Đan viện Châu Sơn
Số lượng xem: 884
Xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Đan viện Châu Sơn là một đan viện của dòng Xitô được xây dựng từ năm 1939 và hoàn thành vào năm 1945. Công trình được xây để trở thành một đan viện chuyên về chiêm niệm.

 

 

Tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Đan viện này nằm cách nhà thờ chính tòa Phát Diệm 65 km, cách thành phố Ninh Bình 35 km và cách Hà Nội 97km. Đan viện vốn xuất thân từ đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn (do Linh mục thừa sai Henry - Denis Biển Đức Thuận sáng lập từ năm 1918 tại thánh địa Phước Sơn – Quảng Ngãi).

Giám mục Gioan Baotizita Nguyễn Bá Tòng – người Việt đầu tiên nhận được quyền cai quản Giáo phận Phát Diệm đã đứng ra ngỏ ý mời các đan sĩ từ thánh địa Phước Sơn ra lập Dòng mới ở Giáo phận Phát Diệm.

 

 

Đan viện này được xây dựng không xi măng cốt thép, chỉ có giàn giáo và công sức của vài chục thày trò cùng thợ địa phương dựng nên. Kiến trúc sư chính của Đan Viện là cha Placiđô Trương Minh Trạch – một tu sĩ trẻ chưa từng học qua một trường lớp kiến trúc hay xây dựng nào. Trong cuộc đời cha Placiđô, ngôi Nhà thờ Châu Sơn là kiệt tác đã được ông dồn hết tâm huyết để kiến tạo nên. Không mô hình, bản vẽ tất cả chỉ được hình dung trong trí óc, từng đường nét, từng viên gạch đã được hình thành dần dần trong tư duy và trí tưởng tượng tuyệt vời của ông.

 

 

Nổi bật và bề thế, vững chãi nhưng cũng vô cùng duyên dáng, công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không trát, tạo cho công trình một vẻ đẹp khác biệt, một sự tối giản, chân thật và ấm áp. Hơn 6 thập kỷ đã qua, sắc đỏ ấy vẫn nổi bật giữa rừng cây đại thụ. Công sức và tài hoa của mấy chục cha cố và thợ địa phương tự đúc gạch xây nên vẫn vững vàng trước thử thách của thời gian. Bức tường gạch mộc – kết cấu chính của công trình dày tới 0.6m, chỗ có cột dày 1.2m tạo cho thánh đường sự vững chắc, ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ.

 

 

Điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64m của công trình là những thân cột được thiết kế khéo léo thành những tháp nhỏ cân xứng. Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ, chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình Chúa Giêsu vác Thánh giá cầu nguyện. Phía trong Thánh đường, ánh sáng tự nhiên vừa đủ lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn. Sắc nắng lung linh tôn lên những hàng cột tròn, những họa tiết trang trí và phù điêu có tính khái quát cao. Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng thánh đường. Nó làm nổi bật gian cung Thánh với các bức phù điêu màu tuyệt tác, biểu tượng của Chúa ba ngôi, Đức Mẹ, các Thánh…

 

 

Đến nay, màu thời gian đã nhuốm phong trần trên từng thớ gạch, những tháp nhỏ lặng thinh nghiêng mình, những hàng ghế im lìm trong buổi chiều chạng vạng, phía chính diện Đức Chúa hiện ra dưới ánh sáng mờ ảo màu xanh nhạt, lung linh.

 

 

Nghệ thuật khi gắn với niềm tin tôn giáo có sức truyền cảm và khả năng lay động vô bờ bến. Nó dẫn ta đến với thực tại sâu thẳm của con người và thế giới. Nhìn ngôi Nhà thờ thắm màu gạch đỏ giữa vùng mây nước, núi non, cây cối um tùm, cuộc sống giản dị thanh bạch của những người khổ tu mới thấy được sự an bình trong niềm tin tin cậy trông, phó thác mà một người chưa thấu thẩm đức tin một cách sâu sắc thì khó mà có được sự thong dong, thư thả đến như thế.

 

 

Khuôn viên xung quanh Thánh đường vô cùng thoáng mát với những bãi cỏ xanh, hồ nước trong veo được trang trí bằng các hòn nam bộ cùng với bãi đá trứng nhân tạo, giếng đá ong nằm dưới lòng đất hoặc và hang đá phía sau đan viện Châu Sơn. Tất cả tạo nên một Đan viện trầm lặng, tôn nghiêm như một nơi tu trì trong miền cổ tích của châu Âu.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Đan viện Châu Sơn
Xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Đan viện Châu Sơn là một đan viện của dòng Xitô được xây dựng từ năm 1939 và hoàn thành vào năm 1945. Công trình được xây để trở thành một đan viện chuyên về chiêm niệm.

 

 

Tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, Đan viện này nằm cách nhà thờ chính tòa Phát Diệm 65 km, cách thành phố Ninh Bình 35 km và cách Hà Nội 97km. Đan viện vốn xuất thân từ đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn (do Linh mục thừa sai Henry - Denis Biển Đức Thuận sáng lập từ năm 1918 tại thánh địa Phước Sơn – Quảng Ngãi).

Giám mục Gioan Baotizita Nguyễn Bá Tòng – người Việt đầu tiên nhận được quyền cai quản Giáo phận Phát Diệm đã đứng ra ngỏ ý mời các đan sĩ từ thánh địa Phước Sơn ra lập Dòng mới ở Giáo phận Phát Diệm.

 

 

Đan viện này được xây dựng không xi măng cốt thép, chỉ có giàn giáo và công sức của vài chục thày trò cùng thợ địa phương dựng nên. Kiến trúc sư chính của Đan Viện là cha Placiđô Trương Minh Trạch – một tu sĩ trẻ chưa từng học qua một trường lớp kiến trúc hay xây dựng nào. Trong cuộc đời cha Placiđô, ngôi Nhà thờ Châu Sơn là kiệt tác đã được ông dồn hết tâm huyết để kiến tạo nên. Không mô hình, bản vẽ tất cả chỉ được hình dung trong trí óc, từng đường nét, từng viên gạch đã được hình thành dần dần trong tư duy và trí tưởng tượng tuyệt vời của ông.

 

 

Nổi bật và bề thế, vững chãi nhưng cũng vô cùng duyên dáng, công trình được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ không trát, tạo cho công trình một vẻ đẹp khác biệt, một sự tối giản, chân thật và ấm áp. Hơn 6 thập kỷ đã qua, sắc đỏ ấy vẫn nổi bật giữa rừng cây đại thụ. Công sức và tài hoa của mấy chục cha cố và thợ địa phương tự đúc gạch xây nên vẫn vững vàng trước thử thách của thời gian. Bức tường gạch mộc – kết cấu chính của công trình dày tới 0.6m, chỗ có cột dày 1.2m tạo cho thánh đường sự vững chắc, ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ.

 

 

Điểm nhấn xuyên suốt chiều dài 64m của công trình là những thân cột được thiết kế khéo léo thành những tháp nhỏ cân xứng. Tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ, chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh “chạm thủng” họa hình các Thánh, hình Chúa Giêsu vác Thánh giá cầu nguyện. Phía trong Thánh đường, ánh sáng tự nhiên vừa đủ lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn. Sắc nắng lung linh tôn lên những hàng cột tròn, những họa tiết trang trí và phù điêu có tính khái quát cao. Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng thánh đường. Nó làm nổi bật gian cung Thánh với các bức phù điêu màu tuyệt tác, biểu tượng của Chúa ba ngôi, Đức Mẹ, các Thánh…

 

 

Đến nay, màu thời gian đã nhuốm phong trần trên từng thớ gạch, những tháp nhỏ lặng thinh nghiêng mình, những hàng ghế im lìm trong buổi chiều chạng vạng, phía chính diện Đức Chúa hiện ra dưới ánh sáng mờ ảo màu xanh nhạt, lung linh.

 

 

Nghệ thuật khi gắn với niềm tin tôn giáo có sức truyền cảm và khả năng lay động vô bờ bến. Nó dẫn ta đến với thực tại sâu thẳm của con người và thế giới. Nhìn ngôi Nhà thờ thắm màu gạch đỏ giữa vùng mây nước, núi non, cây cối um tùm, cuộc sống giản dị thanh bạch của những người khổ tu mới thấy được sự an bình trong niềm tin tin cậy trông, phó thác mà một người chưa thấu thẩm đức tin một cách sâu sắc thì khó mà có được sự thong dong, thư thả đến như thế.

 

 

Khuôn viên xung quanh Thánh đường vô cùng thoáng mát với những bãi cỏ xanh, hồ nước trong veo được trang trí bằng các hòn nam bộ cùng với bãi đá trứng nhân tạo, giếng đá ong nằm dưới lòng đất hoặc và hang đá phía sau đan viện Châu Sơn. Tất cả tạo nên một Đan viện trầm lặng, tôn nghiêm như một nơi tu trì trong miền cổ tích của châu Âu.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập