Nhà thờ Ka Đơn
Số lượng xem: 868
Thôn Krăng Gọ 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

Nhà thờ Ka Đơn – Tước hiệu Thánh gia nằm ở dưới những tán lá thông rậm rạp, không tường rào, không có các cánh cổng sắt, không gian mở hoàn toàn. Nhà thờ lấy ý tưởng từ chính linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc – Quản xứ Giáo xứ Ka Đơn và do hai vợ chồng kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng thiết kế. Bóng dáng thiết kế giống như nhà sàn của người Churu, bao quanh toàn là hàng thông cao vút phủ bóng mát. 

 

 

Nhà thờ được xây dựng trong 4 năm, khánh thành và cung hiến vào tháng 7 năm 2014. Kiến trúc Nhà thờ Ka Đơn được đánh giá là thành công trong việc thực hiện ý tưởng “đơn sơ, ít màu sắc, ít trang trí, trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu; Nhà thờ thì khiêm tốn hòa vào thiên nhiên, đậm nét văn hóa Churu và tôn tạo được những nét rất bản sắc của vùng đất này”. Đó chính là ý tưởng xuyên suốt công trình của linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc.

 

 

Vật liệu chính để thi công là gỗ thông, mái ngói đỏ, kiến trúc hài hòa với thiên nhiên xung quanh và trở thành một phần của cảnh vật. Tổng thể đơn giản, không có nhiều màu sắc, tận dụng vật liệu có sẵn để thi công, phản ánh đời sống của người bản địa, tính cách mộc mạc, thẳng thắn và thân thiện. 

 

 

Nhà thờ không làm cổng, bất cứ ai ghé qua đều có thể vào tham quan. Có phòng trưng bày các dụng cụ sinh hoạt thường ngày của người dân như cồng chiêng, phèn la, cây nêu, cái chén, đĩa, trang phục,…Mọi thứ mang theo hơi hướng của người Churu. Không gian thoáng rộng, phỏng theo nhịp điệu của rèm nan gỗ. Hai bên hiên là mái che rộng thiết kế theo ý tưởng vòng tay người mẹ hiền bao bọc đàn con thơ.

Khung sắt chắc chắn bảo vệ nhà, lát đá tự nhiên, có lớp kính sử dụng hoàn toàn trong suốt dọc từ bên trên xuống. Cây Thánh giá và tượng Chúa Giêsu đặt trên bức tường ghép thanh gỗ thông uy nghi, bề thế là niềm tự hào của giáo dân. Khi để ý bạn sẽ không thấy thấp thoáng đường nét kiến trúc của phương tây pha trộn vào đây.

 

 

Sau khi hoàn thiện tới nay, Nhà thờ luôn là niềm tự hào của người Churu, vào ngày lễ ai ai cũng hân hoan hát khúc Thánh ca và lắng nghe cha xứ giảng bằng tiếng dân tộc mình. Không gian bên trong ngập tràn ánh sáng và hài hòa với thiên nhiên, vẻ đẹp khiến cho người ta lặng người.

 

 

Nhà thờ Ka Đơn khác biệt ở sự đơn giản, gần gũi nên ai tới thăm cũng bị cuốn hút bởi những thanh gỗ xếp song song như các bức rèm cách điệu nhấn nhá. Thực sự gần gũi với truyền thống văn hóa của người bản địa. 

 

 

Phần nền của cung Thánh không làm theo kiểu bậc tam cấp mà chỉ làm nền rộng tôn cao lên bằng đá. Ý tưởng muốn thể hiện tấm lòng bao dung và đức tin tôn giáo trường tồn. Đồng thời vẻ đẹp này hài hòa với thiên nhiên ngoài kia.

 

 

Kiến trúc Nhà thờ Ka Đơn từng được giải Nhì trong Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 – năm 2016 được công bố tại Thành phố Pavia (Italy). Từ năm 2011 thì bản thiết kế cũng đã được giải thưởng của Kiến trúc Thánh châu Âu. 

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Ka Đơn
Thôn Krăng Gọ 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

Nhà thờ Ka Đơn – Tước hiệu Thánh gia nằm ở dưới những tán lá thông rậm rạp, không tường rào, không có các cánh cổng sắt, không gian mở hoàn toàn. Nhà thờ lấy ý tưởng từ chính linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc – Quản xứ Giáo xứ Ka Đơn và do hai vợ chồng kiến trúc sư Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Tuấn Dũng thiết kế. Bóng dáng thiết kế giống như nhà sàn của người Churu, bao quanh toàn là hàng thông cao vút phủ bóng mát. 

 

 

Nhà thờ được xây dựng trong 4 năm, khánh thành và cung hiến vào tháng 7 năm 2014. Kiến trúc Nhà thờ Ka Đơn được đánh giá là thành công trong việc thực hiện ý tưởng “đơn sơ, ít màu sắc, ít trang trí, trân trọng vẻ đẹp tự nhiên của vật liệu; Nhà thờ thì khiêm tốn hòa vào thiên nhiên, đậm nét văn hóa Churu và tôn tạo được những nét rất bản sắc của vùng đất này”. Đó chính là ý tưởng xuyên suốt công trình của linh mục Giuse Nguyễn Đức Ngọc.

 

 

Vật liệu chính để thi công là gỗ thông, mái ngói đỏ, kiến trúc hài hòa với thiên nhiên xung quanh và trở thành một phần của cảnh vật. Tổng thể đơn giản, không có nhiều màu sắc, tận dụng vật liệu có sẵn để thi công, phản ánh đời sống của người bản địa, tính cách mộc mạc, thẳng thắn và thân thiện. 

 

 

Nhà thờ không làm cổng, bất cứ ai ghé qua đều có thể vào tham quan. Có phòng trưng bày các dụng cụ sinh hoạt thường ngày của người dân như cồng chiêng, phèn la, cây nêu, cái chén, đĩa, trang phục,…Mọi thứ mang theo hơi hướng của người Churu. Không gian thoáng rộng, phỏng theo nhịp điệu của rèm nan gỗ. Hai bên hiên là mái che rộng thiết kế theo ý tưởng vòng tay người mẹ hiền bao bọc đàn con thơ.

Khung sắt chắc chắn bảo vệ nhà, lát đá tự nhiên, có lớp kính sử dụng hoàn toàn trong suốt dọc từ bên trên xuống. Cây Thánh giá và tượng Chúa Giêsu đặt trên bức tường ghép thanh gỗ thông uy nghi, bề thế là niềm tự hào của giáo dân. Khi để ý bạn sẽ không thấy thấp thoáng đường nét kiến trúc của phương tây pha trộn vào đây.

 

 

Sau khi hoàn thiện tới nay, Nhà thờ luôn là niềm tự hào của người Churu, vào ngày lễ ai ai cũng hân hoan hát khúc Thánh ca và lắng nghe cha xứ giảng bằng tiếng dân tộc mình. Không gian bên trong ngập tràn ánh sáng và hài hòa với thiên nhiên, vẻ đẹp khiến cho người ta lặng người.

 

 

Nhà thờ Ka Đơn khác biệt ở sự đơn giản, gần gũi nên ai tới thăm cũng bị cuốn hút bởi những thanh gỗ xếp song song như các bức rèm cách điệu nhấn nhá. Thực sự gần gũi với truyền thống văn hóa của người bản địa. 

 

 

Phần nền của cung Thánh không làm theo kiểu bậc tam cấp mà chỉ làm nền rộng tôn cao lên bằng đá. Ý tưởng muốn thể hiện tấm lòng bao dung và đức tin tôn giáo trường tồn. Đồng thời vẻ đẹp này hài hòa với thiên nhiên ngoài kia.

 

 

Kiến trúc Nhà thờ Ka Đơn từng được giải Nhì trong Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 – năm 2016 được công bố tại Thành phố Pavia (Italy). Từ năm 2011 thì bản thiết kế cũng đã được giải thưởng của Kiến trúc Thánh châu Âu. 

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập