Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt
Số lượng xem: 690
11 Đường Nguyễn Khuyến, Phường 5, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Nhà thờ Cam Ly còn được biết đến với cái tên Nhà thờ Sơn Cước hoặc Nhà thờ Gỗ tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

 

 

Nhà thờ được xây dựng chủ yếu phục vụ giáo dân người đồng bào nơi đây. Là một vị linh mục thấu hiểu về đời sống sinh hoạt cũng như giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số để đồng thời truyền bá đức tin tôn giáo. Linh mục người pháp Boutary đã có một ý tưởng hết sức sáng sáng tạo và liều lĩnh xây một ngôi nhà chung của Chúa cho tất cả người dân là Kitô hữu và Yàng nhân vật thiêng liêng người đồng bào thờ cúng trước đó khi chưa nhận biết đó chính là Chúa.

 

 

Ý tưởng là một phần, nhưng có lẽ người thực hiện được ý tưởng ấy còn khó muôn vàng. Với sự khéo léo cha sứ Boutary đã đặt niềm tin nơi nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ giúp ông thực hiện ước nguyện này. Để cho con cái Chúa có một nơi thiêng liêng thờ phượng Ngài.

Công trình bắt đầu được khởi công từ cuối năm 1959 và hoàn thành vào năm 1968, có thể ước chừng là khoảng tám năm công trình mới được hoàn tất.

 

 

Kiến trúc Nhà thờ được lấy từ mô phỏng mái nhà rông cổ truyền của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhưng được nghiên cứu và cách điệu đi nghệ thuật hơn. Mặt bằng Nhà thờ hình chữ nhật đơn giản có diện tích 324m2,  trong đó 1/3 diện tích dành cho cung Thánh, 2/3 còn lại là nơi dành cho giáo dân ngồi tham dự Thánh lễ. Nhìn ngang hai mái giáo đường giống như lưỡi riều, dốc đứng cao 17 m, mái nhà được lợp bằng 80.000 viên ngói tổng trọng lượng lên đến 90 tấn.

Để có thể chịu đựng được sức nặng của ngôi nhà với cột, kèo, giằng bằng bê tông, sắt và gỗ. Móng của công trình đã được thi công và gia cố hết sức kỹ lưỡng. Riêng phần móng để hoàn thành phải hơn nửa năm mới xong. Kết cấu chịu lực chính tiếp theo đó là hệ khung cột bê tông cốt thép, để trần không tô màu, tường lấp xây đá kiểu dày 40cm, cao 2m bên trên cao là tiếp nối phần kính màu. Lối đi lại trong Nhà thờ được lát đá chẻ.

 

 

Cột trụ cao đến 3m, kích thước mỗi cột 20 x 50cm, được liên kết chặt chẽ với kết cấu đỡ mái là hệ giàn kèo gỗ ghép vượt khẩu độ 12cm. Cách xử lí không gian ánh sáng từ bên ngoài kết hợp tuyệt vời với những phần kính màu phía trên bao quanh Nhà thờ theo nhiều hình họa dân tộc khác nhau. Ngay chính giữa cung Thánh, có một bàn thờ ngay dưới cây Thánh giá trên tường đá có gắn 3 cái sừng trâu. Đối với người đồng bào tây nguyên mà nói thì con trâu vừa là người bạn trong lao động đồng thời là vật tế lễ thần linh khi mùa màng bội thu.

 

 

Ngay trước cổng chính Nhà thờ là hai hình tượng hổ và phượng hoàng. Những loài vật quen thuộc trong tiềm thức mỗi người dân phố núi.

Nhà thờ Cam Ly tiêu biểu cho sự hội nhập văn hóa qua kiến trúc nghệ thuật giữa Pháp và Việt Nam. Yếu tố tâm linh sâu sắc giao hòa thành một giữa Yàng và Đức Chúa trời.

 

 

Nhà thờ Cam Ly gần như vẫn giữ được nét cổ kính và đẹp đến hoang giã theo thời gian cho đến ngày nay. Với kết cấu vững chắc và luôn có vật liệu thay thế thích ứng nên từ khi hoàn thành đến nay nó vẫn nguyên vẹn và không phải trùng tu, sửa chữa lần nào.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt
11 Đường Nguyễn Khuyến, Phường 5, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Nhà thờ Cam Ly còn được biết đến với cái tên Nhà thờ Sơn Cước hoặc Nhà thờ Gỗ tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng.

 

 

Nhà thờ được xây dựng chủ yếu phục vụ giáo dân người đồng bào nơi đây. Là một vị linh mục thấu hiểu về đời sống sinh hoạt cũng như giá trị văn hóa của người dân tộc thiểu số để đồng thời truyền bá đức tin tôn giáo. Linh mục người pháp Boutary đã có một ý tưởng hết sức sáng sáng tạo và liều lĩnh xây một ngôi nhà chung của Chúa cho tất cả người dân là Kitô hữu và Yàng nhân vật thiêng liêng người đồng bào thờ cúng trước đó khi chưa nhận biết đó chính là Chúa.

 

 

Ý tưởng là một phần, nhưng có lẽ người thực hiện được ý tưởng ấy còn khó muôn vàng. Với sự khéo léo cha sứ Boutary đã đặt niềm tin nơi nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ giúp ông thực hiện ước nguyện này. Để cho con cái Chúa có một nơi thiêng liêng thờ phượng Ngài.

Công trình bắt đầu được khởi công từ cuối năm 1959 và hoàn thành vào năm 1968, có thể ước chừng là khoảng tám năm công trình mới được hoàn tất.

 

 

Kiến trúc Nhà thờ được lấy từ mô phỏng mái nhà rông cổ truyền của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhưng được nghiên cứu và cách điệu đi nghệ thuật hơn. Mặt bằng Nhà thờ hình chữ nhật đơn giản có diện tích 324m2,  trong đó 1/3 diện tích dành cho cung Thánh, 2/3 còn lại là nơi dành cho giáo dân ngồi tham dự Thánh lễ. Nhìn ngang hai mái giáo đường giống như lưỡi riều, dốc đứng cao 17 m, mái nhà được lợp bằng 80.000 viên ngói tổng trọng lượng lên đến 90 tấn.

Để có thể chịu đựng được sức nặng của ngôi nhà với cột, kèo, giằng bằng bê tông, sắt và gỗ. Móng của công trình đã được thi công và gia cố hết sức kỹ lưỡng. Riêng phần móng để hoàn thành phải hơn nửa năm mới xong. Kết cấu chịu lực chính tiếp theo đó là hệ khung cột bê tông cốt thép, để trần không tô màu, tường lấp xây đá kiểu dày 40cm, cao 2m bên trên cao là tiếp nối phần kính màu. Lối đi lại trong Nhà thờ được lát đá chẻ.

 

 

Cột trụ cao đến 3m, kích thước mỗi cột 20 x 50cm, được liên kết chặt chẽ với kết cấu đỡ mái là hệ giàn kèo gỗ ghép vượt khẩu độ 12cm. Cách xử lí không gian ánh sáng từ bên ngoài kết hợp tuyệt vời với những phần kính màu phía trên bao quanh Nhà thờ theo nhiều hình họa dân tộc khác nhau. Ngay chính giữa cung Thánh, có một bàn thờ ngay dưới cây Thánh giá trên tường đá có gắn 3 cái sừng trâu. Đối với người đồng bào tây nguyên mà nói thì con trâu vừa là người bạn trong lao động đồng thời là vật tế lễ thần linh khi mùa màng bội thu.

 

 

Ngay trước cổng chính Nhà thờ là hai hình tượng hổ và phượng hoàng. Những loài vật quen thuộc trong tiềm thức mỗi người dân phố núi.

Nhà thờ Cam Ly tiêu biểu cho sự hội nhập văn hóa qua kiến trúc nghệ thuật giữa Pháp và Việt Nam. Yếu tố tâm linh sâu sắc giao hòa thành một giữa Yàng và Đức Chúa trời.

 

 

Nhà thờ Cam Ly gần như vẫn giữ được nét cổ kính và đẹp đến hoang giã theo thời gian cho đến ngày nay. Với kết cấu vững chắc và luôn có vật liệu thay thế thích ứng nên từ khi hoàn thành đến nay nó vẫn nguyên vẹn và không phải trùng tu, sửa chữa lần nào.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập