Linh Địa Đức Mẹ Trà Kiệu
Số lượng xem: 1627
Xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam

Đức Mẹ Trà Kiệu là đền thờ được dâng kính Ðức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, với mục đích ghi nhớ sự kiện Ðức Mẹ phù hộ cho giáo hữu nơi đây trong cuộc chiến năm 1885.

 

 

Ngày nay đền thờ Đức Mẹ Trà Kiệu thuộc giáo phận Đà Nẵng, cách Đà Nẵng khoảng 38 cây số, gần thánh địa Mỹ Sơn. Từ thế kỷ IV-VIII, Trà Kiệu là kinh đô đầu tiên của nước Chiêm Thành. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, Trà Kiệu trở thành một làng Công giáo của các nhóm người từ miền Bắc, miền Trung trên đường vào Nam lập nghiệp.

 

 

Từ năm 1596-1602, Trà Kiệu được cha Raphael (dòng Augustinô – Bồ Ðào Nha) đến rao giảng Tin Mừng. Năm 1628, một nhóm người di dân Công Giáo đã xây dựng ở đây một ngôi Nhà thờ đầu tiên. Năm 1722, giáo xứ Trà Kiệu có tới 300 giáo dân. Năm 1872, cha Louis Marie Garibert Lợi xây Nhà thờ lớn hơn.

 

 

Năm 1885, sau khi vua Hàm Nghi bỏ Kinh thành, phong trào Cần Vương nổi dậy tại nhiều tỉnh miền Trung với khẩu hiệu “Bình Tây Sát Tả”. Ngày 1/9/1885, quân Văn Thân khoảng hơn 8,000 người bao vây giáo xứ Trà Kiệu với vũ khí đầy đủ, có cả đại bác thần công và voi chiến. Về phía giáo dân, chỉ có hơn 300 nam, tuổi từ 16 tới 60 và vài trăm phụ nữ với vũ khí thô sơ. Giáo dân khiếp sợ chạy đến Nhà thờ cầu xin Ðức Mẹ và đã chống trả quyết liệt trong hơn 10 ngày. Trong lúc chiến đấu, giáo dân cùng hô khẩu hiệu: "Giêsu – Maria – Giuse, xin cứu chúng con." Ngày 11/9/1885, Ðức Mẹ hiện ra đứng trên nóc Nhà thờ để bảo vệ và che chở đàn con. Có nhiều người chứng kiến, trong đó có cả quân Văn Thân về sau cho biết: “Có Bà xinh đẹp, bận áo trắng đứng trên nóc Nhà thờ xua vạt áo đỡ đạn cho giáo dân”. Cuộc chiến kéo dài đến 21/9/1885 thì quân Văn Thân bỏ chạy và giáo dân thoát nạn.

 

 

Ðể tỏ lòng biết ơn, giáo dân Trà Kiệu đã trùng tu lại ngôi Thánh đường, nơi Ðức Mẹ đã hiện ra từ năm 1889-1892 và được Ðức cha F.X. Van Camelbecke Hân khánh thành.
Ngôi Thánh đường hai tầng hiện nay được xây lại vào năm 1970 để ghi ơn Đức Mẹ dưới tước hiệu “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu.”

 

 

Năm 1971, Linh mục Phêrô Lê Như Hảo cho xây dựng gian giữa giáo đường hiện nay theo lối kiến trúc Châu Âu thế kỷ 17. Kế bên giáo đường là tu viện (xây dựng năm 1867), nhà trưng bày truyền thống và Nhà thờ Đức Mẹ (được xây dựng năm 1898) trên ngọn đồi cao 60 mét. Xung quanh Nhà thờ là vườn cây cổ thụ quanh năm tỏa bóng mát, càng làm tôn thêm vẻ đẹp vừa cổ kính vừa yên bình cho Nhà thờ. Từ đây có thể tận hưởng không khí trong lành mát mẻ và phóng tầm mắt ra chung quanh ngắm nhìn phong cảnh của một vùng dân cư rộng lớn, len lỏi giữa màu xanh biên biếc của cây lá chạy dọc theo hai bờ của dòng sông Thu Bồn mơ mộng.

 

 

Trong Nhà thờ còn có một cái giếng mà người xứ đạo cho là giếng nước Thánh rất thiêng, khi uống vào và cầu nguyện có thể tật được tiêu trừ, cơ thể trở nên khỏe mạnh.

Ngày 31/5/1971, Ðức Giám Mục Phêrô Phạm Ngọc Chi đã đặt Trà Kiệu là Trung Tâm Thánh Mẫu của giáo phận Ðà Nẵng. Hiện nay, mộ phần của ngài nằm bên hông Nhà thờ Trà Kiệu.

 

 

Từ khi Đức Mẹ hiện ra năm 1885 đến nay, Đức Mẹ Trà Kiệu nổi tiếng là linh thiêng. Kẻ lương người giáo đều đến cầu khẩn và nhiều người đã được toại nguyện. Cỏ cây quanh đền thờ đã chữa nhiều bệnh tật vì nhờ ơn Đức Mẹ thông ban.
Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu tức Trung tâm hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu ngày càng thu hút các đoàn hành hương đến đây. Cùng với việc kính viếng Đức Mẹ Trà Kiệu, họ còn có thể viếng Đền Thánh Chân Phước Anrê Phú Yên tại Phước Kiều gần đó. Nơi Ngài đã đổ máu như người chứng thứ nhất của Giáo Hội Việt Nam vào năm 1644 và tham quan hai Di Sản Văn Hóa Thế Giới là Mỹ Sơn và Hội An tọa lạc hai bên Đông-Tây của Trà Kiệu.
Mỗi hai năm, Giáo phận Đà Nẵng tổ chức ngày Đại hội hành hương tại Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu vào ngày Lễ Đức Mẹ Đi Viếng, 31 tháng 5 Dương lịch. Đây là dịp cho con cái Mẹ hân hoan vui sướng kéo về Trà Kiệu vui mừng cất lên tiếng hát dâng lên Đức Mẹ: “Lạy Mẹ Trà Kiệu mến yêu, Mẹ đầy ơn phước và quyền năng xin che chở chúng con trên mọi nẻo đường".

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Linh Địa Đức Mẹ Trà Kiệu
Xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam

Đức Mẹ Trà Kiệu là đền thờ được dâng kính Ðức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, với mục đích ghi nhớ sự kiện Ðức Mẹ phù hộ cho giáo hữu nơi đây trong cuộc chiến năm 1885.

 

 

Ngày nay đền thờ Đức Mẹ Trà Kiệu thuộc giáo phận Đà Nẵng, cách Đà Nẵng khoảng 38 cây số, gần thánh địa Mỹ Sơn. Từ thế kỷ IV-VIII, Trà Kiệu là kinh đô đầu tiên của nước Chiêm Thành. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, Trà Kiệu trở thành một làng Công giáo của các nhóm người từ miền Bắc, miền Trung trên đường vào Nam lập nghiệp.

 

 

Từ năm 1596-1602, Trà Kiệu được cha Raphael (dòng Augustinô – Bồ Ðào Nha) đến rao giảng Tin Mừng. Năm 1628, một nhóm người di dân Công Giáo đã xây dựng ở đây một ngôi Nhà thờ đầu tiên. Năm 1722, giáo xứ Trà Kiệu có tới 300 giáo dân. Năm 1872, cha Louis Marie Garibert Lợi xây Nhà thờ lớn hơn.

 

 

Năm 1885, sau khi vua Hàm Nghi bỏ Kinh thành, phong trào Cần Vương nổi dậy tại nhiều tỉnh miền Trung với khẩu hiệu “Bình Tây Sát Tả”. Ngày 1/9/1885, quân Văn Thân khoảng hơn 8,000 người bao vây giáo xứ Trà Kiệu với vũ khí đầy đủ, có cả đại bác thần công và voi chiến. Về phía giáo dân, chỉ có hơn 300 nam, tuổi từ 16 tới 60 và vài trăm phụ nữ với vũ khí thô sơ. Giáo dân khiếp sợ chạy đến Nhà thờ cầu xin Ðức Mẹ và đã chống trả quyết liệt trong hơn 10 ngày. Trong lúc chiến đấu, giáo dân cùng hô khẩu hiệu: "Giêsu – Maria – Giuse, xin cứu chúng con." Ngày 11/9/1885, Ðức Mẹ hiện ra đứng trên nóc Nhà thờ để bảo vệ và che chở đàn con. Có nhiều người chứng kiến, trong đó có cả quân Văn Thân về sau cho biết: “Có Bà xinh đẹp, bận áo trắng đứng trên nóc Nhà thờ xua vạt áo đỡ đạn cho giáo dân”. Cuộc chiến kéo dài đến 21/9/1885 thì quân Văn Thân bỏ chạy và giáo dân thoát nạn.

 

 

Ðể tỏ lòng biết ơn, giáo dân Trà Kiệu đã trùng tu lại ngôi Thánh đường, nơi Ðức Mẹ đã hiện ra từ năm 1889-1892 và được Ðức cha F.X. Van Camelbecke Hân khánh thành.
Ngôi Thánh đường hai tầng hiện nay được xây lại vào năm 1970 để ghi ơn Đức Mẹ dưới tước hiệu “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu.”

 

 

Năm 1971, Linh mục Phêrô Lê Như Hảo cho xây dựng gian giữa giáo đường hiện nay theo lối kiến trúc Châu Âu thế kỷ 17. Kế bên giáo đường là tu viện (xây dựng năm 1867), nhà trưng bày truyền thống và Nhà thờ Đức Mẹ (được xây dựng năm 1898) trên ngọn đồi cao 60 mét. Xung quanh Nhà thờ là vườn cây cổ thụ quanh năm tỏa bóng mát, càng làm tôn thêm vẻ đẹp vừa cổ kính vừa yên bình cho Nhà thờ. Từ đây có thể tận hưởng không khí trong lành mát mẻ và phóng tầm mắt ra chung quanh ngắm nhìn phong cảnh của một vùng dân cư rộng lớn, len lỏi giữa màu xanh biên biếc của cây lá chạy dọc theo hai bờ của dòng sông Thu Bồn mơ mộng.

 

 

Trong Nhà thờ còn có một cái giếng mà người xứ đạo cho là giếng nước Thánh rất thiêng, khi uống vào và cầu nguyện có thể tật được tiêu trừ, cơ thể trở nên khỏe mạnh.

Ngày 31/5/1971, Ðức Giám Mục Phêrô Phạm Ngọc Chi đã đặt Trà Kiệu là Trung Tâm Thánh Mẫu của giáo phận Ðà Nẵng. Hiện nay, mộ phần của ngài nằm bên hông Nhà thờ Trà Kiệu.

 

 

Từ khi Đức Mẹ hiện ra năm 1885 đến nay, Đức Mẹ Trà Kiệu nổi tiếng là linh thiêng. Kẻ lương người giáo đều đến cầu khẩn và nhiều người đã được toại nguyện. Cỏ cây quanh đền thờ đã chữa nhiều bệnh tật vì nhờ ơn Đức Mẹ thông ban.
Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu tức Trung tâm hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu ngày càng thu hút các đoàn hành hương đến đây. Cùng với việc kính viếng Đức Mẹ Trà Kiệu, họ còn có thể viếng Đền Thánh Chân Phước Anrê Phú Yên tại Phước Kiều gần đó. Nơi Ngài đã đổ máu như người chứng thứ nhất của Giáo Hội Việt Nam vào năm 1644 và tham quan hai Di Sản Văn Hóa Thế Giới là Mỹ Sơn và Hội An tọa lạc hai bên Đông-Tây của Trà Kiệu.
Mỗi hai năm, Giáo phận Đà Nẵng tổ chức ngày Đại hội hành hương tại Trung tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu vào ngày Lễ Đức Mẹ Đi Viếng, 31 tháng 5 Dương lịch. Đây là dịp cho con cái Mẹ hân hoan vui sướng kéo về Trà Kiệu vui mừng cất lên tiếng hát dâng lên Đức Mẹ: “Lạy Mẹ Trà Kiệu mến yêu, Mẹ đầy ơn phước và quyền năng xin che chở chúng con trên mọi nẻo đường".

 

Bài: Sưu tầm & biên tập