa mì đầu mùa.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập