Kinh Thánh
Số lượng xem: 466

Kinh Thánh là từ ngữ để chỉ các văn bản thiêng liêng, chủ yếu từ các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Kinh Thánh là bộ sách bán chạy nhất mọi thời đại, ước tính mỗi năm có thêm 100 triệu bản và nó đã gây sức ảnh hưởng lớn về văn học và lịch sử, đặc biệt là ở thế giới phương Tây, nơi mà Kinh Thánh là sách lần đầu được in hàng loạt.

 

 

Kinh Thánh có lẽ là bộ sách gây ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử loài người. Số bản in của Kinh Thánh vượt qua mọi sách khác. Kinh Thánh Hebrew giáo cũng như Kinh Thánh Kitô giáo được dịch nhiều lần, sang nhiều ngôn ngữ hơn bất cứ sách nào khác. Kinh Thánh trọn bộ hoặc một phần, đã được dịch sang hơn 2.100 ngôn ngữ của 90% dân số thế giới. Kể từ năm 1815, ước tính có khoảng hơn 5 tỷ ấn bản.

Kinh Thánh Người Do Thái gọi là Tanakh, gồm 24 quyển, chia làm 3 phần: Sách Luật Giao Ước (Torah), Sách Ngôn Sứ (Nevi'im) và Sách Văn Chương (Ketuvim).

Kinh Thánh Kitô giáo gồm Cựu Ước (nghĩa là Giao ước cũ) và Tân Ước (nghĩa là Giao ước mới). Cựu Ước là phần kế thừa từ Tanakh, được chia thành các nhóm sách: Ngũ Thư, Lịch sử, Ngôn Sứ và Giáo Huấn, còn Tân Ước là các sách do các môn đệ của Chúa Giêsu (và những người kế thừa họ) được linh hứng, nghĩa là được soi sáng và thúc đẩy để viết ra. Tân Ước gồm 27 quyển, số lượng này được cố định vào thế kỷ thứ 4 và được hầu hết các giáo hội Kitô giáo chấp nhận. Chúng bao gồm sách Phúc Âmsách Công vụ Tông đồ, các thư của Phaolô, các thư của các sứ đồ khác và sách Khải Huyền.

Dù Tanakh gồm 24 quyển, nhưng các nhóm Kháng Cách tính thành 39 quyển. Giáo hội Công giáo và các giáo hội Kitô khác có thêm một số sách trong Cựu Ước, lấy từ Bản Bảy Mươi (Septuaginta) của Do Thái vì họ giữ các sách này lại sau khi những người Cải cách Kháng Cách (Tin Lành) không đưa vào mục vụ.

 

 

Nhiều nhà giáo dục thấy rằng Kinh Thánh Kitô giáo đã ăn rễ vững chắc vào Văn hóa phương Tây đến nỗi bất cứ ai dù có niềm tin hay không, nếu không quen thuộc với các giá trị và giáo huấn của Kinh Thánh sẽ trở nên dốt nát về văn hoá.

Từ "Kinh Thánh" trong tiếng Hy Lạp là βιβλια (biblia), nghĩa là "Sách", từ này lại có nguồn gốc từ βυβλος (byblos) có nghĩa "giấy cói" (papyrus), từ tên của thành phố Byblos xứ Phenicie (Phoenicia) cổ đại, là nơi xuất khẩu giấy cói.

Thuật ngữ "Kinh Thánh" cũng được dùng cho các văn bản của các niềm tin không khởi nguồn từ Abraham nhưng rất hãn hữu.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Kinh Thánh

Kinh Thánh là từ ngữ để chỉ các văn bản thiêng liêng, chủ yếu từ các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Kinh Thánh là bộ sách bán chạy nhất mọi thời đại, ước tính mỗi năm có thêm 100 triệu bản và nó đã gây sức ảnh hưởng lớn về văn học và lịch sử, đặc biệt là ở thế giới phương Tây, nơi mà Kinh Thánh là sách lần đầu được in hàng loạt.

 

 

Kinh Thánh có lẽ là bộ sách gây ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử loài người. Số bản in của Kinh Thánh vượt qua mọi sách khác. Kinh Thánh Hebrew giáo cũng như Kinh Thánh Kitô giáo được dịch nhiều lần, sang nhiều ngôn ngữ hơn bất cứ sách nào khác. Kinh Thánh trọn bộ hoặc một phần, đã được dịch sang hơn 2.100 ngôn ngữ của 90% dân số thế giới. Kể từ năm 1815, ước tính có khoảng hơn 5 tỷ ấn bản.

Kinh Thánh Người Do Thái gọi là Tanakh, gồm 24 quyển, chia làm 3 phần: Sách Luật Giao Ước (Torah), Sách Ngôn Sứ (Nevi'im) và Sách Văn Chương (Ketuvim).

Kinh Thánh Kitô giáo gồm Cựu Ước (nghĩa là Giao ước cũ) và Tân Ước (nghĩa là Giao ước mới). Cựu Ước là phần kế thừa từ Tanakh, được chia thành các nhóm sách: Ngũ Thư, Lịch sử, Ngôn Sứ và Giáo Huấn, còn Tân Ước là các sách do các môn đệ của Chúa Giêsu (và những người kế thừa họ) được linh hứng, nghĩa là được soi sáng và thúc đẩy để viết ra. Tân Ước gồm 27 quyển, số lượng này được cố định vào thế kỷ thứ 4 và được hầu hết các giáo hội Kitô giáo chấp nhận. Chúng bao gồm sách Phúc Âmsách Công vụ Tông đồ, các thư của Phaolô, các thư của các sứ đồ khác và sách Khải Huyền.

Dù Tanakh gồm 24 quyển, nhưng các nhóm Kháng Cách tính thành 39 quyển. Giáo hội Công giáo và các giáo hội Kitô khác có thêm một số sách trong Cựu Ước, lấy từ Bản Bảy Mươi (Septuaginta) của Do Thái vì họ giữ các sách này lại sau khi những người Cải cách Kháng Cách (Tin Lành) không đưa vào mục vụ.

 

 

Nhiều nhà giáo dục thấy rằng Kinh Thánh Kitô giáo đã ăn rễ vững chắc vào Văn hóa phương Tây đến nỗi bất cứ ai dù có niềm tin hay không, nếu không quen thuộc với các giá trị và giáo huấn của Kinh Thánh sẽ trở nên dốt nát về văn hoá.

Từ "Kinh Thánh" trong tiếng Hy Lạp là βιβλια (biblia), nghĩa là "Sách", từ này lại có nguồn gốc từ βυβλος (byblos) có nghĩa "giấy cói" (papyrus), từ tên của thành phố Byblos xứ Phenicie (Phoenicia) cổ đại, là nơi xuất khẩu giấy cói.

Thuật ngữ "Kinh Thánh" cũng được dùng cho các văn bản của các niềm tin không khởi nguồn từ Abraham nhưng rất hãn hữu.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập