Nhà thờ cổ Hảo Nho
Số lượng xem: 1160
Xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình

Nhà thờ cổ Hảo Nho, cái nôi của xứ đạo Đàng ngoài  nằm ẩn mình dưới chân núi Trụ, một ngọn núi nhỏ của dãy núi đá vôi Tam Điệp hùng vĩ uốn lượn bao bọc hai hồ nhân tạo Đồng Thái và Yên Thắng.

 

 

Theo dòng lịch sử, vào tháng 3 năm 1553, một người châu Âu tên là I-Nê-Khu đã lén đến truyền giáo ở vùng Nam Chân và Giao Thủy (Nam Định ngày nay) nhưng không đạt được kết quả như mong muốn do triều đình lúc bấy giờ cấm đạo gắt gao.

 

 

Sau thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Đàng trong đã có cơ sở truyền giáo vững chắc vào đầu thế kỷ 17, trong khi đó Đàng ngoài vẫn vắng bóng các nhà truyền giáo phương Tây.

Công cuộc truyền giáo ở Đàng Ngoài chỉ chính thức bắt đầu khi cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) và cha Pedro Marquez cập bến Cửa Bạng (thuộc Thanh Hóa ngày nay) vào sáng ngày 19/3/1627.

 

 

Sau hơn hai tuần lưu lại Cửa Bạng, cha Alexandre de Rhodes và cha Pedro Marquez tiếp tục hành trình đến Thăng Long với mục đích gặp chúa Trịnh Tráng để xin phép truyền giáo ở Đàng Ngoài. Tuy nhiên, thời gian này chúa Trịnh đang kéo quân vào đánh chúa Nguyễn nên hai ông đã ở lại Thần Phù một thời gian để truyền đạo trong lúc chờ chúa Trịnh quay về.

 

 

Trong khoảng hai tháng ở Thần Phù, từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6 năm 1627, cha Alexandre de Rhodes và cha Pedro Marquez đã kịp rửa tội cho khoảng hai trăm người dân nơi đây và thiết lập cộng đoàn công giáo đầu tiên của Đàng Ngoài. Thời gian này, hai cha đã cho dựng một cây Thánh giá bằng gỗ trên ngọn núi cao gần biển để các ngư dân nhận biết hướng đất liền mỗi khi xa khơi và từ đó ngọn núi này có tên gọi là núi Thánh Giá. Sau này cây Thánh giá bằng gỗ đã được thay bằng chất liệu gạch vôi trộn mật với cốt thép bên trong. Gần ngọn núi Thánh Giá còn có một ngọn núi thấp hơn tên là Núi Trụ, nơi hai cha đã dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ để làm nơi giảng đạo và rửa tội cho dân.

 

 

Vào năm 1629, tức hai năm sau sự có mặt của cha Alexandre de Rhodes và cha Pedro Marquez, xứ đạo đầu tiên mang tên Vanno được chính thức khai lập và là xứ đạo đầu tiên của Đàng Ngoài.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, sau nhiều lần đổi tên như Hiếu Nho, Văn Nho, Thần Phù, giáo xứ Hảo Nho ngày nay thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. So với thời kỳ đầu thế kỷ 17, biển bây giờ đã lùi xa vùng đất này hơn 10km.

 

 

Dưới chân núi Trụ ngày nay, nơi còn lưu lại dấu tích của nguyện đường và giếng rửa tội xưa cũ, ngôi Thánh đường cổ kính Hảo Nho được xây dựng vào năm 1893 với lối kiến trúc Á Đông vẫn là nơi quy tụ của hơn một nghìn người dân theo đạo.

Từ xứ mẹ Hảo Nho, hạt giống Tin Mừng dần lan rộng ra khắp nơi, sản sinh ra nhiều giáo xứ trong giáo phận Phát Diệm, Hà Nội và Thanh Hóa ngày nay. Các chủ chăn đã không ngần ngại hy sinh để làm dậy men đức tin trong xứ, trong đó phải kể đến cha Thánh Gioan Đoàn Viết Đạt.

 

 

Tháng 4 năm 1798, cha Gioan thụ phong linh mục và được sai đến phục vụ xứ Hảo Nho. Mới thi hành tác vụ một thời gian, vua Cảnh Thịnh ra lệnh bắt đạo gắt gao, cha Đạt phải lên ẩn mình trên núi. Một hôm, có người trong xứ qua đời, cha về dâng lễ an táng, vừa xong lễ thì bị quan quân bao vây. Lúc này, tuy được giáo dân đẩy ra, có thể chạy trốn nhưng ngài không đành lòng khi thấy con cái của mình chịu khổ, nên ra trình diện, tự nhận là đạo trưởng. Ngày 28 tháng 10 năm 1798, tại chợ Dạ, Thanh Hóa, cha chịu xử trảm. Tính từ ngày thụ phong cho tới lúc chịu tử đạo của cha chỉ vỏn vẹn vài tháng, và Hảo Nho cũng là giáo xứ duy nhất trong chặng đường mục vụ của ngài.

 

 

Ngôi nhà thờ chính của giáo xứ được xây dựng năm 1893, thời cha Phêrô Năm. Nhà thờ làm bằng gỗ, theo kiểu kiến trúc Á Đông như Nhà thờ lớn Phát Diệm. Đây là kiểu kiến trúc theo hình dáng làng mạc Việt Nam, có tam quan, tức có nhà chính và các Nhà thờ cạnh; phía trước lối vào có hai tháp chuông hai bên và một phương đình ở giữa. Nhà thờ Hảo Nho - chỉ khác Nhà thờ Phát Diệm các Nhà thờ cạnh được thay thế bằng hai nhà dãy hai bên. Tuy nhiên trong những năm tháng bị tàn phá bởi chiến tranh, cộng mối mọt do không có người coi sóc nên phương đình và nhà dãy phía Tây đã bị hư hỏng.

 

 

Trong hơn 120 năm tồn tại, tới nay Nhà thờ vẫn giữ nét nguyên bản, đợt trùng tu trước đây chủ yếu thực hiện ở một số chi tiết bên ngoài như sửa mái chống dột, gia cố các cột kèo, trang hoàng lại cung thánh, gác đàn…

 

 

Hảo Nho là nơi hạt giống tin mừng được cha cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), một người có công lớn trong việc la-tinh hóa tiếng Việt gieo xuống cách đây 400 năm nay và nay đang cất giữ những lưu tích đặc biệt trong dòng chảy lịch sử của Công giáo Việt Nam.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ cổ Hảo Nho
Xã Yên Lâm, Yên Mô, Ninh Bình

Nhà thờ cổ Hảo Nho, cái nôi của xứ đạo Đàng ngoài  nằm ẩn mình dưới chân núi Trụ, một ngọn núi nhỏ của dãy núi đá vôi Tam Điệp hùng vĩ uốn lượn bao bọc hai hồ nhân tạo Đồng Thái và Yên Thắng.

 

 

Theo dòng lịch sử, vào tháng 3 năm 1553, một người châu Âu tên là I-Nê-Khu đã lén đến truyền giáo ở vùng Nam Chân và Giao Thủy (Nam Định ngày nay) nhưng không đạt được kết quả như mong muốn do triều đình lúc bấy giờ cấm đạo gắt gao.

 

 

Sau thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, Đàng trong đã có cơ sở truyền giáo vững chắc vào đầu thế kỷ 17, trong khi đó Đàng ngoài vẫn vắng bóng các nhà truyền giáo phương Tây.

Công cuộc truyền giáo ở Đàng Ngoài chỉ chính thức bắt đầu khi cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) và cha Pedro Marquez cập bến Cửa Bạng (thuộc Thanh Hóa ngày nay) vào sáng ngày 19/3/1627.

 

 

Sau hơn hai tuần lưu lại Cửa Bạng, cha Alexandre de Rhodes và cha Pedro Marquez tiếp tục hành trình đến Thăng Long với mục đích gặp chúa Trịnh Tráng để xin phép truyền giáo ở Đàng Ngoài. Tuy nhiên, thời gian này chúa Trịnh đang kéo quân vào đánh chúa Nguyễn nên hai ông đã ở lại Thần Phù một thời gian để truyền đạo trong lúc chờ chúa Trịnh quay về.

 

 

Trong khoảng hai tháng ở Thần Phù, từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 6 năm 1627, cha Alexandre de Rhodes và cha Pedro Marquez đã kịp rửa tội cho khoảng hai trăm người dân nơi đây và thiết lập cộng đoàn công giáo đầu tiên của Đàng Ngoài. Thời gian này, hai cha đã cho dựng một cây Thánh giá bằng gỗ trên ngọn núi cao gần biển để các ngư dân nhận biết hướng đất liền mỗi khi xa khơi và từ đó ngọn núi này có tên gọi là núi Thánh Giá. Sau này cây Thánh giá bằng gỗ đã được thay bằng chất liệu gạch vôi trộn mật với cốt thép bên trong. Gần ngọn núi Thánh Giá còn có một ngọn núi thấp hơn tên là Núi Trụ, nơi hai cha đã dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ để làm nơi giảng đạo và rửa tội cho dân.

 

 

Vào năm 1629, tức hai năm sau sự có mặt của cha Alexandre de Rhodes và cha Pedro Marquez, xứ đạo đầu tiên mang tên Vanno được chính thức khai lập và là xứ đạo đầu tiên của Đàng Ngoài.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, sau nhiều lần đổi tên như Hiếu Nho, Văn Nho, Thần Phù, giáo xứ Hảo Nho ngày nay thuộc xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. So với thời kỳ đầu thế kỷ 17, biển bây giờ đã lùi xa vùng đất này hơn 10km.

 

 

Dưới chân núi Trụ ngày nay, nơi còn lưu lại dấu tích của nguyện đường và giếng rửa tội xưa cũ, ngôi Thánh đường cổ kính Hảo Nho được xây dựng vào năm 1893 với lối kiến trúc Á Đông vẫn là nơi quy tụ của hơn một nghìn người dân theo đạo.

Từ xứ mẹ Hảo Nho, hạt giống Tin Mừng dần lan rộng ra khắp nơi, sản sinh ra nhiều giáo xứ trong giáo phận Phát Diệm, Hà Nội và Thanh Hóa ngày nay. Các chủ chăn đã không ngần ngại hy sinh để làm dậy men đức tin trong xứ, trong đó phải kể đến cha Thánh Gioan Đoàn Viết Đạt.

 

 

Tháng 4 năm 1798, cha Gioan thụ phong linh mục và được sai đến phục vụ xứ Hảo Nho. Mới thi hành tác vụ một thời gian, vua Cảnh Thịnh ra lệnh bắt đạo gắt gao, cha Đạt phải lên ẩn mình trên núi. Một hôm, có người trong xứ qua đời, cha về dâng lễ an táng, vừa xong lễ thì bị quan quân bao vây. Lúc này, tuy được giáo dân đẩy ra, có thể chạy trốn nhưng ngài không đành lòng khi thấy con cái của mình chịu khổ, nên ra trình diện, tự nhận là đạo trưởng. Ngày 28 tháng 10 năm 1798, tại chợ Dạ, Thanh Hóa, cha chịu xử trảm. Tính từ ngày thụ phong cho tới lúc chịu tử đạo của cha chỉ vỏn vẹn vài tháng, và Hảo Nho cũng là giáo xứ duy nhất trong chặng đường mục vụ của ngài.

 

 

Ngôi nhà thờ chính của giáo xứ được xây dựng năm 1893, thời cha Phêrô Năm. Nhà thờ làm bằng gỗ, theo kiểu kiến trúc Á Đông như Nhà thờ lớn Phát Diệm. Đây là kiểu kiến trúc theo hình dáng làng mạc Việt Nam, có tam quan, tức có nhà chính và các Nhà thờ cạnh; phía trước lối vào có hai tháp chuông hai bên và một phương đình ở giữa. Nhà thờ Hảo Nho - chỉ khác Nhà thờ Phát Diệm các Nhà thờ cạnh được thay thế bằng hai nhà dãy hai bên. Tuy nhiên trong những năm tháng bị tàn phá bởi chiến tranh, cộng mối mọt do không có người coi sóc nên phương đình và nhà dãy phía Tây đã bị hư hỏng.

 

 

Trong hơn 120 năm tồn tại, tới nay Nhà thờ vẫn giữ nét nguyên bản, đợt trùng tu trước đây chủ yếu thực hiện ở một số chi tiết bên ngoài như sửa mái chống dột, gia cố các cột kèo, trang hoàng lại cung thánh, gác đàn…

 

 

Hảo Nho là nơi hạt giống tin mừng được cha cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes), một người có công lớn trong việc la-tinh hóa tiếng Việt gieo xuống cách đây 400 năm nay và nay đang cất giữ những lưu tích đặc biệt trong dòng chảy lịch sử của Công giáo Việt Nam.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập