Cây Đại phong cầm của nhà thờ lớn Hà Nội
Số lượng xem: 790

Cây đại phong cầm của nhà thờ lớn Hà Nội (nhà thờ chính tòa Hà Nội) có một lịch sử rất lạ lùng, như một phép lạ vậy.

 

 

Cây Đại Phong Cầm (Pipe organ ) này được nghệ nhân nổi tiếng sản xuất nhạc cụ người Bỉ - Guido Schumacher chế tạo cách đây gần 30 năm theo đơn đặt hàng của Sun City Hall - trung tâm dành cho người cao tuổi tại thành phố Itami, tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Giá của nó lúc bấy giờ là 70 triệu yên (khoảng 560.000 USD).

Cây Đại Phong Cầm này cao 7m, gồm 1.696 ống, với chất liệu từng bộ phận được lựa chọn để phù hợp với khí hậu ẩm ướt ở Itami và cách bài trí của hội trường.

Tuy nhiên theo thời gian, chi phí bảo trì và sửa chữa chiếc đàn này quá cao, vượt ngân sách dành cho các chương trình phúc lợi của người cao tuổi, vì vậy chính quyền dự định sẽ bỏ cây đại phong cầm.

 

 

Thông tin này lập tức vấp phải sự chỉ trích của những người trong ngành công nghiệp âm nhạc, họ cho rằng thành phố đang coi thường sự linh thiêng và cao quý của âm nhạc. Giải pháp đưa ra đó là tìm một nơi muốn sử dụng chiếc đại phong cầm này.

Trước các phản ứng đó, thành phố Itami bắt đầu tìm kiếm nơi có thể nhận cây Đại Phong Cầm này. Kế hoạch dự kiến sẽ bàn giao chiếc đàn cho bên phù hợp vào năm 2020, để có thể tiến hành việc cải tạo hội trường vào năm 2021.

Sun City Hall đăng thông tin lên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội nhưng vẫn không tìm được nơi nào có khả năng nhận cây Đại Phong Cầm vì những yêu cầu đặc thù như phải sử dụng thường xuyên và chi phí bảo dưỡng cao. Vấn đề kéo dài gây khó khăn cho kế hoạch của thành phố và họ quyết định sẽ phá hủy cây đàn nếu đến tháng 03/2022 không có cơ sở nào chịu nhận.

Tình cờ, Chikara Maruyama, 75 tuổi, một nhà thiết kế công nghiệp biết được câu chuyện này và liên hệ với thành phố để đề nghị giúp đỡ. Ông gửi email cho 100 cơ sở, trong đó có các nhà thờ nhưng vẫn không nhận được câu trả lời mong muốn.

 

 

Không nản chí, Maruyama sử dụng Google Maps để tìm những nhà thờ có kiến trúc phù hợp với loại đàn này trên khắp thế giới và ông tìm thấy điều mình muốn ở Việt Nam, nơi có những nhà thờ Công giáo xây theo kiến trúc Pháp.

Maruyama bắt đầu tìm người có tiếng nói để hỗ trợ liên hệ với phía Nhà thờ Lớn Hà Nội và ông được giới thiệu với Linh mục Phêrô Phạm Hoàng Trinh, 53 tuổi, phụ tá tại Nhà thờ công giáo Oita. Họ cùng nhau đến Itami để xem tận mắt cây Đại Phong Cầm. Chia sẻ về cảm giác lúc đó, vị linh mục này cho biết: “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cây đàn nào ấn tượng như vậy”.

Với sự giúp đỡ của Linh mục Phêrô Phạm Hoàng Trinh, Nhà thờ lớn Hà Nội đã đồng ý tiếp nhận cây đàn. Được xây dựng từ năm 1886, với 3.000 giáo dân và là biểu tượng của Công giáo Việt Nam nói chung lẫn thủ đô nói riêng, nhà thờ nhận thấy chiếc đại phong cầm này cần thiết cho các Thánh lễ hàng tuần của họ. Ngoài ra, chiếc đàn có thể được sử dụng trong các buổi giao lưu hòa nhạc mang tính văn hóa cấp quốc gia.

Cây đàn đã về đến Nhà thờ Lớn (Hà Nội), tối  ngày 21 tháng 7 năm 2022, nhưng phải vài tháng sau, cây đàn khổng lồ này mới yên vị được. Vì gác đàn của nhà thờ không thể chịu nổi sức nặng của cây đàn này (khoảng vài tấn). Bởi vậy, công việc trước mắt là phải gia cố lại gác đàn nếu muốn đưa cây đàn này lên trên đó, hoặc sẽ phải có giải pháp khác thay thế và khả thi.

Sau đó, hãng Schumacher do ông chính ông Guido Schumacher - Giám đốc công ty sản xuất đàn; ông Ferdy Simon - Kỹ sư âm thanh đàn ống đã trực tiếp lắp đặt, làm sạch toàn bộ bề mặt và làm mới 300 chiếc ống.

Điều kỳ lạ của cây đàn là được sản xuất tại Bỉ, chu du sang Nhật Bản gần 30 năm nay đến với nhà thờ lớn Hà Nội nhưng lại rất “vừa vặn” với công trình gần 140 tuổi, kiến trúc gothic này. Khi tiếng đàn cất lên, ai cũng phải thừa nhận, trong ngôi nhà thờ này, âm thanh cây đàn mới có thể cao vút, thanh cao và tinh tế được như thế.

Nhà thờ Chính tòa Hà Nội đã tổ chức buổi hòa nhạc “Đàn ca kính Chúa” chúc mừng Công nghị Tổng giáo phận và khánh thành cây đại phong cầm vào ngày 23/11/2022.

Buổi hòa nhạc có sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục (TGM) Marek Zalewski, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên cùng quý tu sĩ, đại biểu và cộng đoàn dân Chúa.

Bên cạnh đó, có sự tham dự của ngài Yasuyuki Fujiwara - Thị trưởng thành phố Itami, Nhật Bản; Linh mục Phê rô Phạm Hoàng Trinh - Tuyên úy người Việt tại Nhật Bản, ông Guido Schumacher - Giám đốc công ty sản xuất đàn, ông Ferdy Simon - Kỹ sư âm thanh đàn ống cùng quan chức địa phương.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Cây Đại phong cầm của nhà thờ lớn Hà Nội

Cây đại phong cầm của nhà thờ lớn Hà Nội (nhà thờ chính tòa Hà Nội) có một lịch sử rất lạ lùng, như một phép lạ vậy.

 

 

Cây Đại Phong Cầm (Pipe organ ) này được nghệ nhân nổi tiếng sản xuất nhạc cụ người Bỉ - Guido Schumacher chế tạo cách đây gần 30 năm theo đơn đặt hàng của Sun City Hall - trung tâm dành cho người cao tuổi tại thành phố Itami, tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Giá của nó lúc bấy giờ là 70 triệu yên (khoảng 560.000 USD).

Cây Đại Phong Cầm này cao 7m, gồm 1.696 ống, với chất liệu từng bộ phận được lựa chọn để phù hợp với khí hậu ẩm ướt ở Itami và cách bài trí của hội trường.

Tuy nhiên theo thời gian, chi phí bảo trì và sửa chữa chiếc đàn này quá cao, vượt ngân sách dành cho các chương trình phúc lợi của người cao tuổi, vì vậy chính quyền dự định sẽ bỏ cây đại phong cầm.

 

 

Thông tin này lập tức vấp phải sự chỉ trích của những người trong ngành công nghiệp âm nhạc, họ cho rằng thành phố đang coi thường sự linh thiêng và cao quý của âm nhạc. Giải pháp đưa ra đó là tìm một nơi muốn sử dụng chiếc đại phong cầm này.

Trước các phản ứng đó, thành phố Itami bắt đầu tìm kiếm nơi có thể nhận cây Đại Phong Cầm này. Kế hoạch dự kiến sẽ bàn giao chiếc đàn cho bên phù hợp vào năm 2020, để có thể tiến hành việc cải tạo hội trường vào năm 2021.

Sun City Hall đăng thông tin lên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội nhưng vẫn không tìm được nơi nào có khả năng nhận cây Đại Phong Cầm vì những yêu cầu đặc thù như phải sử dụng thường xuyên và chi phí bảo dưỡng cao. Vấn đề kéo dài gây khó khăn cho kế hoạch của thành phố và họ quyết định sẽ phá hủy cây đàn nếu đến tháng 03/2022 không có cơ sở nào chịu nhận.

Tình cờ, Chikara Maruyama, 75 tuổi, một nhà thiết kế công nghiệp biết được câu chuyện này và liên hệ với thành phố để đề nghị giúp đỡ. Ông gửi email cho 100 cơ sở, trong đó có các nhà thờ nhưng vẫn không nhận được câu trả lời mong muốn.

 

 

Không nản chí, Maruyama sử dụng Google Maps để tìm những nhà thờ có kiến trúc phù hợp với loại đàn này trên khắp thế giới và ông tìm thấy điều mình muốn ở Việt Nam, nơi có những nhà thờ Công giáo xây theo kiến trúc Pháp.

Maruyama bắt đầu tìm người có tiếng nói để hỗ trợ liên hệ với phía Nhà thờ Lớn Hà Nội và ông được giới thiệu với Linh mục Phêrô Phạm Hoàng Trinh, 53 tuổi, phụ tá tại Nhà thờ công giáo Oita. Họ cùng nhau đến Itami để xem tận mắt cây Đại Phong Cầm. Chia sẻ về cảm giác lúc đó, vị linh mục này cho biết: “Tôi chưa bao giờ nhìn thấy cây đàn nào ấn tượng như vậy”.

Với sự giúp đỡ của Linh mục Phêrô Phạm Hoàng Trinh, Nhà thờ lớn Hà Nội đã đồng ý tiếp nhận cây đàn. Được xây dựng từ năm 1886, với 3.000 giáo dân và là biểu tượng của Công giáo Việt Nam nói chung lẫn thủ đô nói riêng, nhà thờ nhận thấy chiếc đại phong cầm này cần thiết cho các Thánh lễ hàng tuần của họ. Ngoài ra, chiếc đàn có thể được sử dụng trong các buổi giao lưu hòa nhạc mang tính văn hóa cấp quốc gia.

Cây đàn đã về đến Nhà thờ Lớn (Hà Nội), tối  ngày 21 tháng 7 năm 2022, nhưng phải vài tháng sau, cây đàn khổng lồ này mới yên vị được. Vì gác đàn của nhà thờ không thể chịu nổi sức nặng của cây đàn này (khoảng vài tấn). Bởi vậy, công việc trước mắt là phải gia cố lại gác đàn nếu muốn đưa cây đàn này lên trên đó, hoặc sẽ phải có giải pháp khác thay thế và khả thi.

Sau đó, hãng Schumacher do ông chính ông Guido Schumacher - Giám đốc công ty sản xuất đàn; ông Ferdy Simon - Kỹ sư âm thanh đàn ống đã trực tiếp lắp đặt, làm sạch toàn bộ bề mặt và làm mới 300 chiếc ống.

Điều kỳ lạ của cây đàn là được sản xuất tại Bỉ, chu du sang Nhật Bản gần 30 năm nay đến với nhà thờ lớn Hà Nội nhưng lại rất “vừa vặn” với công trình gần 140 tuổi, kiến trúc gothic này. Khi tiếng đàn cất lên, ai cũng phải thừa nhận, trong ngôi nhà thờ này, âm thanh cây đàn mới có thể cao vút, thanh cao và tinh tế được như thế.

Nhà thờ Chính tòa Hà Nội đã tổ chức buổi hòa nhạc “Đàn ca kính Chúa” chúc mừng Công nghị Tổng giáo phận và khánh thành cây đại phong cầm vào ngày 23/11/2022.

Buổi hòa nhạc có sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục (TGM) Marek Zalewski, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam, Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên cùng quý tu sĩ, đại biểu và cộng đoàn dân Chúa.

Bên cạnh đó, có sự tham dự của ngài Yasuyuki Fujiwara - Thị trưởng thành phố Itami, Nhật Bản; Linh mục Phê rô Phạm Hoàng Trinh - Tuyên úy người Việt tại Nhật Bản, ông Guido Schumacher - Giám đốc công ty sản xuất đàn, ông Ferdy Simon - Kỹ sư âm thanh đàn ống cùng quan chức địa phương.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập