Nhà thờ Giáo xứ Lãng Vân
Số lượng xem: 706
Gia Lập, Gia Viễn, Ninh Bình

Giáo xứ Lãng Vân nằm trên địa bàn xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; được thành lập năm 1885 với tước hiệu Đức Mẹ vô nhiễm.

 

 

Nhà thờ Lãng Vân hiện tại là một kiến trúc cổ được xây dựng vào khoảng năm 1933 theo lối kiến trúc Gô tích châu Âu và chỉ có 1000 chỗ ngồi trong khi số lượng giáo dân ngày một tăng nên mỗi dịp có Thánh lễ lớn là cả làng phải cùng nhau bắc rạp, căng phông.

Ngày 14 tháng 1 năm 2015, Đức Cha giáo phận đã chủ sự Thánh lễ làm phép móng và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ giáo xứ Lãng Vân. Trên quần thể rộng chừng 6 ha trước đây là đất trống, là ruộng lúa, bờ mương giờ được tôn cao để dựng lên Nhà thờ.

 

 

Theo thiết kế, Nhà thờ Lãng Vân có diện tích khuôn viên 14.200m2, tổng diện tích mặt sàn gần 4.000m2, sức chứa 4.000 - 5.000 người - tương đương với dân số của một xã loại trung bình vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, Nhà thờ giáo xứ Lãng Vân được xem là Nhà thờ lớn nhất Việt Nam khi hoàn thành. Đây cũng là Nhà thờ kiểu Gô tích đầu tiên trong giáo phận với kiến trúc điển hình vòm trần, vòm cửa nhọn hoắt, có độ vút lên như muốn hút lấy tâm hồn người chứ không cuốn vòm tròn như kiến trúc kiểu Roman.

 

 

Tháp chuông chính cộng cả cây Thánh giá có tổng chiều cao xấp xỉ 110m. Hai tháp phụ có chiều cao vĩ đại, lên tới 60m. Ở tháp chuông chính những cọc nhồi đường kính 1,6m được khoan xuyên qua các tầng đất tới tận lớp đá gốc bên dưới, âm sâu chừng 40 đến 50m. Ở khu vực Nhà thờ, hệ thống cọc ép bằng bê tông đóng xuống đất đến khi nào không thể tiến được nữa mới thôi. Tại đây, người ta cũng đã hoàn thành toàn bộ mặt sàn rộng hơn một sân đá bóng cỡ vừa.

 

 

Dưới cung Thánh là một cái hầm lớn với sức chứa 700 đến 800 thực khách để tiện cho việc tổ chức đám cưới tránh bày biện bừa bãi trên đường làng, ngõ xóm như hiện nay. Hầm có độ sâu khoảng 15m. Mỗi cái xà ở đây rộng cả mét, mỗi cái cột ở đây lớn dăm ba người ôm mới đủ sức nâng đỡ cái mái trần vĩ đại. Gồm 1 phòng lớn, 3 phòng nhỏ, khu hầm có tổng diện tích vào khoảng 1.000m2.

 

 

Có lẽ, Nhà thờ giáo xứ Lãng Vân không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Công trình này sẽ góp phần vào sự đa dạng kiến trúc Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, giúp sự hòa hợp tín ngưỡng giữa các Tôn giáo ngày một rõ nét, sự hài hòa giữa phương Đông và phương Tây.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Lãng Vân
Gia Lập, Gia Viễn, Ninh Bình

Giáo xứ Lãng Vân nằm trên địa bàn xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; được thành lập năm 1885 với tước hiệu Đức Mẹ vô nhiễm.

 

 

Nhà thờ Lãng Vân hiện tại là một kiến trúc cổ được xây dựng vào khoảng năm 1933 theo lối kiến trúc Gô tích châu Âu và chỉ có 1000 chỗ ngồi trong khi số lượng giáo dân ngày một tăng nên mỗi dịp có Thánh lễ lớn là cả làng phải cùng nhau bắc rạp, căng phông.

Ngày 14 tháng 1 năm 2015, Đức Cha giáo phận đã chủ sự Thánh lễ làm phép móng và đặt viên đá đầu tiên xây dựng Nhà thờ giáo xứ Lãng Vân. Trên quần thể rộng chừng 6 ha trước đây là đất trống, là ruộng lúa, bờ mương giờ được tôn cao để dựng lên Nhà thờ.

 

 

Theo thiết kế, Nhà thờ Lãng Vân có diện tích khuôn viên 14.200m2, tổng diện tích mặt sàn gần 4.000m2, sức chứa 4.000 - 5.000 người - tương đương với dân số của một xã loại trung bình vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vì vậy, Nhà thờ giáo xứ Lãng Vân được xem là Nhà thờ lớn nhất Việt Nam khi hoàn thành. Đây cũng là Nhà thờ kiểu Gô tích đầu tiên trong giáo phận với kiến trúc điển hình vòm trần, vòm cửa nhọn hoắt, có độ vút lên như muốn hút lấy tâm hồn người chứ không cuốn vòm tròn như kiến trúc kiểu Roman.

 

 

Tháp chuông chính cộng cả cây Thánh giá có tổng chiều cao xấp xỉ 110m. Hai tháp phụ có chiều cao vĩ đại, lên tới 60m. Ở tháp chuông chính những cọc nhồi đường kính 1,6m được khoan xuyên qua các tầng đất tới tận lớp đá gốc bên dưới, âm sâu chừng 40 đến 50m. Ở khu vực Nhà thờ, hệ thống cọc ép bằng bê tông đóng xuống đất đến khi nào không thể tiến được nữa mới thôi. Tại đây, người ta cũng đã hoàn thành toàn bộ mặt sàn rộng hơn một sân đá bóng cỡ vừa.

 

 

Dưới cung Thánh là một cái hầm lớn với sức chứa 700 đến 800 thực khách để tiện cho việc tổ chức đám cưới tránh bày biện bừa bãi trên đường làng, ngõ xóm như hiện nay. Hầm có độ sâu khoảng 15m. Mỗi cái xà ở đây rộng cả mét, mỗi cái cột ở đây lớn dăm ba người ôm mới đủ sức nâng đỡ cái mái trần vĩ đại. Gồm 1 phòng lớn, 3 phòng nhỏ, khu hầm có tổng diện tích vào khoảng 1.000m2.

 

 

Có lẽ, Nhà thờ giáo xứ Lãng Vân không chỉ lớn nhất Việt Nam mà còn lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Công trình này sẽ góp phần vào sự đa dạng kiến trúc Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, giúp sự hòa hợp tín ngưỡng giữa các Tôn giáo ngày một rõ nét, sự hài hòa giữa phương Đông và phương Tây.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập