Nhà thờ Giáo xứ Thanh Giã
Số lượng xem: 398
Thôn Thanh Giã, xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Cư dân nhiều nơi đến cư ngụ trên mảnh đất Thanh Giã. Từ đó họ đạo Thanh Giã được thành lập, và công việc chuẩn bị cơ sở vật chất được chú trọng.

 

 

Cuối thế kỷ XVIII, ngôi Nhà thờ phía Đông Bờ Lụt không đáp ứng đủ cho sự phát triển của dân họ, vì vậy phải có đất để xây dựng Nhà thờ mới.

Đầu thế kỷ XIX giáo dân đông đúc, kinh tế phát triển và đã có đất để xây dựng Nhà thờ mới ở phía tây làng Thanh Giã. Đó cũng là ngôi Nhà thờ có hai tháp như hiện nay.

 

 

Vào ngày 4 tháng 4 năm 1862, Bắc Ninh đã có một vị tử đạo tên gọi là Vũ Đình Khanh (Gioan Bích), lương y, 47 tuổi. Ngài là một trong 100 vị đầu mục tử đạo, đã sống đức tin hy sinh và dâng cuộc đời cho Chúa.

Năm 1920, cổng Nhà thờ và 4 ngôi nhà gỗ được xây dựng để phục vụ cho việc sinh hoạt các hội đoàn.

 

 

Tháng 8 năm 1938, mưa bão đã làm đổ mặt tiền Nhà thờ và 2 gian cuối. Dưới thời cha xứ Niêm cùng với giáo dân đã khắc phục và tu sửa. Nhà thờ được hoàn thiện như ngày nay.

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Thanh Giã
Thôn Thanh Giã, xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Vào cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Cư dân nhiều nơi đến cư ngụ trên mảnh đất Thanh Giã. Từ đó họ đạo Thanh Giã được thành lập, và công việc chuẩn bị cơ sở vật chất được chú trọng.

 

 

Cuối thế kỷ XVIII, ngôi Nhà thờ phía Đông Bờ Lụt không đáp ứng đủ cho sự phát triển của dân họ, vì vậy phải có đất để xây dựng Nhà thờ mới.

Đầu thế kỷ XIX giáo dân đông đúc, kinh tế phát triển và đã có đất để xây dựng Nhà thờ mới ở phía tây làng Thanh Giã. Đó cũng là ngôi Nhà thờ có hai tháp như hiện nay.

 

 

Vào ngày 4 tháng 4 năm 1862, Bắc Ninh đã có một vị tử đạo tên gọi là Vũ Đình Khanh (Gioan Bích), lương y, 47 tuổi. Ngài là một trong 100 vị đầu mục tử đạo, đã sống đức tin hy sinh và dâng cuộc đời cho Chúa.

Năm 1920, cổng Nhà thờ và 4 ngôi nhà gỗ được xây dựng để phục vụ cho việc sinh hoạt các hội đoàn.

 

 

Tháng 8 năm 1938, mưa bão đã làm đổ mặt tiền Nhà thờ và 2 gian cuối. Dưới thời cha xứ Niêm cùng với giáo dân đã khắc phục và tu sửa. Nhà thờ được hoàn thiện như ngày nay.

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập