Nhà thờ Pleichuet
Số lượng xem: 949
Đường Trương Định, xã Chư á, TP. Pleiku, Gia Lai

Nhà thờ Pleichuet được xây dựng từ năm 2005, tọa lạc tại đường Trương Định, thành phố Pleiku. Bên cạnh tên gọi quen thuộc là Nhà thờ Pleichuet thì nơi này còn được biết đến với tên gọi như trung tâm truyền giáo Pleichuet hay Nhà thờ nhà Rông Pleiku. Nhà thờ thuộc Giáo hạt Pleiku và được các tu sĩ thuộc dòng Chúa Cứu Thế coi sóc. 

Nhà thờ Pleichuet được thiết kế theo kiểu truyền thống của những buôn làng phía bắc của vùng Tây Nguyên, đặc biệt thuộc hai tỉnh Gia Lai và Kon tum. Mỗi buôn làng dựng một ngôi nhà sàn lớn, được trang trí rất đẹp, nằm ở giữa buôn làng gọi là nhà Rông. Nhà Rông là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng như lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng. Chính vì vậy, khi xây dựng Nhà thờ Pleichuet người ta đã thiết kế với nét kiến trúc tương tự nhà Rông, như một cách để gìn giữ nét văn hóa độc đáo đó theo thời gian. 

 

 

Kiến trúc Nhà thờ Pleichuet kiểu nhà Rông này có những nét đặc biệt về dáng dấp và cách trang trí hoa văn theo văn hoá của người Jrai. Ngôi Nhà thờ to lớn, có kích thước lớn gấp 5 lần những căn nhà Rông cộng đồng thông thường, có mái nhọn xuôi dốc và được dựng trên 8 cột làm bằng cây đại thụ, thẳng chắc, mái nhọn lợp bằng tôn, mái đỏ. Những vi kèo trong Nhà thờ Pleichuet được trang trí những hình ảnh tôn giáo.

 

 

Nhà thờ nằm cách mặt đất 2 mét. Phần chóp mái của Nhà thờ nhọn hoắt tựa như mũi tên đâm thẳng trên nền trời. 

 

 

Nổi bật ở giữa Nhà thờ của ngôi nhà Rông này là bàn thờ có đặt Mình Thánh Chúa. Nhà tạm của ngôi Nhà thờ được làm một chiếc gùi theo văn hoá của người Jrai. Lòng Nhà thờ trống trơn, không ghế ngồi, không bàn quì, chỉ là một sàn rộng lót gỗ, ráp từng miếng nhỏ, rộng mênh mông chiềm trọn cả khu Nhà thờ trừ khu vực trong cùng là bàn thờ Chúa với một bức tượng Chúa Cứu Thế trên Thánh giá, được khắc bằng gỗ thật là công phu và mỹ thuật.

 

 

Không gian Nhà thờ rất rộng rãi với phần hiên rộng, gian chính cũng rất rộng rãi. Nhà thờ được xây dựng từ chất liệu gỗ là chủ đạo, từ những cây cột, cửa, sàn đến những chi tiết trang trí.

Các hoa văn, họa tiết đặc trưng cho văn hóa của người Jrai cũng xuất hiện ở hầu hết mọi không gian trong Nhà thờ, từ những ô cửa, tường, trần nhà đến không gian trung tâm của nhà thờ. 

 

 

Đặc biệt tại đây có xuất hiện những chi tiết mang tính biểu tượng rất cao như hình ảnh một cây nêu thu nhỏ phía trước tượng Chúa hay cây nêu lớn được dựng ở sân trước khuôn viên Nhà thờ. Bao quanh khuôn viên là những bức tường bằng đá tảng chắc chắn. Nằm bên cạnh Nhà thờ Pleichuet là tu viện của các linh mục.

Nhà thờ Pleichuet  sở hữu kiến trúc độc đáo, hoàn toàn khác biệt so với những Nhà thờ thông thường, chính là một trong những lý do khiến Nhà thờ Pleichuet ở Gia Lai trở thành điểm đến được nhiều du khách yêu thích.

 

Bài: Sưu tầm & biên soạn

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Pleichuet
Đường Trương Định, xã Chư á, TP. Pleiku, Gia Lai

Nhà thờ Pleichuet được xây dựng từ năm 2005, tọa lạc tại đường Trương Định, thành phố Pleiku. Bên cạnh tên gọi quen thuộc là Nhà thờ Pleichuet thì nơi này còn được biết đến với tên gọi như trung tâm truyền giáo Pleichuet hay Nhà thờ nhà Rông Pleiku. Nhà thờ thuộc Giáo hạt Pleiku và được các tu sĩ thuộc dòng Chúa Cứu Thế coi sóc. 

Nhà thờ Pleichuet được thiết kế theo kiểu truyền thống của những buôn làng phía bắc của vùng Tây Nguyên, đặc biệt thuộc hai tỉnh Gia Lai và Kon tum. Mỗi buôn làng dựng một ngôi nhà sàn lớn, được trang trí rất đẹp, nằm ở giữa buôn làng gọi là nhà Rông. Nhà Rông là nơi diễn ra những sự kiện quan trọng như lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng. Chính vì vậy, khi xây dựng Nhà thờ Pleichuet người ta đã thiết kế với nét kiến trúc tương tự nhà Rông, như một cách để gìn giữ nét văn hóa độc đáo đó theo thời gian. 

 

 

Kiến trúc Nhà thờ Pleichuet kiểu nhà Rông này có những nét đặc biệt về dáng dấp và cách trang trí hoa văn theo văn hoá của người Jrai. Ngôi Nhà thờ to lớn, có kích thước lớn gấp 5 lần những căn nhà Rông cộng đồng thông thường, có mái nhọn xuôi dốc và được dựng trên 8 cột làm bằng cây đại thụ, thẳng chắc, mái nhọn lợp bằng tôn, mái đỏ. Những vi kèo trong Nhà thờ Pleichuet được trang trí những hình ảnh tôn giáo.

 

 

Nhà thờ nằm cách mặt đất 2 mét. Phần chóp mái của Nhà thờ nhọn hoắt tựa như mũi tên đâm thẳng trên nền trời. 

 

 

Nổi bật ở giữa Nhà thờ của ngôi nhà Rông này là bàn thờ có đặt Mình Thánh Chúa. Nhà tạm của ngôi Nhà thờ được làm một chiếc gùi theo văn hoá của người Jrai. Lòng Nhà thờ trống trơn, không ghế ngồi, không bàn quì, chỉ là một sàn rộng lót gỗ, ráp từng miếng nhỏ, rộng mênh mông chiềm trọn cả khu Nhà thờ trừ khu vực trong cùng là bàn thờ Chúa với một bức tượng Chúa Cứu Thế trên Thánh giá, được khắc bằng gỗ thật là công phu và mỹ thuật.

 

 

Không gian Nhà thờ rất rộng rãi với phần hiên rộng, gian chính cũng rất rộng rãi. Nhà thờ được xây dựng từ chất liệu gỗ là chủ đạo, từ những cây cột, cửa, sàn đến những chi tiết trang trí.

Các hoa văn, họa tiết đặc trưng cho văn hóa của người Jrai cũng xuất hiện ở hầu hết mọi không gian trong Nhà thờ, từ những ô cửa, tường, trần nhà đến không gian trung tâm của nhà thờ. 

 

 

Đặc biệt tại đây có xuất hiện những chi tiết mang tính biểu tượng rất cao như hình ảnh một cây nêu thu nhỏ phía trước tượng Chúa hay cây nêu lớn được dựng ở sân trước khuôn viên Nhà thờ. Bao quanh khuôn viên là những bức tường bằng đá tảng chắc chắn. Nằm bên cạnh Nhà thờ Pleichuet là tu viện của các linh mục.

Nhà thờ Pleichuet  sở hữu kiến trúc độc đáo, hoàn toàn khác biệt so với những Nhà thờ thông thường, chính là một trong những lý do khiến Nhà thờ Pleichuet ở Gia Lai trở thành điểm đến được nhiều du khách yêu thích.

 

Bài: Sưu tầm & biên soạn