Nhà thờ Giáng Sinh
Bethlehem, Lãnh thổ của Nhà nước Palestine
Số lượng xem: 557
Nhà thờ Giáng Sinh hay Nhà thờ Thánh Gia (Church of Nativity ) là một Vương Cung Thánh Đường ở Bethlehem, thuộc vùng lãnh thổ của Nhà nước Palestine. Nhà thờ này nguyên thủy do Constantinus Đại đế và Hoàng thái hậu Helena xây dựng từ năm 327 sau Công nguyên trên vị trí mà theo truyền thống Thánh được coi là ở bên trên Hang Bêlem nơi hạ sinh của chúa Giêsu.
 
 
Nhà thờ Giáng Sinh nguyên thủy được hoàn thành năm 339 sau Công nguyên và bị một trận hỏa hoạn tàn phá trong thời những cuộc nổi dậy của người Samaritan ở thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Năm 565 sau Công nguyên Đế quốc Byzantine xây dựng lại Nhà thờ này theo phong cách kiến trúc nguyên thủy. Sau đó đã có thêm nhiều kiến trúc bổ sung, trong đó có các tháp chuông nổi tiếng. Do lịch sử văn hóa và địa lý, Nhà thờ này có một ý nghĩa tôn giáo lớn lao đối với cả hai tín ngưỡng Kitô giáo và Hồi giáo.
 
 
Ngay tại lối ra vào của Thánh đường là minh tích cho sự kiện Thánh Helena (246 - 330 trước Công nguyên), mẹ của Hoàng đế Constantine mong muốn xây dựng một thánh đường nguy nga để kỷ niệm ngày Chúa ra đời.
 
 
Phía trước sảnh của Thánh đường là bức tượng tưởng niệm Hieronymus, người có công rất lớn trong việc dịch Thánh Kinh sang tiếng Latinh. Thánh đường Chúa Giáng Sinh là một trong ba Nhà thờ được xây dựng tại Palestine dưới thời trị vì của Hoàng đế thứ 57 của Đế chế La Mã cổ đại theo Kitô giáo Constantine (285 - 337 sau Công nguyên). Năm 529 sau Công nguyên, người ta cho phá hủy Thánh đường và xây dựng lại trên một quy mô lớn hơn vào năm 565 sau Công nguyên và tồn tại cho đến ngày hôm nay.
 
 
Ngôi sao bằng bạc mười bốn cánh tương ứng với mười bốn chấm tròn được “dát” lên nền đá cẩm thạch của Thánh đường là để đánh dấu Hang động nơi Chúa ra đời, phía bên dưới Thánh đường Chúa Giáng Sinh ở Bethlehem.
 
 
Ngày nay, người ta đã cho xây dựng hai cửa hang dẫn vào Hang động nơi Chúa Jesus ra đời. Thực chất, ở thế kỷ thứ 4, Thánh đường này chỉ có một cửa hang duy nhất mà thôi.
 
 
Thánh đường Chúa Giáng Sinh được xây dựng như là một Thánh đường trung tâm, bao quanh Thánh đường còn có các tòa cổ khác biểu trưng cho Sự Giáng Sinh của Chúa Jesus. Trong số đó phải kể đến hang Milk Grotto, được xây dựng khá đặc biệt. Toàn bộ hang là công trình từ sự gọt đẽo đá vôi mềm, nằm ở phía Nam của Thánh đường, nơi mà theo truyền thống Kitô giáo, Đức Mẹ Maria đã chăm sóc Hài nhi bé bỏng của mình trong khi chốn chạy sự truy đuổi của quân lính của Herod Đại đế trước khi tới Ai Cập.
Nhà thờ Giáng Sinh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là một Di sản thế giới, và là di sản thế giới đầu tiên thuộc Palestine được công nhận.
 
Bài: Sưu tầm & biên soạn
Nhà thờ Giáng Sinh
Bethlehem, Lãnh thổ của Nhà nước Palestine
Nhà thờ Giáng Sinh hay Nhà thờ Thánh Gia (Church of Nativity ) là một Vương Cung Thánh Đường ở Bethlehem, thuộc vùng lãnh thổ của Nhà nước Palestine. Nhà thờ này nguyên thủy do Constantinus Đại đế và Hoàng thái hậu Helena xây dựng từ năm 327 sau Công nguyên trên vị trí mà theo truyền thống Thánh được coi là ở bên trên Hang Bêlem nơi hạ sinh của chúa Giêsu.
 
 
Nhà thờ Giáng Sinh nguyên thủy được hoàn thành năm 339 sau Công nguyên và bị một trận hỏa hoạn tàn phá trong thời những cuộc nổi dậy của người Samaritan ở thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Năm 565 sau Công nguyên Đế quốc Byzantine xây dựng lại Nhà thờ này theo phong cách kiến trúc nguyên thủy. Sau đó đã có thêm nhiều kiến trúc bổ sung, trong đó có các tháp chuông nổi tiếng. Do lịch sử văn hóa và địa lý, Nhà thờ này có một ý nghĩa tôn giáo lớn lao đối với cả hai tín ngưỡng Kitô giáo và Hồi giáo.
 
 
Ngay tại lối ra vào của Thánh đường là minh tích cho sự kiện Thánh Helena (246 - 330 trước Công nguyên), mẹ của Hoàng đế Constantine mong muốn xây dựng một thánh đường nguy nga để kỷ niệm ngày Chúa ra đời.
 
 
Phía trước sảnh của Thánh đường là bức tượng tưởng niệm Hieronymus, người có công rất lớn trong việc dịch Thánh Kinh sang tiếng Latinh. Thánh đường Chúa Giáng Sinh là một trong ba Nhà thờ được xây dựng tại Palestine dưới thời trị vì của Hoàng đế thứ 57 của Đế chế La Mã cổ đại theo Kitô giáo Constantine (285 - 337 sau Công nguyên). Năm 529 sau Công nguyên, người ta cho phá hủy Thánh đường và xây dựng lại trên một quy mô lớn hơn vào năm 565 sau Công nguyên và tồn tại cho đến ngày hôm nay.
 
 
Ngôi sao bằng bạc mười bốn cánh tương ứng với mười bốn chấm tròn được “dát” lên nền đá cẩm thạch của Thánh đường là để đánh dấu Hang động nơi Chúa ra đời, phía bên dưới Thánh đường Chúa Giáng Sinh ở Bethlehem.
 
 
Ngày nay, người ta đã cho xây dựng hai cửa hang dẫn vào Hang động nơi Chúa Jesus ra đời. Thực chất, ở thế kỷ thứ 4, Thánh đường này chỉ có một cửa hang duy nhất mà thôi.
 
 
Thánh đường Chúa Giáng Sinh được xây dựng như là một Thánh đường trung tâm, bao quanh Thánh đường còn có các tòa cổ khác biểu trưng cho Sự Giáng Sinh của Chúa Jesus. Trong số đó phải kể đến hang Milk Grotto, được xây dựng khá đặc biệt. Toàn bộ hang là công trình từ sự gọt đẽo đá vôi mềm, nằm ở phía Nam của Thánh đường, nơi mà theo truyền thống Kitô giáo, Đức Mẹ Maria đã chăm sóc Hài nhi bé bỏng của mình trong khi chốn chạy sự truy đuổi của quân lính của Herod Đại đế trước khi tới Ai Cập.
Nhà thờ Giáng Sinh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận là một Di sản thế giới, và là di sản thế giới đầu tiên thuộc Palestine được công nhận.
 
Bài: Sưu tầm & biên soạn