Giáo hoàng Học viện Khoa học
Thành Vatican
Số lượng xem: 484

Giáo hoàng Học viện Khoa học (tiếng Ý là: Pontificia accademia delle scienze. Tiếng Latin: Pontificia Academia Scientiarum) là một học viện khoa học thuộc Vatican, được thành lập vào năm 1936 bởi Giáo hoàng Piô XI và phát triển mạnh mẽ với sự ban phước của Giáo hoàng kể từ đó. Mục đích của Viện là thúc đẩy sự tiến bộ của toán học, vật lý và khoa học tự nhiên và nghiên cứu các nhận thức luận các vấn đề.

 

 

Nguồn gốc của Viện được Hoàng tử Federico Cesi thành lập năm 1603, được Giáo hoàng Clément VII ban phép lành và Viện trưởng đầu tiên là Galileo Galilei (Galileo Galilei là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học). Khi Hoàng tử Cési qua đời thì Viện bị đóng cửa. Đức Giáo hoàng Piô IX đã xây dựng lại năm 1847, nhưng sau đó Viện thuộc Quốc gia Ý sau sự sụp đổ của Nhà nước giáo hoàng. Năm 1936, Đức Giáo hoàng Piô XI lại tái lập lại và Viện mang tên từ đó cho đến nay, một đạo luật được Đức Giáo hoàng Phaolo VI cập nhật năm 1976 và Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II cập nhật thêm một lần nữa năm 1986.
 

 

Qua nhiều năm, trong danh sách các thành viên của Viện có nhiều người được giải Nobel, một vài người được Giải khi họ là thành viên của Viện, có nhiều người được giải sau khi vào Viện.

 

 

Các thành viên của Viện đã được giải Nobel là Niel Bohr, Rita Levi Montalcini, Werner Heisenberg, Alexander Fleming và Carlo Rubbia. 

Theo Tổng Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo, giai đoạn của những năm 1930 là “thích thú nhất của Viện”.

 

 

Trong giai đoạn này, Max Planck được Giải Nobel Vật lý năm 1918, ông khởi xướng các nghiên cứu về vật lý lượng tử. Chính ông Max Planck là người đã cảnh báo cho Đức Giáo hoàng Piô XII về các hiểm họa của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Các lời cảnh báo của Planck đã cảm hứng cho các giáo huấn của Đức Giáo hoàng Piô  XII. Phát biểu trước trước Viện Giáo hoàng Khoa học ngày 30 tháng 11 năm 1941, Đức Giáo hoàng đã tuyên bố, “chiến tranh làm xâu xé thế giới, nó dùng tất cả các nguồn lực kỹ thuật để tiêu hủy”. Ngài ghi nhận, khoa học có thể là con dao hai lưỡi trong bàn tay con người, có thể vừa chữa lành vừa giết hại. Ngài nói đến “sự phiêu lưu kinh khủng của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu năng lượng hạt nhân và các chuyển đổi hạt nhân”.

 

 

Trong bài diễn văn ngày 21 tháng 2-1943, Đức Giáo hoàng Piô XI đã kêu gọi các nguyên thủ Quốc gia: “Dù chúng ta chưa nghĩ đến lợi ích kỹ thuật trong quá trình hạt nhân giông bão này, cũng một tiến trình này lót đường cho một loạt cơ hội, với khả năng có thể xây dựng một nhà máy uranium, thì điều này không thể được xem chỉ là chuyện không tưởng”.

Đức Giáo hoàng nói thêm, “điều quan trọng không phải là làm ngưng tiến trình này nhưng là ngưng tiến trình với các phương tiện hóa học thích đáng”, vì “nếu không, một tai ương cực kỳ kinh khủng sẽ xảy ra, không những chỉ ở nơi đó mà còn trên cả hành tinh”.
 

 

Các buổi họp của Viện còn bàn thảo đến các kỹ thuật tinh vi của khoa học. Chẳng hạn Viện đã thảo luận nhiều lần về “Higgs boson”. Các hạt cơ bản được khám phá năm 2015, nhưng các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Âu châu (CERN) ở Geneva đã dự đoán sẽ được xảy ra từ cuộc họp năm 2011 về vật lý nguyên tử diễn ra ở Casina Pio IV, trụ sở của Viện. 

Trong một nghĩa nào đó, Viện là cầu nối giữa khoa học, đức tin và thế giới. Viện chứng tỏ kiến thức khoa học thuần túy là những khám phá, sáng tạo của con người nên độc lập với các công trình của Thiên Chúa.

 

 

Viện Giáo hoàng có 80 nhà khoa học tài danh hàng đầu thế giới và người có lòng tin tôn giáo – công giáo hay không công giáo – không phải là một tiêu chuẩn để được nhận vào Viện Giáo hoàng. Trong số đó phải kể đến là giáo sư Stephen Hawking là người vô thần, ông Werner Arber, giám đốc của nhóm, cựu Giải Nobel về y khoa là người theo đạo tin lành. Các thành viên khác của Viện là người công giáo, vô thần, tin lành và thuộc các tôn giáo khác.

Giáo sư Stephen Hawking đã đọc bài diễn văn về “Nguốn gốc vũ trụ”, đề tài đã làm cho ông nổi tiếng thế giới tại Viện Giáo hoàng mà không có ràng buộc gì.

Trong buổi diễn thuyết của mình ở Casina Pio IV, giáo sư Stephen Hawking đã vinh danh Linh mục George Lemaitre, chủ tịch Viện Giáo hoàng Khoa học từ năm 1960 đến 1966. Giáo sư Hawking tuyên bố Linh mục Lemaitre là cha đẻ của “lý thuyết Big Bang”, như thế là bác bỏ nguồn tin cho rằng cha đẻ của thuyết này là nhà vật lý Mỹ  George Gamow.

 

 

Giáo sư Hawking tuyên bố: “Georges Lemaitre là người đầu tiên đề nghị mô hình theo đó vũ trụ có một khởi đầu rất dày đặc. Theo giáo sư, George Gamow không phải là cha đẻ của Big Bang”.
Đức Tổng Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo cũng kể lại, trong một lần gặp mặt, ngài có hỏi giáo sư Stephen Hawking “làm thế nào ông khẳng định Thiên Chúa không tồn tại, ông có được kết luận này theo nhà khoa học hay theo kinh nghiệm sống của ông”. Và giáo sư Hawking cho biết, lời khẳng định của ông không dính gì đến khoa học.

Đó là một trong nhiều giai thoại của Viện, chứng tỏ Vatican không những không “ngáng chân” khoa học mà còn là nơi tranh luận về sự tiến bộ của khoa học từ lâu đã được khuyến khích và thúc đẩy một cách tích cực.

 

 

Đường lối của Giáo hoàng Học viện Khoa học phóng khoáng vì Viện được xem là nơi mà khoa học và đức tin có thể gặp nhau và thảo luận. Đây không phải là diễn đàn tôn giáo, nhưng là nơi cởi mở thảo luận và nghiên cứu các phát triển khoa học cho tương lai để làm chủ thế giới của mình như Chúa đã trao cho.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập.

Giáo hoàng Học viện Khoa học
Thành Vatican

Giáo hoàng Học viện Khoa học (tiếng Ý là: Pontificia accademia delle scienze. Tiếng Latin: Pontificia Academia Scientiarum) là một học viện khoa học thuộc Vatican, được thành lập vào năm 1936 bởi Giáo hoàng Piô XI và phát triển mạnh mẽ với sự ban phước của Giáo hoàng kể từ đó. Mục đích của Viện là thúc đẩy sự tiến bộ của toán học, vật lý và khoa học tự nhiên và nghiên cứu các nhận thức luận các vấn đề.

 

 

Nguồn gốc của Viện được Hoàng tử Federico Cesi thành lập năm 1603, được Giáo hoàng Clément VII ban phép lành và Viện trưởng đầu tiên là Galileo Galilei (Galileo Galilei là một nhà thiên văn học, vật lý học, toán học và triết học người Ý, người đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng khoa học). Khi Hoàng tử Cési qua đời thì Viện bị đóng cửa. Đức Giáo hoàng Piô IX đã xây dựng lại năm 1847, nhưng sau đó Viện thuộc Quốc gia Ý sau sự sụp đổ của Nhà nước giáo hoàng. Năm 1936, Đức Giáo hoàng Piô XI lại tái lập lại và Viện mang tên từ đó cho đến nay, một đạo luật được Đức Giáo hoàng Phaolo VI cập nhật năm 1976 và Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II cập nhật thêm một lần nữa năm 1986.
 

 

Qua nhiều năm, trong danh sách các thành viên của Viện có nhiều người được giải Nobel, một vài người được Giải khi họ là thành viên của Viện, có nhiều người được giải sau khi vào Viện.

 

 

Các thành viên của Viện đã được giải Nobel là Niel Bohr, Rita Levi Montalcini, Werner Heisenberg, Alexander Fleming và Carlo Rubbia. 

Theo Tổng Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo, giai đoạn của những năm 1930 là “thích thú nhất của Viện”.

 

 

Trong giai đoạn này, Max Planck được Giải Nobel Vật lý năm 1918, ông khởi xướng các nghiên cứu về vật lý lượng tử. Chính ông Max Planck là người đã cảnh báo cho Đức Giáo hoàng Piô XII về các hiểm họa của một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Các lời cảnh báo của Planck đã cảm hứng cho các giáo huấn của Đức Giáo hoàng Piô  XII. Phát biểu trước trước Viện Giáo hoàng Khoa học ngày 30 tháng 11 năm 1941, Đức Giáo hoàng đã tuyên bố, “chiến tranh làm xâu xé thế giới, nó dùng tất cả các nguồn lực kỹ thuật để tiêu hủy”. Ngài ghi nhận, khoa học có thể là con dao hai lưỡi trong bàn tay con người, có thể vừa chữa lành vừa giết hại. Ngài nói đến “sự phiêu lưu kinh khủng của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu năng lượng hạt nhân và các chuyển đổi hạt nhân”.

 

 

Trong bài diễn văn ngày 21 tháng 2-1943, Đức Giáo hoàng Piô XI đã kêu gọi các nguyên thủ Quốc gia: “Dù chúng ta chưa nghĩ đến lợi ích kỹ thuật trong quá trình hạt nhân giông bão này, cũng một tiến trình này lót đường cho một loạt cơ hội, với khả năng có thể xây dựng một nhà máy uranium, thì điều này không thể được xem chỉ là chuyện không tưởng”.

Đức Giáo hoàng nói thêm, “điều quan trọng không phải là làm ngưng tiến trình này nhưng là ngưng tiến trình với các phương tiện hóa học thích đáng”, vì “nếu không, một tai ương cực kỳ kinh khủng sẽ xảy ra, không những chỉ ở nơi đó mà còn trên cả hành tinh”.
 

 

Các buổi họp của Viện còn bàn thảo đến các kỹ thuật tinh vi của khoa học. Chẳng hạn Viện đã thảo luận nhiều lần về “Higgs boson”. Các hạt cơ bản được khám phá năm 2015, nhưng các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Âu châu (CERN) ở Geneva đã dự đoán sẽ được xảy ra từ cuộc họp năm 2011 về vật lý nguyên tử diễn ra ở Casina Pio IV, trụ sở của Viện. 

Trong một nghĩa nào đó, Viện là cầu nối giữa khoa học, đức tin và thế giới. Viện chứng tỏ kiến thức khoa học thuần túy là những khám phá, sáng tạo của con người nên độc lập với các công trình của Thiên Chúa.

 

 

Viện Giáo hoàng có 80 nhà khoa học tài danh hàng đầu thế giới và người có lòng tin tôn giáo – công giáo hay không công giáo – không phải là một tiêu chuẩn để được nhận vào Viện Giáo hoàng. Trong số đó phải kể đến là giáo sư Stephen Hawking là người vô thần, ông Werner Arber, giám đốc của nhóm, cựu Giải Nobel về y khoa là người theo đạo tin lành. Các thành viên khác của Viện là người công giáo, vô thần, tin lành và thuộc các tôn giáo khác.

Giáo sư Stephen Hawking đã đọc bài diễn văn về “Nguốn gốc vũ trụ”, đề tài đã làm cho ông nổi tiếng thế giới tại Viện Giáo hoàng mà không có ràng buộc gì.

Trong buổi diễn thuyết của mình ở Casina Pio IV, giáo sư Stephen Hawking đã vinh danh Linh mục George Lemaitre, chủ tịch Viện Giáo hoàng Khoa học từ năm 1960 đến 1966. Giáo sư Hawking tuyên bố Linh mục Lemaitre là cha đẻ của “lý thuyết Big Bang”, như thế là bác bỏ nguồn tin cho rằng cha đẻ của thuyết này là nhà vật lý Mỹ  George Gamow.

 

 

Giáo sư Hawking tuyên bố: “Georges Lemaitre là người đầu tiên đề nghị mô hình theo đó vũ trụ có một khởi đầu rất dày đặc. Theo giáo sư, George Gamow không phải là cha đẻ của Big Bang”.
Đức Tổng Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo cũng kể lại, trong một lần gặp mặt, ngài có hỏi giáo sư Stephen Hawking “làm thế nào ông khẳng định Thiên Chúa không tồn tại, ông có được kết luận này theo nhà khoa học hay theo kinh nghiệm sống của ông”. Và giáo sư Hawking cho biết, lời khẳng định của ông không dính gì đến khoa học.

Đó là một trong nhiều giai thoại của Viện, chứng tỏ Vatican không những không “ngáng chân” khoa học mà còn là nơi tranh luận về sự tiến bộ của khoa học từ lâu đã được khuyến khích và thúc đẩy một cách tích cực.

 

 

Đường lối của Giáo hoàng Học viện Khoa học phóng khoáng vì Viện được xem là nơi mà khoa học và đức tin có thể gặp nhau và thảo luận. Đây không phải là diễn đàn tôn giáo, nhưng là nơi cởi mở thảo luận và nghiên cứu các phát triển khoa học cho tương lai để làm chủ thế giới của mình như Chúa đã trao cho.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập.