Tổ phụ của Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo
Số lượng xem: 1385

Sau cơn lụt Ðại Hồng Thủy, loài người trên thế gian này được sanh ra bởi đại gia đình Nô-en.

Khoảng năm 1800 trước công nguyên tại thành U, kinh đô của xứ Can-đê, có ông Te-ra làm nghề chăn chiên, sinh đưoc ba con trai là Ap-ram, Na-cô và Kha-ran. Ông Kha-ran chết sớm để lại một người con tên là Lốt. Tất cả đại gia đình Ta-re di cư lên sinh sống tại thành Ha-ran. Ab-ram (Người Cha đáng tôn vinh) được Thiên Chúa chọn làm tổ phụ của mọi dân tộc, và Ngài đã đặt tên lại Abraham (Cha của muôn dân) và giao ước với ông là mọi người nam trong dòng giống của công đều phải chịu cắt bì. Ông Abraham có hai đứa con, đứa con thứ nhất tên là Isamuel và đứa con thức hai tên là I-sa-ác. Sau này dòng dõi của Abraham được nối tiếp bởi I-sa-ác.

 

 

Ông Abraham được Chúa chọn, dẫn dắt ông và con cháu ông đến định cư ở đất Canaan mà sau này gọi là Đất Hứa hay Đất Thánh. Nằm ngay ở ngã ba Á Châu, Phi Châu và Âu Châu, nơi này hẳn là một vùng đất lý tưởng cho dân Chúa chọn, một dân tộc gương mẫu cho những dân tộc khác trên thế giới (Deuteronomy 4: 5-8). 

Khi đặt chân tới đất mới, Đức Chúa hứa với Abraham là sẽ cho con cháu ông đất đai (Genesis 12:7). Và Chúa nói với Abram: "Bây giờ hãy ngửa mặt lên và nhìn về tứ phía: Đông, Tây, Nam, Bắc, Ta cho ngươi và con cháu ngươi tất cả đất đai mà ngươi nhìn thấy cho đến muôn đời" (Genesis 13:14-15). 

Chúa phán thêm: “Ta sẽ ban cho ngươi con cháu đầy đàn nhiều như sao trên trời như cát dưới biển" (Verse 16). Chúa phán “Ta sẽ ban cho ngươi có rất nhiều con cháu và từ đó sẽ nảy sinh ra nhiều quốc gia và các vua chúa sẽ từ ngươi mà ra” (Verse 6).

Chúa đã chọn ông Abraham, thử thách và dẫn đưa ông đến cùng đất mới chi tiết được ghi chép lại trong cuốn kinh Thánh cựu ước. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tóm tắt các sự kiện và dẫn nhập vào trung tâm của ba tôn giáo lớn là tổ phụ Abraham.

 

 

 

Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, hay còn gọi là các tôn giáo Abrahamic, là các tôn giáo độc thần (monotheistic) xuất phát từ Tây Á, tự coi là có sự tiếp nối từ các thực hành tôn giáo thờ Thiên Chúa của Abraham hoặc công nhận truyền thống tâm linh gắn với ông. Abraham được coi là một ngôn sứ, như được miêu tả trong Kinh Tanakh (Do Thái giáo), Kinh Thánh (Kitô giáo) và cả Kinh Qur'an (Hồi giáo). Các tôn giáo theo truyền thống Abraham bao gồm: Do Thái giáoKitô giáo, và Hồi giáo có số lượng tín hữu chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Ngoài ra, một số tôn giáo khác có liên quan đôi khi cũng được coi là có khởi nguồn từ Abraham như Samari giáoDruze giáoShabak giáoBábi giáoBahá'í giáo và phong trào Rastafari.

Trong tiếng Việt, cách gọi Thiên Chúa giáo thường được dùng để chỉ Công giáo Rôma nói riêng và Kitô giáo (Cơ Đốc giáo) nói chung nhưng xét về mặt ngữ nghĩa thì có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu áp dụng cách gọi đó cho các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham cũng như các tôn giáo độc thần nói chung.

Đến một mức độ nào đó, các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đều có nguồn gốc từ Do Thái giáo (Judaism) phổ biến tại đất nước Do Thái cổ đại trước thời kỳ lưu đày tại Babylon vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên.

Kitô giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất như là một hình thức cải cách triệt để của Do Thái giáo, mau chóng lan truyền đến Hi Lạp và La Mã, từ đó tiến đến Châu ÂuChâu ÁChâu Mỹ và các nơi khác trên thế giới. Trải qua nhiều thế kỷ, Kitô giáo tự chia cắt thành nhiều giáo hội và giáo phái khác nhau. Cuộc ly giáo quan trọng đầu tiên xảy ra vào thế kỷ thứ 5 đã tách các Giáo hội Chính thống giáo Cổ Đông phương khỏi Giáo hội hiệp nhất. Cuộc Đại Ly giáo sau đó đã tách biệt Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma, và vào thế kỷ 16 cuộc Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation) đã sản sinh hàng trăm giáo phái thuộc cộng đồng Kháng Cách.

 

 

Vào thế kỷ thứ 6Hồi giáo đến từ các thành phố Mecca và Madinah xứ Ả Rập. Tuy nguyên thủy không phải là một nhánh ly khai từ Do Thái giáo hay Kitô giáo, Hồi giáo tự cho mình là sự tiếp nối và thay thế cho hai tôn giáo nói trên. Vì vậy người ta có thể tìm thấy trong Hồi giáo nhiều di sản từ Do Thái giáo và Kitô giáo như tín đồ Hồi giáo tin vào một dị bản của câu chuyện Sáng thế, họ cũng tin rằng người Ả Rập là dòng dõi của Abraham theo phổ hệ Ishmael, trong khi đó, họ bác bỏ Kinh Thánh Do Thái vì họ cho rằng trong đó người ta đã xoá bỏ những phần đề cập đến sự xuất hiện của Muhamad. Dù vậy, họ vẫn tôn trọng bản Kinh Thánh này như là được soi dẫn bởi Thiên Chúa.

Ký thuật về khởi nguyên của các tôn giáo bắt nguồn từ Abraham được tìm thấy trong Sáng thế ký của Kinh thánh Hêbrơ mà theo truyền thuyết Do Thái được viết bởi Moses vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, theo nhiều ước tính, vào năm 1500 TCN. Theo Sáng thế ký, các nguyên lý căn bản của Do Thái giáo được mặc khải tuần tự theo dòng dõi các tổ phụ từ Adam đến Jacob (cũng được gọi là Israel). Tuy nhiên, Do Thái giáo được thành lập như là một tôn giáo khi Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) nhận lãnh Mười Điều răn trên núi Sinai, cùng với hệ thống tư tế và các nghi thức thờ phụng tại Đền thờ sau khi dân tộc này được giải cứu khỏi Ai Cập.

 

 

Có sáu nhân vật quan trọng trong Kinh Thánh sống trước AbrahamAdam và Eva, các con trai, Cain và Abel và dòng dõi của họ, Enoch và Noah. Noah là người đã cứu gia đình mình và tất cả chủng loại thú vật trên đất bằng Con tàu Noah (Nô –en) - trong cơn Đại hồng thuỷ. Các vị này không để lại bất kỳ hệ thống đạo lý nào – đơn giản họ chỉ sống cuộc đời mình, làm nhiều điều tốt và xấu mà không để lại chỉ báo đặc biệt nào giúp giải thích các hành động của họ. Họ chỉ tồn tại như những mắt xích trong một chuỗi các sự kiện chuẩn bị cho sự khai sinh một tôn giáo lớn sau này. Vì vậy Abraham xuất hiện như một hình tượng nổi bật được ba tôn giáo độc thần lớn nhất nhìn nhận là người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền văn minh chung của họ.

Theo Sáng thế ký, Abraham được kêu gọi rời bỏ Ur, thành phố quê hương của mình, để được Thiên Chúa "làm cho ông trở nên một dân lớn". Abraham (hay Ibrahim theo tiếng Ả Rập) có tám con trai: Ishmael, con của Hagar, nữ tì của vợ ông, Isaac, con của Sarah, vợ ông và sáu người khác, con của Keturah, người phụ nữ ông cưới làm vợ sau khi Sarah qua đời. Cũng theo ký thuật này, dân Do Thái là hậu duệ của Jacob, con trai của Isaac. Jacob sau này được đổi tên thành Israel. Do Thái giáo dựa trên giao ước được thành lập tại núi Sinai giữa Thiên Chúa và "con cái của Israel" (hậu duệ của mười hai con trai của Israel).

 

 

Kitô giáo nhìn nhận Chúa Giê-su, là Đấng Messiah mà người Do Thái mong đợi, là Con Thiên Chúa và là một thân vị trong Ba Ngôi.

Hồi giáo nhìn nhận Chúa Giêsu và các nhà tiên tri Do Thái sau Abraham (như Moses) là được Thiên Chúa soi dẫn nhưng họ xem Muhamad (người sáng lập Hồi giáo) là nhà tiên tri sau cùng.

Đạo Baha'i nhìn nhận các nhà tiên tri này nhưng thêm vào Bab, Bâh’u’llah và các tiên tri khác.

Tương tự, Phong trào Rastafari nhìn nhận thẩm quyền Kinh Thánh, thêm vào đó tin rằng họ là hậu duệ của tôn giáo của Abraham. Họ công nhận hầu hết các tiên tri trong Kinh Thánh và thêm vào Hoàng đế Haile Selassie và Marcus Garvey.

Đạo Mormon tổng hợp Kitô giáo cổ đại và Do Thái giáo.

Trong khi Do Thái giáo và Hồi giáo có quan điểm triệt để về tính duy nhất của Thiên Chúa thì người Kitô hữu tin rằng Ngài là Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị gọi là Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

Kitô giáo

Tín hữu Kitô giáo xưng nhận niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, một Ba Ngôi bất khả phân ly (cùng một bản thể), hiện hữu trong ba "thân vị": Chúa Cha - đấng tạo dựng cả vũ trụ, Chúa Con - hoá thành nhục thể trong Chúa Giê-su và Chúa Thánh Linh. Họ tin rằng Thiên Chúa của họ cũng là Thiên Chúa của Do Thái giáo và giáo lý Ba Ngôi chỉ được mặc khải trọn vẹn trong Chúa Giê-su. Giáo thuyết này được trình bày trong Kinh Thánh Kitô giáo (gồm Cựu Ước và Tân Ước) cũng như trong Phúc âm Gioan (Gioan hoặc Giăng) 10.30 ("Ta với Cha là một") được lập thành học thuyết bởi các giáo phụ và được xác định rõ ràng trong Bản tín điều Athanasius.

Khi nhắc đến Chúa Cha, Kitô giáo ít khi gọi Ngài là "Yahweh", nhưng thường dùng danh xưng "Chúa Cha" hay "Chúa". Họ thường nhắc đến Chúa Con với các danh xưng "Con Thiên Chúa", "Ngôi Lời của Thiên Chúa" trước khi Ngài giáng thế, hoặc "Chúa Giêsu Kitô", "Chúa Cứu thế", "Đấng Messiah", "Đấng Chuộc tội" hoặc "Chiên con của Thiên Chúa" từ khi Ngài giáng thế.

Giáo lý Ba Ngôi độc thần không được chấp nhận bởi một số giáo phái như phái Arius (Arianism), Nhất vị giáo (Unitarianism), Nhân chứng JehovahMormon. Các giáo phái này tin rằng Thiên Chúa chỉ có một ngôi vị (Chúa Cha); riêng đạo Mormon tin rằng Cha, Con và Thánh Linh là ba ngôi vị độc lập.

 

 

 

Do Thái giáo

Người Do Thái ôm Kinh Thánh Torah trong lòng

Thần học Do Thái giáo đặt nền tảng trên Kinh thánh Hêbrơ (Tanakh hoặc Cựu Ước của người Kitô hữu) theo đó các thuộc tính và mệnh lệnh của Đấng Tối cao được mặc khải trong các Sách của Moses và các sách Tiên tri hoặc Ngôn sứ. Nền thần học này cũng dựa vào Luật Truyền khẩu được chép lại trong kinh Mishnah và Talmuds. Đến thời kỳ dân Do Thái bị trở thành nô lệ ở Babylon, tiên tri Isaia mới tổng hợp các lời truyền miệng trong Kinh Thánh đã tạo thành cuốn kinh Hebrew đầu tiên

Đấng Tối cao được xưng danh trong Kinh thánh Hêbrơ là Elohim hoặc là Đức Chúa, Adonai hoặc với bốn mẫu tự Hêbrơ "Y-H-V (hay W)-H", người Do thái không phát âm từ này nhưng Kitô giáo thường đọc là "Yahweh", tiếng Việt là Ya-vê (hay Gia-vê).

Kinh Thánh Tanakh thuật lại mối quan hệ giữa dân tộc Israel và Thiên Chúa trong những thời kỳ sơ khai nguyên thủy của lịch sử cho đến giai đoạn xây dựng ngôi đền thánh đệ nhị (c. 535 BCE). Abraham được ca ngợi là tổ tiên của người Hebrew đầu tiên và là tổ phụ của người Do Thái. Một trong những cháu trai đích tôn của ông là Judah, cái tên của Judah là danh từ mà tôn giáo Do Thái giáo đặt tên có nguồn gốc từ cái tên này. Người Israel ban đầu là một nhóm người của các bộ lạc sống ở Vương quốc Israel và Vương quốc Judah.

Sau khi người Do Thái bị chinh phục và bị lưu đày, một số thành viên của Vương triều Judah cuối cùng đã trở về quốc gia Israel. Sau đó, họ thành lập một quốc gia độc lập dưới triều đại Hasmonean vào thế kỷ thứ nhì và thứ nhất trước Công nguyên, trước khi trở thành một thuộc địa của đế quốc La Mã, quốc gia của họ cũng đã từng bị chinh phục và được phân tán lưu vong khắp mọi nơi. Từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỉ thứ 6, người Do Thái đã viết kinh kệ Talmud, một công trình sách văn tự giáo điều dài dòng liên quan đến các phán quyết và những vấn đề pháp luật và sự chú giải theo Kinh Thánh, cùng với Tanakh, là một văn bản then chốt của Do thái giáo.

 

 

 

Hồi giáo

Allah là tiếng Ả Rập dùng để gọi Thiên Chúa, truyền thống Hồi giáo cũng miêu tả 99 tên của Thiên Chúa. Người Hồi giáo tin rằng Thiên Chúa của người Do Thái cũng là Thiên Chúa của họ và Chúa Giêsu là đấng tiên tri được soi dẫn bởi Thiên Chúa. Như thế, họ xem thần học của Kinh thánh Do Thái và sự dạy dỗ của Chúa Giêsu là đúng trên nguyên tắc nhưng họ tin rằng Hồi giáo là sự tiếp nối và thay thế cho hai tôn giáo trên.

Abraham hoặc Ibrahim trong tiếng Ả Rập, có vị trí rất quan trọng đối với Hồi giáo như là một nhà tiên tri và là cha của Ishamel và Isaac. Người Hồi giáo xem Ishmael, con trai đầu lòng của Abraham, là tổ phụ của người Ả Rập, và Isaac là tổ phụ của người Do Thái. Người Hồi giáo tôn kính Abraham như là một trong những tiên tri quan trọng nhất, thường gọi ông là Khalil Ullah, "Người Thiên Chúa chọn". Abraham cũng được xem là một Hanif, nghĩa là người được Chúa mạc khải.

Người Hồi giáo tin rằng sinh thời Abraham đã xây cất Kaaba, đền thánh tại Mecca, Kaaba được xây dựng theo sự chỉ dẫn của Thiên Chúa. Họ cũng tin rằng dấu chân của Abraham vẫn còn lưu lại trên một tảng đá trong ngôi đền. Những cuộc hành hương (hajj) được tổ chức hằng năm, một trong những trụ cột của niềm tin Hồi giáo, thu hút hàng triệu người Hồi giáo đi theo bước chân Abraham, Hagar và Ishmael trong cuộc hành trình đến thánh địa Kaaba.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Tổ phụ của Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo

Sau cơn lụt Ðại Hồng Thủy, loài người trên thế gian này được sanh ra bởi đại gia đình Nô-en.

Khoảng năm 1800 trước công nguyên tại thành U, kinh đô của xứ Can-đê, có ông Te-ra làm nghề chăn chiên, sinh đưoc ba con trai là Ap-ram, Na-cô và Kha-ran. Ông Kha-ran chết sớm để lại một người con tên là Lốt. Tất cả đại gia đình Ta-re di cư lên sinh sống tại thành Ha-ran. Ab-ram (Người Cha đáng tôn vinh) được Thiên Chúa chọn làm tổ phụ của mọi dân tộc, và Ngài đã đặt tên lại Abraham (Cha của muôn dân) và giao ước với ông là mọi người nam trong dòng giống của công đều phải chịu cắt bì. Ông Abraham có hai đứa con, đứa con thứ nhất tên là Isamuel và đứa con thức hai tên là I-sa-ác. Sau này dòng dõi của Abraham được nối tiếp bởi I-sa-ác.

 

 

Ông Abraham được Chúa chọn, dẫn dắt ông và con cháu ông đến định cư ở đất Canaan mà sau này gọi là Đất Hứa hay Đất Thánh. Nằm ngay ở ngã ba Á Châu, Phi Châu và Âu Châu, nơi này hẳn là một vùng đất lý tưởng cho dân Chúa chọn, một dân tộc gương mẫu cho những dân tộc khác trên thế giới (Deuteronomy 4: 5-8). 

Khi đặt chân tới đất mới, Đức Chúa hứa với Abraham là sẽ cho con cháu ông đất đai (Genesis 12:7). Và Chúa nói với Abram: "Bây giờ hãy ngửa mặt lên và nhìn về tứ phía: Đông, Tây, Nam, Bắc, Ta cho ngươi và con cháu ngươi tất cả đất đai mà ngươi nhìn thấy cho đến muôn đời" (Genesis 13:14-15). 

Chúa phán thêm: “Ta sẽ ban cho ngươi con cháu đầy đàn nhiều như sao trên trời như cát dưới biển" (Verse 16). Chúa phán “Ta sẽ ban cho ngươi có rất nhiều con cháu và từ đó sẽ nảy sinh ra nhiều quốc gia và các vua chúa sẽ từ ngươi mà ra” (Verse 6).

Chúa đã chọn ông Abraham, thử thách và dẫn đưa ông đến cùng đất mới chi tiết được ghi chép lại trong cuốn kinh Thánh cựu ước. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tóm tắt các sự kiện và dẫn nhập vào trung tâm của ba tôn giáo lớn là tổ phụ Abraham.

 

 

 

Các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, hay còn gọi là các tôn giáo Abrahamic, là các tôn giáo độc thần (monotheistic) xuất phát từ Tây Á, tự coi là có sự tiếp nối từ các thực hành tôn giáo thờ Thiên Chúa của Abraham hoặc công nhận truyền thống tâm linh gắn với ông. Abraham được coi là một ngôn sứ, như được miêu tả trong Kinh Tanakh (Do Thái giáo), Kinh Thánh (Kitô giáo) và cả Kinh Qur'an (Hồi giáo). Các tôn giáo theo truyền thống Abraham bao gồm: Do Thái giáoKitô giáo, và Hồi giáo có số lượng tín hữu chiếm hơn một nửa dân số thế giới. Ngoài ra, một số tôn giáo khác có liên quan đôi khi cũng được coi là có khởi nguồn từ Abraham như Samari giáoDruze giáoShabak giáoBábi giáoBahá'í giáo và phong trào Rastafari.

Trong tiếng Việt, cách gọi Thiên Chúa giáo thường được dùng để chỉ Công giáo Rôma nói riêng và Kitô giáo (Cơ Đốc giáo) nói chung nhưng xét về mặt ngữ nghĩa thì có lẽ sẽ thích hợp hơn nếu áp dụng cách gọi đó cho các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham cũng như các tôn giáo độc thần nói chung.

Đến một mức độ nào đó, các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đều có nguồn gốc từ Do Thái giáo (Judaism) phổ biến tại đất nước Do Thái cổ đại trước thời kỳ lưu đày tại Babylon vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên.

Kitô giáo xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất như là một hình thức cải cách triệt để của Do Thái giáo, mau chóng lan truyền đến Hi Lạp và La Mã, từ đó tiến đến Châu ÂuChâu ÁChâu Mỹ và các nơi khác trên thế giới. Trải qua nhiều thế kỷ, Kitô giáo tự chia cắt thành nhiều giáo hội và giáo phái khác nhau. Cuộc ly giáo quan trọng đầu tiên xảy ra vào thế kỷ thứ 5 đã tách các Giáo hội Chính thống giáo Cổ Đông phương khỏi Giáo hội hiệp nhất. Cuộc Đại Ly giáo sau đó đã tách biệt Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma, và vào thế kỷ 16 cuộc Cải cách Kháng nghị (Protestant Reformation) đã sản sinh hàng trăm giáo phái thuộc cộng đồng Kháng Cách.

 

 

Vào thế kỷ thứ 6Hồi giáo đến từ các thành phố Mecca và Madinah xứ Ả Rập. Tuy nguyên thủy không phải là một nhánh ly khai từ Do Thái giáo hay Kitô giáo, Hồi giáo tự cho mình là sự tiếp nối và thay thế cho hai tôn giáo nói trên. Vì vậy người ta có thể tìm thấy trong Hồi giáo nhiều di sản từ Do Thái giáo và Kitô giáo như tín đồ Hồi giáo tin vào một dị bản của câu chuyện Sáng thế, họ cũng tin rằng người Ả Rập là dòng dõi của Abraham theo phổ hệ Ishmael, trong khi đó, họ bác bỏ Kinh Thánh Do Thái vì họ cho rằng trong đó người ta đã xoá bỏ những phần đề cập đến sự xuất hiện của Muhamad. Dù vậy, họ vẫn tôn trọng bản Kinh Thánh này như là được soi dẫn bởi Thiên Chúa.

Ký thuật về khởi nguyên của các tôn giáo bắt nguồn từ Abraham được tìm thấy trong Sáng thế ký của Kinh thánh Hêbrơ mà theo truyền thuyết Do Thái được viết bởi Moses vào thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên, theo nhiều ước tính, vào năm 1500 TCN. Theo Sáng thế ký, các nguyên lý căn bản của Do Thái giáo được mặc khải tuần tự theo dòng dõi các tổ phụ từ Adam đến Jacob (cũng được gọi là Israel). Tuy nhiên, Do Thái giáo được thành lập như là một tôn giáo khi Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) nhận lãnh Mười Điều răn trên núi Sinai, cùng với hệ thống tư tế và các nghi thức thờ phụng tại Đền thờ sau khi dân tộc này được giải cứu khỏi Ai Cập.

 

 

Có sáu nhân vật quan trọng trong Kinh Thánh sống trước AbrahamAdam và Eva, các con trai, Cain và Abel và dòng dõi của họ, Enoch và Noah. Noah là người đã cứu gia đình mình và tất cả chủng loại thú vật trên đất bằng Con tàu Noah (Nô –en) - trong cơn Đại hồng thuỷ. Các vị này không để lại bất kỳ hệ thống đạo lý nào – đơn giản họ chỉ sống cuộc đời mình, làm nhiều điều tốt và xấu mà không để lại chỉ báo đặc biệt nào giúp giải thích các hành động của họ. Họ chỉ tồn tại như những mắt xích trong một chuỗi các sự kiện chuẩn bị cho sự khai sinh một tôn giáo lớn sau này. Vì vậy Abraham xuất hiện như một hình tượng nổi bật được ba tôn giáo độc thần lớn nhất nhìn nhận là người đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập nền văn minh chung của họ.

Theo Sáng thế ký, Abraham được kêu gọi rời bỏ Ur, thành phố quê hương của mình, để được Thiên Chúa "làm cho ông trở nên một dân lớn". Abraham (hay Ibrahim theo tiếng Ả Rập) có tám con trai: Ishmael, con của Hagar, nữ tì của vợ ông, Isaac, con của Sarah, vợ ông và sáu người khác, con của Keturah, người phụ nữ ông cưới làm vợ sau khi Sarah qua đời. Cũng theo ký thuật này, dân Do Thái là hậu duệ của Jacob, con trai của Isaac. Jacob sau này được đổi tên thành Israel. Do Thái giáo dựa trên giao ước được thành lập tại núi Sinai giữa Thiên Chúa và "con cái của Israel" (hậu duệ của mười hai con trai của Israel).

 

 

Kitô giáo nhìn nhận Chúa Giê-su, là Đấng Messiah mà người Do Thái mong đợi, là Con Thiên Chúa và là một thân vị trong Ba Ngôi.

Hồi giáo nhìn nhận Chúa Giêsu và các nhà tiên tri Do Thái sau Abraham (như Moses) là được Thiên Chúa soi dẫn nhưng họ xem Muhamad (người sáng lập Hồi giáo) là nhà tiên tri sau cùng.

Đạo Baha'i nhìn nhận các nhà tiên tri này nhưng thêm vào Bab, Bâh’u’llah và các tiên tri khác.

Tương tự, Phong trào Rastafari nhìn nhận thẩm quyền Kinh Thánh, thêm vào đó tin rằng họ là hậu duệ của tôn giáo của Abraham. Họ công nhận hầu hết các tiên tri trong Kinh Thánh và thêm vào Hoàng đế Haile Selassie và Marcus Garvey.

Đạo Mormon tổng hợp Kitô giáo cổ đại và Do Thái giáo.

Trong khi Do Thái giáo và Hồi giáo có quan điểm triệt để về tính duy nhất của Thiên Chúa thì người Kitô hữu tin rằng Ngài là Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba thân vị gọi là Thiên Chúa Ba Ngôi.

 

Kitô giáo

Tín hữu Kitô giáo xưng nhận niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất, một Ba Ngôi bất khả phân ly (cùng một bản thể), hiện hữu trong ba "thân vị": Chúa Cha - đấng tạo dựng cả vũ trụ, Chúa Con - hoá thành nhục thể trong Chúa Giê-su và Chúa Thánh Linh. Họ tin rằng Thiên Chúa của họ cũng là Thiên Chúa của Do Thái giáo và giáo lý Ba Ngôi chỉ được mặc khải trọn vẹn trong Chúa Giê-su. Giáo thuyết này được trình bày trong Kinh Thánh Kitô giáo (gồm Cựu Ước và Tân Ước) cũng như trong Phúc âm Gioan (Gioan hoặc Giăng) 10.30 ("Ta với Cha là một") được lập thành học thuyết bởi các giáo phụ và được xác định rõ ràng trong Bản tín điều Athanasius.

Khi nhắc đến Chúa Cha, Kitô giáo ít khi gọi Ngài là "Yahweh", nhưng thường dùng danh xưng "Chúa Cha" hay "Chúa". Họ thường nhắc đến Chúa Con với các danh xưng "Con Thiên Chúa", "Ngôi Lời của Thiên Chúa" trước khi Ngài giáng thế, hoặc "Chúa Giêsu Kitô", "Chúa Cứu thế", "Đấng Messiah", "Đấng Chuộc tội" hoặc "Chiên con của Thiên Chúa" từ khi Ngài giáng thế.

Giáo lý Ba Ngôi độc thần không được chấp nhận bởi một số giáo phái như phái Arius (Arianism), Nhất vị giáo (Unitarianism), Nhân chứng JehovahMormon. Các giáo phái này tin rằng Thiên Chúa chỉ có một ngôi vị (Chúa Cha); riêng đạo Mormon tin rằng Cha, Con và Thánh Linh là ba ngôi vị độc lập.

 

 

 

Do Thái giáo

Người Do Thái ôm Kinh Thánh Torah trong lòng

Thần học Do Thái giáo đặt nền tảng trên Kinh thánh Hêbrơ (Tanakh hoặc Cựu Ước của người Kitô hữu) theo đó các thuộc tính và mệnh lệnh của Đấng Tối cao được mặc khải trong các Sách của Moses và các sách Tiên tri hoặc Ngôn sứ. Nền thần học này cũng dựa vào Luật Truyền khẩu được chép lại trong kinh Mishnah và Talmuds. Đến thời kỳ dân Do Thái bị trở thành nô lệ ở Babylon, tiên tri Isaia mới tổng hợp các lời truyền miệng trong Kinh Thánh đã tạo thành cuốn kinh Hebrew đầu tiên

Đấng Tối cao được xưng danh trong Kinh thánh Hêbrơ là Elohim hoặc là Đức Chúa, Adonai hoặc với bốn mẫu tự Hêbrơ "Y-H-V (hay W)-H", người Do thái không phát âm từ này nhưng Kitô giáo thường đọc là "Yahweh", tiếng Việt là Ya-vê (hay Gia-vê).

Kinh Thánh Tanakh thuật lại mối quan hệ giữa dân tộc Israel và Thiên Chúa trong những thời kỳ sơ khai nguyên thủy của lịch sử cho đến giai đoạn xây dựng ngôi đền thánh đệ nhị (c. 535 BCE). Abraham được ca ngợi là tổ tiên của người Hebrew đầu tiên và là tổ phụ của người Do Thái. Một trong những cháu trai đích tôn của ông là Judah, cái tên của Judah là danh từ mà tôn giáo Do Thái giáo đặt tên có nguồn gốc từ cái tên này. Người Israel ban đầu là một nhóm người của các bộ lạc sống ở Vương quốc Israel và Vương quốc Judah.

Sau khi người Do Thái bị chinh phục và bị lưu đày, một số thành viên của Vương triều Judah cuối cùng đã trở về quốc gia Israel. Sau đó, họ thành lập một quốc gia độc lập dưới triều đại Hasmonean vào thế kỷ thứ nhì và thứ nhất trước Công nguyên, trước khi trở thành một thuộc địa của đế quốc La Mã, quốc gia của họ cũng đã từng bị chinh phục và được phân tán lưu vong khắp mọi nơi. Từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỉ thứ 6, người Do Thái đã viết kinh kệ Talmud, một công trình sách văn tự giáo điều dài dòng liên quan đến các phán quyết và những vấn đề pháp luật và sự chú giải theo Kinh Thánh, cùng với Tanakh, là một văn bản then chốt của Do thái giáo.

 

 

 

Hồi giáo

Allah là tiếng Ả Rập dùng để gọi Thiên Chúa, truyền thống Hồi giáo cũng miêu tả 99 tên của Thiên Chúa. Người Hồi giáo tin rằng Thiên Chúa của người Do Thái cũng là Thiên Chúa của họ và Chúa Giêsu là đấng tiên tri được soi dẫn bởi Thiên Chúa. Như thế, họ xem thần học của Kinh thánh Do Thái và sự dạy dỗ của Chúa Giêsu là đúng trên nguyên tắc nhưng họ tin rằng Hồi giáo là sự tiếp nối và thay thế cho hai tôn giáo trên.

Abraham hoặc Ibrahim trong tiếng Ả Rập, có vị trí rất quan trọng đối với Hồi giáo như là một nhà tiên tri và là cha của Ishamel và Isaac. Người Hồi giáo xem Ishmael, con trai đầu lòng của Abraham, là tổ phụ của người Ả Rập, và Isaac là tổ phụ của người Do Thái. Người Hồi giáo tôn kính Abraham như là một trong những tiên tri quan trọng nhất, thường gọi ông là Khalil Ullah, "Người Thiên Chúa chọn". Abraham cũng được xem là một Hanif, nghĩa là người được Chúa mạc khải.

Người Hồi giáo tin rằng sinh thời Abraham đã xây cất Kaaba, đền thánh tại Mecca, Kaaba được xây dựng theo sự chỉ dẫn của Thiên Chúa. Họ cũng tin rằng dấu chân của Abraham vẫn còn lưu lại trên một tảng đá trong ngôi đền. Những cuộc hành hương (hajj) được tổ chức hằng năm, một trong những trụ cột của niềm tin Hồi giáo, thu hút hàng triệu người Hồi giáo đi theo bước chân Abraham, Hagar và Ishmael trong cuộc hành trình đến thánh địa Kaaba.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập