Bữa Tiệc Ly
Số lượng xem: 508

Theo các sách phúc âm, Tiệc Ly là bữa ăn sau cùng Chúa Giêsu chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài bị đóng đanh.

Tín hữu Công giáo tưởng nhớ Tiệc Ly là sự kiện Chúa Giê-su thiết lập hai bí tíchThánh Thể và Truyền chức thánh, trong khi tín hữu Kháng Cách (Protestant) xem sự kiện này là "sự khởi đầu của Giao ước mới", đã được tiên báo bởi Tiên tri Jeremiah và ứng nghiệm bởi Chúa Giêsu tại bữa Tiệc Ly, khi Ngài phán "Hãy lấy ăn đi, (bánh) này là Thân thể Ta, vỡ ra vì các ngươi. Hãy lấy chén và uống; (rượu nho) này là Huyết Ta, đổ ra cho nhiều người để được tha tội". Nhiều tín hữu Cơ Đốc xem việc tưởng nhớ với Bánh và Rượu nho là sự ứng nghiệm cho ý nghĩa tiên báo của lễ Vượt qua, vì Chúa Giê-su Cơ Đốc đã trở nên "sinh tế Lễ Vượt qua của chúng ta, đã hi sinh vì chúng ta" (1Cor. 5.7). Như thế, dự phần vào lễ Vượt qua nay trở nên dấu hiệu của Giao ước mới, trong sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của nghi thức này.

Tiệc Ly cũng là tiêu đề của nhiều tác phẩm hội họa, nổi tiếng nhất có lẽ là bức tranh của danh họa Leonardo da Vinci (Leonardo di ser Piero da Vinci là một họa sĩnhà điêu khắckiến trúc sưnhạc sĩbác sĩkỹ sưnhà giải phẫunhà phát minh và triết học tự nhiên người Ý. Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại). Theo các học giả, bữa ăn là dịp kỷ niệm Lễ Vượt qua, cử hành vào tối thứ Năm trước khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập tự giá vào thứ Sáu. Quan điểm này dựa trên ký thuật của các sách Phúc âm Nhất lãm, nhưng theo ký thuật của Phúc âm John (Thánh Gioan), Tiệc Ly được tổ chức trước Lễ Vượt qua, như vậy Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng ngay vào thời điểm giết con chiên trong lễ Vượt qua (ký thuật này được chấp nhận bởi Chính Thống giáo). Một số tín hữu Cơ Đốc tin rằng, qua sự xem xét cẩn trọng các ký thuật của các sách phúc âm, thời điểm tổ chức bữa Tiệc Ly là vào thứ Ba, và Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thứ Tư.

 

 

Câu chuyện về việc Leonardo da Vinci vẽ bức Tiệc Ly rất nhiều tình tiết ly kỳ.

Danh họa Leonardo Da Vinci vẽ bích họa Bữa Tiệc Ly (The Last Supper) mất 3 năm liền – không phải là 7 hoặc 20 năm như một số người nghĩ. Ðó là bức tranh vẽ mô tả Chúa Giêsu và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài bị môn đệ Giuđa phản bội. Bữa Tiệc Ly vào chiều tối một ngày thứ Năm, thời điểm Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức Linh mục tư tế.

Leonardo đã tốn nhiều công phu đi tìm người mẫu. Giữa hàng ngàn thanh niên ông mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm người mẫu vẽ Chúa Giêsu. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt 6 tháng liền trước chàng trai để hình ảnh Chúa Giêsu có thể hiện ra trên bức họa.

Những năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 11 môn đệ, chỉ còn Giuđa – người môn đệ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc. Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ thâm độc. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đi người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình.

Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy vẫn chưa đủ để biểu lộ cái ác của Giuđa. Một hôm, Da Vinci được thông báo có một người mà ngoại hình có thể đáp ứng yêu cầu của ông. Người đó đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì tội giết người và nhiều tội ác tày trời khác.

Da Vinci lập tức lên đường đi Rôma. Trước mặt ông là một gã đàn ông nước da đen sạm với mái tóc dài bẩn thỉu xoã xuống, một khuôn mặt xấu xa, hiểm ác, hiển hiện rõ tính cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Ðúng, đây là Giuđa!

Ðược phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan, nơi bức tranh đang vẽ dang dở. Mỗi ngày tên tù ngồi trước Da Vinci và người hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.

Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo với lính gác: "Các anh đem người này đi đi…". Lính canh túm lấy kẻ tử tù nhưng hắn đột nhiên vùng ra, lao đến quỳ xuống bên chân Da Vinci và khóc nức lên: "Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn tôi! Ngài không nhận ra tôi sao?".

Da Vinci quan sát kẻ mà 6 tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt, rồi ông đáp: "Không, tôi chưa từng nhìn thấy anh cho đến khi anh được đưa đến từ hầm ngục Rôma". Tên tử tù kêu lên: "Ngài Vinci, hãy nhìn kỹ tôi đi! Tôi chính là người mà ngài đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Giêsu đây…".

Câu chuyện này có thật? như bích họa Bữa Tiệc Ly là có thật. Chàng trai từng được chọn làm hình mẫu vẽ Chúa Giêsu đã tự biến mình thành hình tượng của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử chỉ sau một thời gian ngắn!

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Bữa Tiệc Ly

Theo các sách phúc âm, Tiệc Ly là bữa ăn sau cùng Chúa Giêsu chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài bị đóng đanh.

Tín hữu Công giáo tưởng nhớ Tiệc Ly là sự kiện Chúa Giê-su thiết lập hai bí tíchThánh Thể và Truyền chức thánh, trong khi tín hữu Kháng Cách (Protestant) xem sự kiện này là "sự khởi đầu của Giao ước mới", đã được tiên báo bởi Tiên tri Jeremiah và ứng nghiệm bởi Chúa Giêsu tại bữa Tiệc Ly, khi Ngài phán "Hãy lấy ăn đi, (bánh) này là Thân thể Ta, vỡ ra vì các ngươi. Hãy lấy chén và uống; (rượu nho) này là Huyết Ta, đổ ra cho nhiều người để được tha tội". Nhiều tín hữu Cơ Đốc xem việc tưởng nhớ với Bánh và Rượu nho là sự ứng nghiệm cho ý nghĩa tiên báo của lễ Vượt qua, vì Chúa Giê-su Cơ Đốc đã trở nên "sinh tế Lễ Vượt qua của chúng ta, đã hi sinh vì chúng ta" (1Cor. 5.7). Như thế, dự phần vào lễ Vượt qua nay trở nên dấu hiệu của Giao ước mới, trong sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của nghi thức này.

Tiệc Ly cũng là tiêu đề của nhiều tác phẩm hội họa, nổi tiếng nhất có lẽ là bức tranh của danh họa Leonardo da Vinci (Leonardo di ser Piero da Vinci là một họa sĩnhà điêu khắckiến trúc sưnhạc sĩbác sĩkỹ sưnhà giải phẫunhà phát minh và triết học tự nhiên người Ý. Ông được coi là thiên tài toàn năng nhất lịch sử nhân loại). Theo các học giả, bữa ăn là dịp kỷ niệm Lễ Vượt qua, cử hành vào tối thứ Năm trước khi Chúa Giêsu chịu đóng đinh trên thập tự giá vào thứ Sáu. Quan điểm này dựa trên ký thuật của các sách Phúc âm Nhất lãm, nhưng theo ký thuật của Phúc âm John (Thánh Gioan), Tiệc Ly được tổ chức trước Lễ Vượt qua, như vậy Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng ngay vào thời điểm giết con chiên trong lễ Vượt qua (ký thuật này được chấp nhận bởi Chính Thống giáo). Một số tín hữu Cơ Đốc tin rằng, qua sự xem xét cẩn trọng các ký thuật của các sách phúc âm, thời điểm tổ chức bữa Tiệc Ly là vào thứ Ba, và Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thứ Tư.

 

 

Câu chuyện về việc Leonardo da Vinci vẽ bức Tiệc Ly rất nhiều tình tiết ly kỳ.

Danh họa Leonardo Da Vinci vẽ bích họa Bữa Tiệc Ly (The Last Supper) mất 3 năm liền – không phải là 7 hoặc 20 năm như một số người nghĩ. Ðó là bức tranh vẽ mô tả Chúa Giêsu và 12 môn đệ trong bữa ăn cuối cùng trước khi Ngài bị môn đệ Giuđa phản bội. Bữa Tiệc Ly vào chiều tối một ngày thứ Năm, thời điểm Chúa Giêsu thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức Linh mục tư tế.

Leonardo đã tốn nhiều công phu đi tìm người mẫu. Giữa hàng ngàn thanh niên ông mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện, một tính cách thanh khiết tuyệt đối làm người mẫu vẽ Chúa Giêsu. Da Vinci làm việc không mệt mỏi suốt 6 tháng liền trước chàng trai để hình ảnh Chúa Giêsu có thể hiện ra trên bức họa.

Những năm tiếp theo ông lần lượt vẽ xong 11 môn đệ, chỉ còn Giuđa – người môn đệ đã phản bội Chúa vì 30 đồng bạc. Hoạ sĩ muốn tìm một người đàn ông có khuôn mặt hằn lên sự hám lợi, lừa lọc, đạo đức giả và cực kỳ thâm độc. Khuôn mặt đó phải toát lên tính cách của kẻ sẵn sàng bán đi người bạn thân nhất, người thầy kính yêu nhất của chính mình.

Cuộc tìm kiếm dường như vô vọng. Bao nhiêu gương mặt xấu xa nhất, độc ác nhất, Vinci đều thấy vẫn chưa đủ để biểu lộ cái ác của Giuđa. Một hôm, Da Vinci được thông báo có một người mà ngoại hình có thể đáp ứng yêu cầu của ông. Người đó đang ở trong một hầm ngục ở Roma, bị kết án tử hình vì tội giết người và nhiều tội ác tày trời khác.

Da Vinci lập tức lên đường đi Rôma. Trước mặt ông là một gã đàn ông nước da đen sạm với mái tóc dài bẩn thỉu xoã xuống, một khuôn mặt xấu xa, hiểm ác, hiển hiện rõ tính cách của một kẻ hoàn toàn bị tha hoá. Ðúng, đây là Giuđa!

Ðược phép đặc biệt của Đức Vua, người tù được đưa tới Milan, nơi bức tranh đang vẽ dang dở. Mỗi ngày tên tù ngồi trước Da Vinci và người hoạ sĩ thiên tài cần mẫn với công việc truyền tải vào bức tranh diện mạo của kẻ phản phúc.

Khi nét vẽ cuối cùng hoàn thành, kiệt sức vì phải đối mặt với cái ác một thời gian dài, Vinci quay sang bảo với lính gác: "Các anh đem người này đi đi…". Lính canh túm lấy kẻ tử tù nhưng hắn đột nhiên vùng ra, lao đến quỳ xuống bên chân Da Vinci và khóc nức lên: "Ôi, ngài Da Vinci! Hãy nhìn tôi! Ngài không nhận ra tôi sao?".

Da Vinci quan sát kẻ mà 6 tháng qua ông đã liên tục nhìn mặt, rồi ông đáp: "Không, tôi chưa từng nhìn thấy anh cho đến khi anh được đưa đến từ hầm ngục Rôma". Tên tử tù kêu lên: "Ngài Vinci, hãy nhìn kỹ tôi đi! Tôi chính là người mà ngài đã chọn làm mẫu để vẽ Chúa Giêsu đây…".

Câu chuyện này có thật? như bích họa Bữa Tiệc Ly là có thật. Chàng trai từng được chọn làm hình mẫu vẽ Chúa Giêsu đã tự biến mình thành hình tượng của kẻ phản bội ghê gớm nhất trong lịch sử chỉ sau một thời gian ngắn!

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập