Nhà thờ Giáo xứ Hòa Bình
Số lượng xem: 1965
Tổ 21, Đồng Tiến, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Nhà thờ Giáo xứ Hòa Bình - Nhà thờ mới Kính Lòng Chúa Thương Xót nằm trên quốc lộ số 6, Hà Nội đi Hòa Bình – Sơn La - Điện Biên và Lai Châu. Giáo xứ Hòa Bình nằm trên địa bàn năm huyện và một thành phố là Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và Thành Phố Hòa Bình.
 
 
Năm 1920 khi biết tin Hòa Bình có người Công giáo cha cố Lượng chính xứ Hoáng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã tới thăm. Sau đó Đức Giám mục Paul Raymond (Phaolô Lộc) động viên cha cố Lượng siêng năng thăm viếng và làm mục vụ cho bà con giáo dân, như một linh mục quản nhiệm.
Đến năm 1925, hạt giống Tin Mừng đầu tiên được gieo vào mảnh đất Hòa Bình, gồm một số giáo dân từ giáo xứ Hà Thao, huyện Phú Xuyên, Hà Nội lên lập ngư nghiệp trên Sông Đà và định cư tại đây.
 
 
Và năm 1930, Đức Cha Lộc chính thức tới thăm viếng mục vụ giáo dân Hòa Bình và chính thức bổ nhiệm cha cố Điều quản nhiệm Hòa Bình.
Sau 15 năm giáo xứ Hòa Bình nảy mầm và phát triển (1930 –1945) hạt giống đức tin được nở rộ từ vài ba chục tín hữu nay đã lên tới bốn năm trăm nhưng cuộc chiến tranh Điện Biên Phủ bắt đầu 1945 thì giáo dân và các giáo họ cũng phải lao đao thử thách về đức tin vì tất cả các họ đạo và giáo dân đều nằm trong chiến sự dọc quốc lộ số 6. Vì thế, giáo dân người dân tộc Mường phải sơ tán vào các huyện vùng sâu như Kim Bội, Lạc Thủy; còn những người giáo dân là người Kinh thì trở về nguyên quán của mình.
 
 
Sau khi kết thúc chiến tranh Điện Biên Phủ 1954, những người miền xuôi lại bắt đầu tìm đến Hòa Bình để làm ăn sinh sống, chủ yếu là ngư nghiệp và buôn bán cùng với việc sống nghề đồi rừng. Nhưng mãi đến khoảng năm 1980 cha xứ Hoàng Xá, Phaolô Nguyễn Khắc Hy đến Hòa Bình ban bí Tích Xức Dầu cho bệnh nhân. Còn tất cả bà con giáo dân, ai có quê người ấy về để lãnh nhận bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể trong Mùa Chay và Phục Sinh hằng năm. Bởi vì, Hòa Bình không có linh mục coi sóc, không còn cơ sở tôn giáo, không còn sinh hoạt tôn giáo tập chung.
 
 
Mặc dù vậy, nhưng nhờ vào sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, hạt giống Tin Mừng vẫn được ủ trong các gia đình, ngày đại lễ họ vẫn về nguyên quán dự đón lễ và lãnh nhận các bí tích.
Ngày 28 tháng 10 năm 2002, sau 56 năm, Thánh lễ đầu tiên được dâng trở lại đúng vào ngày lễ các Thánh Nam Nữ Trên Trời (1/1/2002).
Năm 2005 tỉnh Hòa Bình đã đồng ý cho xây một nguyện đường trên thửa đất nhà ông Doanh tại Tổ 22 Phường Đồng Tiến, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương đã đến làm phép ngôi Nhà thờ nhỏ này .
 
 
Đến năm 2007, tỉnh Hòa Bình đã cấp cho giáo xứ Hòa Bình 10.000m2 để xây dựng Nhà thờ mới. Nhà thờ mới Kính Lòng Chúa Thương Xót, được khởi công ngày 17 tháng 8 năm 2012 do Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất và Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đặt viên đá đầu tiên. Nhưng sau 8 tháng đặt viên đá đầu tiên vẫn chưa tiến hành xây dựng. Ngày 1 tháng 4 năm 2013 ngôi Thánh đường Kính Lòng Chúa Thương Xót mới chính thức được bắt đầu xây dựng.
Ngôi thánh đường có chiều dài 55 m, rộng 18 m, 2 tháp cao 44 m, quảng trường rộng 6.500 m2 và được hoàn thành, cung hiến vào ngày 21 tháng 11 năm 2014 sau 18 tháng thi công.
 
Bài: Sưu tầm & biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Hòa Bình
Tổ 21, Đồng Tiến, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
Nhà thờ Giáo xứ Hòa Bình - Nhà thờ mới Kính Lòng Chúa Thương Xót nằm trên quốc lộ số 6, Hà Nội đi Hòa Bình – Sơn La - Điện Biên và Lai Châu. Giáo xứ Hòa Bình nằm trên địa bàn năm huyện và một thành phố là Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc và Thành Phố Hòa Bình.
 
 
Năm 1920 khi biết tin Hòa Bình có người Công giáo cha cố Lượng chính xứ Hoáng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ đã tới thăm. Sau đó Đức Giám mục Paul Raymond (Phaolô Lộc) động viên cha cố Lượng siêng năng thăm viếng và làm mục vụ cho bà con giáo dân, như một linh mục quản nhiệm.
Đến năm 1925, hạt giống Tin Mừng đầu tiên được gieo vào mảnh đất Hòa Bình, gồm một số giáo dân từ giáo xứ Hà Thao, huyện Phú Xuyên, Hà Nội lên lập ngư nghiệp trên Sông Đà và định cư tại đây.
 
 
Và năm 1930, Đức Cha Lộc chính thức tới thăm viếng mục vụ giáo dân Hòa Bình và chính thức bổ nhiệm cha cố Điều quản nhiệm Hòa Bình.
Sau 15 năm giáo xứ Hòa Bình nảy mầm và phát triển (1930 –1945) hạt giống đức tin được nở rộ từ vài ba chục tín hữu nay đã lên tới bốn năm trăm nhưng cuộc chiến tranh Điện Biên Phủ bắt đầu 1945 thì giáo dân và các giáo họ cũng phải lao đao thử thách về đức tin vì tất cả các họ đạo và giáo dân đều nằm trong chiến sự dọc quốc lộ số 6. Vì thế, giáo dân người dân tộc Mường phải sơ tán vào các huyện vùng sâu như Kim Bội, Lạc Thủy; còn những người giáo dân là người Kinh thì trở về nguyên quán của mình.
 
 
Sau khi kết thúc chiến tranh Điện Biên Phủ 1954, những người miền xuôi lại bắt đầu tìm đến Hòa Bình để làm ăn sinh sống, chủ yếu là ngư nghiệp và buôn bán cùng với việc sống nghề đồi rừng. Nhưng mãi đến khoảng năm 1980 cha xứ Hoàng Xá, Phaolô Nguyễn Khắc Hy đến Hòa Bình ban bí Tích Xức Dầu cho bệnh nhân. Còn tất cả bà con giáo dân, ai có quê người ấy về để lãnh nhận bí tích Hòa Giải và bí tích Thánh Thể trong Mùa Chay và Phục Sinh hằng năm. Bởi vì, Hòa Bình không có linh mục coi sóc, không còn cơ sở tôn giáo, không còn sinh hoạt tôn giáo tập chung.
 
 
Mặc dù vậy, nhưng nhờ vào sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, hạt giống Tin Mừng vẫn được ủ trong các gia đình, ngày đại lễ họ vẫn về nguyên quán dự đón lễ và lãnh nhận các bí tích.
Ngày 28 tháng 10 năm 2002, sau 56 năm, Thánh lễ đầu tiên được dâng trở lại đúng vào ngày lễ các Thánh Nam Nữ Trên Trời (1/1/2002).
Năm 2005 tỉnh Hòa Bình đã đồng ý cho xây một nguyện đường trên thửa đất nhà ông Doanh tại Tổ 22 Phường Đồng Tiến, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương đã đến làm phép ngôi Nhà thờ nhỏ này .
 
 
Đến năm 2007, tỉnh Hòa Bình đã cấp cho giáo xứ Hòa Bình 10.000m2 để xây dựng Nhà thờ mới. Nhà thờ mới Kính Lòng Chúa Thương Xót, được khởi công ngày 17 tháng 8 năm 2012 do Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất và Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đặt viên đá đầu tiên. Nhưng sau 8 tháng đặt viên đá đầu tiên vẫn chưa tiến hành xây dựng. Ngày 1 tháng 4 năm 2013 ngôi Thánh đường Kính Lòng Chúa Thương Xót mới chính thức được bắt đầu xây dựng.
Ngôi thánh đường có chiều dài 55 m, rộng 18 m, 2 tháp cao 44 m, quảng trường rộng 6.500 m2 và được hoàn thành, cung hiến vào ngày 21 tháng 11 năm 2014 sau 18 tháng thi công.
 
Bài: Sưu tầm & biên tập