Giáo lý của đạo Công giáo chứa đựng các nội dung chính trong hai quyển kinh thánh, đó là Kinh Cựu ước và Kinh Tân ước. Kinh thánh Cựu Ước được tính trước thời Chúa Giêsu sinh ra hay nói một cách khác là viết vào thời điểm trước Công nguyên, Kinh Thánh Tân ước được tính từ thời Chúa Giêsu sinh ra, tức là được viết vào thời gian sau Công nguyên.
Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quát về quyển kinh Thánh Tân ước, Cựu ước và những điều căn bản nhất của đạo Công giáo được đề cập bên cạnh các nội dung chính yếu của hai cuốn sách quan trọng nhất này.
Kinh Thánh Cựu Ước
Cựu Ước là Sách thánh của đạo Do Thái, hầu hết được viết bằng tiêng Hi-bá-lai (tiếng Do Thái cổ), được thành hình trong khoảng năm 1000-100 trước Công Nguyên. Cựu Ước được xếp theo bốn loại:
Kinh Thánh Tân ước
Tân Ước là một sưu tập những bài viết bắt nguồn từ cộng đoàn Kitô hữu sơ khai, nhằm công bố cho mọi người Ðấng mà các tiên tri đã nói, nay được tỏ lộ, đã đợi trông nay đã đến.. Ðó là Ðức Giê-su Ki-tô. Ngài đã được gọi là Giao Ước Mới mà Ðức Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa và Cứu Chúa của chúng ta đã ký kết.
Tân Ước được viết theo 4 thể văn:
Tân Ước gồm tất cả 27 cuốn thứ tự như sau:
Nếu như kinh Cựu ước là lời giao ước cũ giữa Thiên Chúa và dân tộc Do Thái thì kinh Tân ước là lời giao ước mới giữa Thiên Chúa với loài người qua Chúa Giê-su. Đến cuối thế kỷ I sau Công nguyên kinh Thánh Tân ước mới được thu thập lại, sau đó trải qua một thời gian hàng trăm năm vừa sử dụng, vừa sàng lọc, đến thế kỷ IV sau Công nguyên mới được hoàn tất với 27 quyển như trình bày ở trên.
Bài: Sưu tầm & Biên tập