H’Bâu Nhà thờ 100 tuổi
Số lượng xem: 764
Chư Đang Ya, Chư Păh, Gia Lai

Phế tích nhà thờ cổ H'Bâu lại nằm dưới chân núi Chư Đang Ya hùng vĩ, thuộc làng Xõa huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Nhà thờ cổ H'Bâu được xây dựng vào năm 1909, minh chứng là phía trước Nhà thờ còn ghi dòng chữ Hán: Kỷ Dậu niên (năm Kỷ Dậu) là năm xây dựng. Người dân tại ngôi làng này đa số là đồng bào người J’rai và ngày xưa, để đi vào được nơi đây phải vượt qua hai dãy núi Chư Jôr và Chư Nâm hiểm trở.

 

 

Mặc dù phần lớn kiến trúc của Nhà thờ đã bị tàn phá nhiều sau một khoảng thời gian dài hơn 100 năm, dưới sự tác động của thời tiết và chiến tranh, nhưng một phần tháp chuông và phần trước của Nhà thờ không bị chôn vùi bởi thời gian, vẫn giữ được hình dáng cũ kèm theo những lớp rêu xanh phủ dày trên những bức tường còn sót lại.

 

 

Trước Nhà thờ là một bức tượng Chúa Giêsu trên cây thập giá được treo ở trên khung cửa. Hình ảnh Ngài nằm giữa một phế tích cũ kỹ đã làm bao người Công giáo không khỏi xúc động khi đến đây lần đầu. Từ khuôn viên Nhà thờ, ngay trong tầm mắt là núi Chư Đăng Ya (một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm trước) hùng vĩ, theo tiếng địa phương Chư Đăng Ya có nghĩa là “Củ gừng dại”.

 

 

Đây không chỉ là một ngôi Nhà thờ cổ hay là nơi người dân ở đây từng đến để thờ phượng Chúa, nhưng còn là nơi minh chứng cho lòng kính mến Thiên Chúa sâu sắc của người dân nơi đây.

Cách đây hơn 100 năm, đây là một làng thuộc “rừng xanh, núi thẳm” nên vô cùng hoang sơ và hiểm trở, người dân phải đến đốn cây, phát rừng thì mới có đường để gùi lên nào là đá, cát... để xây lên ngôi Nhà thờ của đức tin để ngày nay chúng ta được chiêm ngắm để đức tin được thêm vững vàng.

 

 

Dù đến nay, một Nhà thờ mới khang trang và vững chãi hơn cách đây chục dặm đường nhưng người dân nơi đây vẫn thường xuyên lui tới ngôi Nhà thờ cổ này để dâng hoa và lần chuỗi, như một lời tạ ơn vì Người đã gìn giữ ngôi làng suốt năm tháng, và đã biểu lộ cho họ biết Người vẫn luôn ở đây cùng mọi người dù cho thời cuộc đổi thay nhưng tình yêu của Ngài với nơi này không bao giờ thay đổi.

 

 

Tuy Nhà thờ đã cũ kỹ nhưng vẫn không mang lại cảm giác hoang vu, buồn bã. Vì xung quanh Nhà thờ được điểm tô bằng những vườn hoa do người dân trồng. Đặc biệt hơn là những “bông hoa trẻ thơ”, đó là những đứa trẻ được sinh ra ở một thập kỉ mới, không được chứng kiến quá trình xây dựng, không biết về sự khắc nghiệt của thời gian, không gian hay lịch sử, nhưng vẫn đến đây hàng tuần để viếng Chúa.

 

 

Hình ảnh đổ vỡ của Nhà thờ dường như càng làm nổi bật hơn những ngôi đền thờ mới, đó là những đền thờ được xây dựng bởi đức tin nằm kiên cố trong lòng mỗi người dân nơi đây, không bị lu mờ vì quá khứ và không bị tàn phá bởi thời gian.

 

 

Nếu đến đây vào những ngày cuối thu, sẽ thấy một bức tranh tự nhiên tuyệt đẹp sẽ hiện ra trước mắt, tiếng chuông xưa như gõ vang vọng vào đại ngàn. Dù chúng ta không hiểu nổi, tại sao một nơi xa xôi cách trở mà hàng trăm năm trước Chúa đã đến ngự ở nơi đây. Quả thật quá kỳ diệu.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
H’Bâu Nhà thờ 100 tuổi
Chư Đang Ya, Chư Păh, Gia Lai

Phế tích nhà thờ cổ H'Bâu lại nằm dưới chân núi Chư Đang Ya hùng vĩ, thuộc làng Xõa huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Nhà thờ cổ H'Bâu được xây dựng vào năm 1909, minh chứng là phía trước Nhà thờ còn ghi dòng chữ Hán: Kỷ Dậu niên (năm Kỷ Dậu) là năm xây dựng. Người dân tại ngôi làng này đa số là đồng bào người J’rai và ngày xưa, để đi vào được nơi đây phải vượt qua hai dãy núi Chư Jôr và Chư Nâm hiểm trở.

 

 

Mặc dù phần lớn kiến trúc của Nhà thờ đã bị tàn phá nhiều sau một khoảng thời gian dài hơn 100 năm, dưới sự tác động của thời tiết và chiến tranh, nhưng một phần tháp chuông và phần trước của Nhà thờ không bị chôn vùi bởi thời gian, vẫn giữ được hình dáng cũ kèm theo những lớp rêu xanh phủ dày trên những bức tường còn sót lại.

 

 

Trước Nhà thờ là một bức tượng Chúa Giêsu trên cây thập giá được treo ở trên khung cửa. Hình ảnh Ngài nằm giữa một phế tích cũ kỹ đã làm bao người Công giáo không khỏi xúc động khi đến đây lần đầu. Từ khuôn viên Nhà thờ, ngay trong tầm mắt là núi Chư Đăng Ya (một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm trước) hùng vĩ, theo tiếng địa phương Chư Đăng Ya có nghĩa là “Củ gừng dại”.

 

 

Đây không chỉ là một ngôi Nhà thờ cổ hay là nơi người dân ở đây từng đến để thờ phượng Chúa, nhưng còn là nơi minh chứng cho lòng kính mến Thiên Chúa sâu sắc của người dân nơi đây.

Cách đây hơn 100 năm, đây là một làng thuộc “rừng xanh, núi thẳm” nên vô cùng hoang sơ và hiểm trở, người dân phải đến đốn cây, phát rừng thì mới có đường để gùi lên nào là đá, cát... để xây lên ngôi Nhà thờ của đức tin để ngày nay chúng ta được chiêm ngắm để đức tin được thêm vững vàng.

 

 

Dù đến nay, một Nhà thờ mới khang trang và vững chãi hơn cách đây chục dặm đường nhưng người dân nơi đây vẫn thường xuyên lui tới ngôi Nhà thờ cổ này để dâng hoa và lần chuỗi, như một lời tạ ơn vì Người đã gìn giữ ngôi làng suốt năm tháng, và đã biểu lộ cho họ biết Người vẫn luôn ở đây cùng mọi người dù cho thời cuộc đổi thay nhưng tình yêu của Ngài với nơi này không bao giờ thay đổi.

 

 

Tuy Nhà thờ đã cũ kỹ nhưng vẫn không mang lại cảm giác hoang vu, buồn bã. Vì xung quanh Nhà thờ được điểm tô bằng những vườn hoa do người dân trồng. Đặc biệt hơn là những “bông hoa trẻ thơ”, đó là những đứa trẻ được sinh ra ở một thập kỉ mới, không được chứng kiến quá trình xây dựng, không biết về sự khắc nghiệt của thời gian, không gian hay lịch sử, nhưng vẫn đến đây hàng tuần để viếng Chúa.

 

 

Hình ảnh đổ vỡ của Nhà thờ dường như càng làm nổi bật hơn những ngôi đền thờ mới, đó là những đền thờ được xây dựng bởi đức tin nằm kiên cố trong lòng mỗi người dân nơi đây, không bị lu mờ vì quá khứ và không bị tàn phá bởi thời gian.

 

 

Nếu đến đây vào những ngày cuối thu, sẽ thấy một bức tranh tự nhiên tuyệt đẹp sẽ hiện ra trước mắt, tiếng chuông xưa như gõ vang vọng vào đại ngàn. Dù chúng ta không hiểu nổi, tại sao một nơi xa xôi cách trở mà hàng trăm năm trước Chúa đã đến ngự ở nơi đây. Quả thật quá kỳ diệu.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập