Nhà thờ Giáo xứ Nghĩa Hạ
Số lượng xem: 589
Thôn Nghĩa Hạ, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Người dân ở giáo xứ Nghĩa Hạ không còn nhớ chính xác Tin Mừng đã được gieo xuống mảnh đất này từ bao giờ. Tuy nhiên, giáo xứ Nghĩa Hạ đã có một vị đầu mục là Phêrô Thân Đình Sâm, nằm trong số 100 vị đầu mục chết vì đức tin ngày 4/4/1862, đang được chôn cất tại Nhà thờ giáo xứ Nghĩa Hạ. Điều này chứng tỏ người dân Nghĩa Hạ đã đón nhận Tin Mừng từ trước đó rất lâu rồi. Ngay khi hạt giống Tin Mừng được gieo xuống mảnh đất Nghĩa Hạ, Tin Mừng đã đâm trồi nảy nở, đơm hoa kết trái và thấm đẫm trong niềm tin, đức tin ấy được lưu truyền, giữ gìn qua bao thế hệ để mạnh lớn trong thời đại này.

 

 

Theo lời kể các cụ, năm 1865, nơi đây đã là một họ đạo đông đúc tập trung trong làng Trại Giẻ (gọi là Trại Giẻ vì bên cạnh làng có một rừng cây giẻ của cụ lý Học). Số người đó đủ để bảo vệ, giúp đỡ nhau trong lúc nguy nan, đủ sức xây dựng Nhà thờ to nhỏ. Như vậy, theo phỏng đoán của các cụ, các bậc tiền nhân của giáo họ đã đến đây lập nghiệp với thời gian gần 200 năm.

 

 

Ngôi Nhà thờ đầu tiên của giáo họ không ai biết là xây dựng từ năm nào, có lẽ đã có trước ngôi Nhà thờ hiện tại cả hàng chục năm. Nhà thờ này có chiều dài là 18m, rộng 6m, cao 2,2m, mái ngói, tường gạch. Hiện nay, ngôi Nhà thờ cổ này được giáo họ sửa lại để làm nhà khách và phòng nghỉ cho các cha khi về dâng lễ.

 

 

Ngôi Nhà thờ hiện tại của giáo xứ được xây dựng năm 1902, với chiều dài là 43m, rộng 18m, cao 2,9m; một tháp chuông cao 25m với 2 quả chuông, quả thứ nhất nặng 100kg, quả thứ hai nặng 110kg. Tổng diện tích khuôn viên nhà chung là 2.800m2.

 

 

Thời điểm đó, giáo dân chỉ vào khoảng 500 nhân danh. Nhưng mọi người đã tận tâm, tận lực, hy sinh góp của góp công. Giáo họ mua lại được hai cái đình làng Phúc, làng Cầu để lấy gỗ về xây dựng Nhà thờ. Thời đó không có xe, không có máy, vậy mà mọi công việc lớn nhỏ đều trôi chảy. Giáo họ xây dựng được một Thánh đường nguy nga tráng lệ, với những cột kèo toàn lim, mỗi cái nặng cả tấn, với ba bàn thờ sơn son thiếp vàng, trạm trổ hoa văn rồng bay phượng múa, những nghệ nhân ngày nay khó ai sánh bằng. Qua đó đủ thấy tinh thần mạnh mẽ và lòng đạo đức của các cụ. Từ nay, giáo dân nơi đây có một nơi thờ phượng khang trang, đẹp đẽ, sánh vai với các xứ đạo tầm cỡ trong giáo phận, đã có nơi để sớm hôm thờ phượng, xướng ca, ngợi khen danh Chúa cả sáng.

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Nghĩa Hạ
Thôn Nghĩa Hạ, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Người dân ở giáo xứ Nghĩa Hạ không còn nhớ chính xác Tin Mừng đã được gieo xuống mảnh đất này từ bao giờ. Tuy nhiên, giáo xứ Nghĩa Hạ đã có một vị đầu mục là Phêrô Thân Đình Sâm, nằm trong số 100 vị đầu mục chết vì đức tin ngày 4/4/1862, đang được chôn cất tại Nhà thờ giáo xứ Nghĩa Hạ. Điều này chứng tỏ người dân Nghĩa Hạ đã đón nhận Tin Mừng từ trước đó rất lâu rồi. Ngay khi hạt giống Tin Mừng được gieo xuống mảnh đất Nghĩa Hạ, Tin Mừng đã đâm trồi nảy nở, đơm hoa kết trái và thấm đẫm trong niềm tin, đức tin ấy được lưu truyền, giữ gìn qua bao thế hệ để mạnh lớn trong thời đại này.

 

 

Theo lời kể các cụ, năm 1865, nơi đây đã là một họ đạo đông đúc tập trung trong làng Trại Giẻ (gọi là Trại Giẻ vì bên cạnh làng có một rừng cây giẻ của cụ lý Học). Số người đó đủ để bảo vệ, giúp đỡ nhau trong lúc nguy nan, đủ sức xây dựng Nhà thờ to nhỏ. Như vậy, theo phỏng đoán của các cụ, các bậc tiền nhân của giáo họ đã đến đây lập nghiệp với thời gian gần 200 năm.

 

 

Ngôi Nhà thờ đầu tiên của giáo họ không ai biết là xây dựng từ năm nào, có lẽ đã có trước ngôi Nhà thờ hiện tại cả hàng chục năm. Nhà thờ này có chiều dài là 18m, rộng 6m, cao 2,2m, mái ngói, tường gạch. Hiện nay, ngôi Nhà thờ cổ này được giáo họ sửa lại để làm nhà khách và phòng nghỉ cho các cha khi về dâng lễ.

 

 

Ngôi Nhà thờ hiện tại của giáo xứ được xây dựng năm 1902, với chiều dài là 43m, rộng 18m, cao 2,9m; một tháp chuông cao 25m với 2 quả chuông, quả thứ nhất nặng 100kg, quả thứ hai nặng 110kg. Tổng diện tích khuôn viên nhà chung là 2.800m2.

 

 

Thời điểm đó, giáo dân chỉ vào khoảng 500 nhân danh. Nhưng mọi người đã tận tâm, tận lực, hy sinh góp của góp công. Giáo họ mua lại được hai cái đình làng Phúc, làng Cầu để lấy gỗ về xây dựng Nhà thờ. Thời đó không có xe, không có máy, vậy mà mọi công việc lớn nhỏ đều trôi chảy. Giáo họ xây dựng được một Thánh đường nguy nga tráng lệ, với những cột kèo toàn lim, mỗi cái nặng cả tấn, với ba bàn thờ sơn son thiếp vàng, trạm trổ hoa văn rồng bay phượng múa, những nghệ nhân ngày nay khó ai sánh bằng. Qua đó đủ thấy tinh thần mạnh mẽ và lòng đạo đức của các cụ. Từ nay, giáo dân nơi đây có một nơi thờ phượng khang trang, đẹp đẽ, sánh vai với các xứ đạo tầm cỡ trong giáo phận, đã có nơi để sớm hôm thờ phượng, xướng ca, ngợi khen danh Chúa cả sáng.

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập