Nhà thờ Yên Bái
Số lượng xem: 736
Tổ 38 phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Theo tài liệu lịch sử của Tòa Giám mục Hưng Hóa và những cứ liệu hình thành cơ cấu tổ chức của Giáo xứ từ Tòa Thánh, thì Giáo xứ Yên Bái được thành lập từ giáo họ làng Yên Bái thời Cố Phượng coi sóc năm 1878, lúc đó có 100 giáo dân từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình lên làm ăn sinh sống. Cố Phượng và giáo dân làm một Nhà thờ bằng tre nứa lá để cầu nguyện.

 

 

Năm 1894 thời Cố Bắc coi sóc giáo dân lên tới 500 người, có dòng nữ tu Thánh Phaolô hoạt động cho đến năm 1943, chuyển giao cho nhà dòng Mến Thánh Giá. Ngài đúc một quả chuông tại Paris có khắc niên hiệu 29/9/1894 và tên Thánh Micae Quan thầy của Giáo xứ. Quả chuông đó vẫn thường nhật dùng đến ngày nay.

 

 

Năm 1895 Cố Hoàng coi sóc và số giáo dân lên đến 600 người, Ngài đã xây dựng Nhà thờ kiểu Gothic và nhà khách, các công trình phụ kiện, nhà làm nghề thêu ren thủ công nghiệp, nhà Tu viện Dòng Mến Thánh Giá, nhà dạy giáo lý, nhà giáo dưỡng trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, vườn Thánh, với khuôn viên rộng gần 30.000m2.

 

 

Ngày 14/10/1951 thực dân Pháp ném bom Nhà thờ xứ Yên Bái do Cố Hoàng xây dựng kiểu Gothic (năm 1896) bị san phẳng.

Năm 1952 Cha Đức và giáo dân dựng lại Nhà thờ bằng tre nứa lá được gần một năm lại bị giặc Pháp ném bom napan lại cháy trụi.

 

 

Năm 1953 giáo dân lại tiếp tục dựng nhà tường xây gạch cột bằng gỗ lợp ngói để cầu nguyện, nhưng ngày 31/5/1966 máy bay Mỹ lại ném bom tàn phá. Lúc này Cha xứ và một số giáo dân phải đi sơ tán. Ruộng vườn, đất Nhà thờ lúc này bỏ hoang vu, chỉ còn có người trông coi không thể sinh hoạt tôn giáo được.

 

 

Ngày 30/4/1975 hòa bình lập lại, Cha xứ Vincente Nguyễn Văn Trọng và giáo dân làm lại Nhà thờ 7 gian, cột sắt lợp lá để giáo dân cầu nguyện.

Ngày 02/01/1990 UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là Tỉnh Yên Bái) chấp nhận cho giáo xứ xây dựng lại ngôi Thánh đường như hiện nay và đến ngày 29/9/1998 Nhà thờ khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ.

 

 

Người đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng Nhà thờ này là cha Trọng, mộ của cha cũng nằm trong khuân viên Nhà thờ, ở phía đầu Nhà thờ và trước tượng Đức Mẹ. Trong khuôn viên nhà thờ còn có phòng truyền thống, phòng học giáo lý, phòng tiếp khách, nơi ở của các cha và thầy, phòng ăn. Ngoài ra, phía sau khuân viên Nhà thờ là nơi ở của các bà dòng, các dì và các cô.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Yên Bái
Tổ 38 phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái.

Theo tài liệu lịch sử của Tòa Giám mục Hưng Hóa và những cứ liệu hình thành cơ cấu tổ chức của Giáo xứ từ Tòa Thánh, thì Giáo xứ Yên Bái được thành lập từ giáo họ làng Yên Bái thời Cố Phượng coi sóc năm 1878, lúc đó có 100 giáo dân từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình lên làm ăn sinh sống. Cố Phượng và giáo dân làm một Nhà thờ bằng tre nứa lá để cầu nguyện.

 

 

Năm 1894 thời Cố Bắc coi sóc giáo dân lên tới 500 người, có dòng nữ tu Thánh Phaolô hoạt động cho đến năm 1943, chuyển giao cho nhà dòng Mến Thánh Giá. Ngài đúc một quả chuông tại Paris có khắc niên hiệu 29/9/1894 và tên Thánh Micae Quan thầy của Giáo xứ. Quả chuông đó vẫn thường nhật dùng đến ngày nay.

 

 

Năm 1895 Cố Hoàng coi sóc và số giáo dân lên đến 600 người, Ngài đã xây dựng Nhà thờ kiểu Gothic và nhà khách, các công trình phụ kiện, nhà làm nghề thêu ren thủ công nghiệp, nhà Tu viện Dòng Mến Thánh Giá, nhà dạy giáo lý, nhà giáo dưỡng trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, vườn Thánh, với khuôn viên rộng gần 30.000m2.

 

 

Ngày 14/10/1951 thực dân Pháp ném bom Nhà thờ xứ Yên Bái do Cố Hoàng xây dựng kiểu Gothic (năm 1896) bị san phẳng.

Năm 1952 Cha Đức và giáo dân dựng lại Nhà thờ bằng tre nứa lá được gần một năm lại bị giặc Pháp ném bom napan lại cháy trụi.

 

 

Năm 1953 giáo dân lại tiếp tục dựng nhà tường xây gạch cột bằng gỗ lợp ngói để cầu nguyện, nhưng ngày 31/5/1966 máy bay Mỹ lại ném bom tàn phá. Lúc này Cha xứ và một số giáo dân phải đi sơ tán. Ruộng vườn, đất Nhà thờ lúc này bỏ hoang vu, chỉ còn có người trông coi không thể sinh hoạt tôn giáo được.

 

 

Ngày 30/4/1975 hòa bình lập lại, Cha xứ Vincente Nguyễn Văn Trọng và giáo dân làm lại Nhà thờ 7 gian, cột sắt lợp lá để giáo dân cầu nguyện.

Ngày 02/01/1990 UBND tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là Tỉnh Yên Bái) chấp nhận cho giáo xứ xây dựng lại ngôi Thánh đường như hiện nay và đến ngày 29/9/1998 Nhà thờ khánh thành đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập giáo xứ.

 

 

Người đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng Nhà thờ này là cha Trọng, mộ của cha cũng nằm trong khuân viên Nhà thờ, ở phía đầu Nhà thờ và trước tượng Đức Mẹ. Trong khuôn viên nhà thờ còn có phòng truyền thống, phòng học giáo lý, phòng tiếp khách, nơi ở của các cha và thầy, phòng ăn. Ngoài ra, phía sau khuân viên Nhà thờ là nơi ở của các bà dòng, các dì và các cô.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập