Nhà thờ giáo xứ Kim Long – Huế
Số lượng xem: 309
Kim Long, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Trong quá khứ, trước khi có nhà thờ đẹp, duyên dáng và kiên cố như hiện tại, giáo xứ Kim Long và giáo dân đầu tiên họ này đã nuôi dưỡng đức tin Công Giáo nhờ vào nhà nguyện bà Minh Đức Vương Thái Phi, rồi phòng nhà ông Văn Nết, người quản gia trong thành của Bà Minh Đức sau khi bà qua đời, sau đó là nhà thờ dưới đời Đức cha Sohier (Bình) lúc ngài đặt tòa giám mục ở họ Kim Long. Được biết, nhà thờ sau này nằm ở nơi khuôn viên, nay là nhà các nữ tu giúp xứ, ở về phía tay phải của nhà thời hiện tại. Đây là nhà thờ chính tòa, lợp ngói đầu tiên của giáo phận Huế.

Năm 1919, linh mục Phaolô Thời quyên tiền giáo dân, vẽ kiểu và trông coi việc xây dựng. Cha vừa xây xong đến phần thân nhà thờ thì đổi đi họ khác. Năm 1927, linh mục Tôma Trương Đình Điểm đến nhận họ và xây tiếp. Có thể vì xây vội vã, nên tháp nhà thờ bị đổ về phía trước, may không có ai bị tai nạn. Kế đó cha Kỳ ở một vài tháng, không xây dựng gì nhiều. Rồi cha GB. Nguyễn Văn Hận đến coi xứ và tiếp tục xây và khánh thành nhà thờ năm 1940 sau 21 năm khởi công (1919-1940).

Trong quá trình xây dựng, giáo dân Kim Long không phân biệt giàu nghèo, thầy thông thầy ký đều tham gia chở gỗ, cát sạn để làm nhà thờ. Phần mộc do hai anh em ông phó Hiền và thợ Em phụ trách. Công thợ nề 4 hào 5, mộc 5 hào, thợ phụ 15 xu một ngày. Kinh phí xây dựng: 25.000 đồng lúc bấy giờ (theo linh mục Phaolô Lê Văn Đẩu, cha sở họ Kim Long).

Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích cho dời nhà cha sở bên kia đường, phía trước nhà thờ vào bên phải và sau bia kỷ niệm 2 thánh tử đạo người Kim Long: Gioan Đoàn Trinh Hoan và Anrê Trần Văn Trông, gần nhà thờ và thuận lợi hơn lúc ngài làm cha sở Kim Long (1946-1957).

Nhà thờ giáo xứ Kim Long có kiến trúc mang đậm phong cách Gothic và Romanesque. Kích thước của nhà thờ dài khoảng 60 mét, rộng khoảng 20 mét, và tháp chuông cao khoảng 30 mét. Các yếu tố thiết kế nổi bật bao gồm các cửa sổ kính màu, mái vòm cao và các chi tiết trang trí tinh xảo, tạo nên một không gian thờ phượng trang nghiêm và thanh khiết.

Thánh đường Kim Long quả thật mang nét cổ kính, gợi cảm và hiền hòa. Bốn trụ cổng cao vút tạo nên điểm nhấn đặc biệt, đứng giữa không gian đất quê với cỏ tranh mọc cao, mang lại cảm giác thanh bình. Trên các trụ cột, những câu đối bằng chữ quốc ngữ không chỉ thể hiện ý nghĩa sâu sắc về đạo mà còn truyền tải thông điệp nhân sinh đầy sắt son:

Thuyền ngược nước xuôi đời khó xử

Trời nhào đất lộn đạo không lay.

Giáo xứ Kim Long có lịch sử gắn với bà Minh Đức Vương Thái Phi, là phi cuối của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Bà gia nhập đạo vào năm 1625, do Cha De Pina (Francisco de Pina, à một linh mục Dòng Tên người Bồ Đào Nha, đến truyền giáo tại Đàng Trong vào năm 1617). Cha là người đầu tiên ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latinh, tức chữ quốc ngữ bây giờ) rửa tội tại Trà Bát (Quảng Trị), với tên thánh là Maria Mađalêna. 

Năm 1635, nhà nguyện của bà Minh Đức đã từng là nơi những giáo dân Kim Long đầu tiên sinh hoạt tôn giáo. Trong thời sinh tiền, bà là chỗ dựa cho những người mới trở lại đạo. Theo cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes, linh mục Dòng Tên, người có công hệ thống hoá, chỉnh lý và phổ biến chữ Quốc ngữ): “Gương sáng và uy tín của bà là lợi khí rất mầu nhiệm làm cho nhiều người ngoại giáo trở lại và làm cho những bổn đạo mới chịu phép Thánh tẩy được vững lòng giữ đạo”.

 

Sưu tầm & biên soạn

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ giáo xứ Kim Long – Huế
Kim Long, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Trong quá khứ, trước khi có nhà thờ đẹp, duyên dáng và kiên cố như hiện tại, giáo xứ Kim Long và giáo dân đầu tiên họ này đã nuôi dưỡng đức tin Công Giáo nhờ vào nhà nguyện bà Minh Đức Vương Thái Phi, rồi phòng nhà ông Văn Nết, người quản gia trong thành của Bà Minh Đức sau khi bà qua đời, sau đó là nhà thờ dưới đời Đức cha Sohier (Bình) lúc ngài đặt tòa giám mục ở họ Kim Long. Được biết, nhà thờ sau này nằm ở nơi khuôn viên, nay là nhà các nữ tu giúp xứ, ở về phía tay phải của nhà thời hiện tại. Đây là nhà thờ chính tòa, lợp ngói đầu tiên của giáo phận Huế.

Năm 1919, linh mục Phaolô Thời quyên tiền giáo dân, vẽ kiểu và trông coi việc xây dựng. Cha vừa xây xong đến phần thân nhà thờ thì đổi đi họ khác. Năm 1927, linh mục Tôma Trương Đình Điểm đến nhận họ và xây tiếp. Có thể vì xây vội vã, nên tháp nhà thờ bị đổ về phía trước, may không có ai bị tai nạn. Kế đó cha Kỳ ở một vài tháng, không xây dựng gì nhiều. Rồi cha GB. Nguyễn Văn Hận đến coi xứ và tiếp tục xây và khánh thành nhà thờ năm 1940 sau 21 năm khởi công (1919-1940).

Trong quá trình xây dựng, giáo dân Kim Long không phân biệt giàu nghèo, thầy thông thầy ký đều tham gia chở gỗ, cát sạn để làm nhà thờ. Phần mộc do hai anh em ông phó Hiền và thợ Em phụ trách. Công thợ nề 4 hào 5, mộc 5 hào, thợ phụ 15 xu một ngày. Kinh phí xây dựng: 25.000 đồng lúc bấy giờ (theo linh mục Phaolô Lê Văn Đẩu, cha sở họ Kim Long).

Linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích cho dời nhà cha sở bên kia đường, phía trước nhà thờ vào bên phải và sau bia kỷ niệm 2 thánh tử đạo người Kim Long: Gioan Đoàn Trinh Hoan và Anrê Trần Văn Trông, gần nhà thờ và thuận lợi hơn lúc ngài làm cha sở Kim Long (1946-1957).

Nhà thờ giáo xứ Kim Long có kiến trúc mang đậm phong cách Gothic và Romanesque. Kích thước của nhà thờ dài khoảng 60 mét, rộng khoảng 20 mét, và tháp chuông cao khoảng 30 mét. Các yếu tố thiết kế nổi bật bao gồm các cửa sổ kính màu, mái vòm cao và các chi tiết trang trí tinh xảo, tạo nên một không gian thờ phượng trang nghiêm và thanh khiết.

Thánh đường Kim Long quả thật mang nét cổ kính, gợi cảm và hiền hòa. Bốn trụ cổng cao vút tạo nên điểm nhấn đặc biệt, đứng giữa không gian đất quê với cỏ tranh mọc cao, mang lại cảm giác thanh bình. Trên các trụ cột, những câu đối bằng chữ quốc ngữ không chỉ thể hiện ý nghĩa sâu sắc về đạo mà còn truyền tải thông điệp nhân sinh đầy sắt son:

Thuyền ngược nước xuôi đời khó xử

Trời nhào đất lộn đạo không lay.

Giáo xứ Kim Long có lịch sử gắn với bà Minh Đức Vương Thái Phi, là phi cuối của chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Bà gia nhập đạo vào năm 1625, do Cha De Pina (Francisco de Pina, à một linh mục Dòng Tên người Bồ Đào Nha, đến truyền giáo tại Đàng Trong vào năm 1617). Cha là người đầu tiên ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latinh, tức chữ quốc ngữ bây giờ) rửa tội tại Trà Bát (Quảng Trị), với tên thánh là Maria Mađalêna. 

Năm 1635, nhà nguyện của bà Minh Đức đã từng là nơi những giáo dân Kim Long đầu tiên sinh hoạt tôn giáo. Trong thời sinh tiền, bà là chỗ dựa cho những người mới trở lại đạo. Theo cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes, linh mục Dòng Tên, người có công hệ thống hoá, chỉnh lý và phổ biến chữ Quốc ngữ): “Gương sáng và uy tín của bà là lợi khí rất mầu nhiệm làm cho nhiều người ngoại giáo trở lại và làm cho những bổn đạo mới chịu phép Thánh tẩy được vững lòng giữ đạo”.

 

Sưu tầm & biên soạn