Nhà thờ Muối Zipaquira - Colombia
Parque De La Sal, Zipaquirá, Cundinamarca, Colombia
Số lượng xem: 571

Nhà thờ muối Zipaquira “Sự hội ngộ với Thiên Chúa trong lòng đất!”, độc nhất vô nhị của Colombia không phải là một công trình khổng lồ làm từ muối, mà được xây bên trong một mỏ muối cũ.

 

 

Lịch sử của ngôi Thánh đường có liên quan mật thiết với cuộc sống của người Muiscas và Chibchas, những cộng đồng bản địa bắt đầu khai thác muối từ thế kỷ thứ 5 để đổi lấy thực phẩm và đồ dùng. Quản lý Nhà thờ, ông Raúl Alfonso Galeano Martínez kể lại, các khu mỏ thời xưa được đào bằng tay, theo thời gian, ngày càng dài hơn, sâu hơn và chia thành 4 tầng. Từ thập niên 1930, chủ của khu mỏ đã nhận thấy nhu cầu về tâm linh của những người làm việc tại đây nhưng vì nhiều lý do, đến năm 1950, Nhà thờ mới bắt đầu được xây bên trong đường hầm ở tầng thứ 2 của mỏ muối.

 

 

Nhà thờ được khai trương vào ngày 15 tháng 8 năm 1954 và được ca ngợi là công trình “vĩ đại và không thể dùng lời nào mô tả được, mà chỉ có thể khởi nguồn từ sức mạnh của Chúa”. Những con số sau đây nằm ngoài khả năng tưởng tượng của người dân thời đó: nằm ở độ sâu 80m, bên dưới ngọn núi 400.000m2. Ngôi Thánh đường có tổng cộng 6 cây cột chống với diện tích 80m2/cột; 4 gian dài 120m, rộng 13m và cao 22m; tạo thành diện tích 5.500 m2 với sức chứa đến 8.000 người. Mỗi ngày, các thợ mỏ lại đến để cầu nguyện và cầu xin sự che chở từ vị Thánh bổn mạng là Đức Bà Mân Côi Guasá. Ngoài ra, rất nhiều tín hữu trong vùng cũng đến đây để cầu nguyện và dự lễ. Tuy nhiên, đến năm 1992, Nhà thờ buộc phải đóng cửa vì xuống cấp và có nguy cơ bị sập.

 

 

Công trình do kiến trúc sư Roswell Garavito Pearl xây dựng ở độ sâu gần 200m sau khi di dời 250.000 tấn đá muối để tạo khoảng trống, được khánh thành vào năm 1995. Nhà thờ không phải là một kết cấu đơn nhất bên dưới lòng đất, và toàn bộ cấu trúc mang đến không gian sử dụng rộng hơn trước, lên đến 8.550 m2. Một trong những khu vực gây ấn tượng nhất của Nhà thờ Muối Zipaquira là chặng đàng Thánh giá dài 386m, được chia thành 14 nhà nguyện nhỏ, liên kết với nhau bằng các đường hầm. Mỗi nhà nguyện đại diện cho một phần của hành trình thương khó mà Chúa Giêsu phải trải qua trước khi bị đóng đinh trên thập giá. Tại mỗi điểm đều có chỗ để các tín hữu quỳ và cầu nguyện.

 

 

Nhà thờ có 3 gian giữa, mỗi gian dài 80m, gợi lại 3 giai đoạn trong cuộc đời Chúa Giêsu: Giáng Sinh, thời gian tại thế và khổ hình của Ngài. Ở trung tâm Thánh đường là Thánh giá tạc từ khối đá lớn nhất thế giới, với kích thước 16mx8m hoàn hảo ở mọi góc độ. Bốn cột trụ được dựng lên đại diện cho bốn thánh sử Luca, Gioan, Máccô và Mátthêu. Một điêu khắc gia cũng nỗ lực tái tạo lại tác phẩm “The Creation” (Sáng Thế) dưới dạng một tác phẩm điêu khắc trên đá muối làm gợi nhớ đến Michelangelo và nhà nguyện Sistine. Những công trình khác cũng được các nghệ nhân bản xứ kỳ công tạo dựng là “La Piedad” (Đức Mẹ Sầu Bi), chùm tượng “Thánh Gia”, mái vòm mới, Tổng lãnh Thiên Thần, nhà nguyện Thánh Thể… Các bức phù điêu, tượng đều được khắc từ đá muối hoặc đá cẩm thạch. 

 

 

Nhà thờ Muối xứ Zipaquira là một trong những địa điểm thu hút du khách và người hành hương vào bậc nhất tại Colombia. Theo số liệu chính thức, không chỉ người Colombia, vào năm 2017 đã có hơn 600.000 người từ 145 quốc gia đến Nhà thờ Muối Zipaquira.

Riêng với Colombia, nhà thờ Muối Zipaquira được xem là “bảo ngọc của kiến trúc hiện đại”’, là cột trụ đại diện cho sức mạnh tinh thần quốc gia và đứng đầu trong danh sách 7 kỳ quan của nước này.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Nhà thờ Muối Zipaquira - Colombia
Parque De La Sal, Zipaquirá, Cundinamarca, Colombia

Nhà thờ muối Zipaquira “Sự hội ngộ với Thiên Chúa trong lòng đất!”, độc nhất vô nhị của Colombia không phải là một công trình khổng lồ làm từ muối, mà được xây bên trong một mỏ muối cũ.

 

 

Lịch sử của ngôi Thánh đường có liên quan mật thiết với cuộc sống của người Muiscas và Chibchas, những cộng đồng bản địa bắt đầu khai thác muối từ thế kỷ thứ 5 để đổi lấy thực phẩm và đồ dùng. Quản lý Nhà thờ, ông Raúl Alfonso Galeano Martínez kể lại, các khu mỏ thời xưa được đào bằng tay, theo thời gian, ngày càng dài hơn, sâu hơn và chia thành 4 tầng. Từ thập niên 1930, chủ của khu mỏ đã nhận thấy nhu cầu về tâm linh của những người làm việc tại đây nhưng vì nhiều lý do, đến năm 1950, Nhà thờ mới bắt đầu được xây bên trong đường hầm ở tầng thứ 2 của mỏ muối.

 

 

Nhà thờ được khai trương vào ngày 15 tháng 8 năm 1954 và được ca ngợi là công trình “vĩ đại và không thể dùng lời nào mô tả được, mà chỉ có thể khởi nguồn từ sức mạnh của Chúa”. Những con số sau đây nằm ngoài khả năng tưởng tượng của người dân thời đó: nằm ở độ sâu 80m, bên dưới ngọn núi 400.000m2. Ngôi Thánh đường có tổng cộng 6 cây cột chống với diện tích 80m2/cột; 4 gian dài 120m, rộng 13m và cao 22m; tạo thành diện tích 5.500 m2 với sức chứa đến 8.000 người. Mỗi ngày, các thợ mỏ lại đến để cầu nguyện và cầu xin sự che chở từ vị Thánh bổn mạng là Đức Bà Mân Côi Guasá. Ngoài ra, rất nhiều tín hữu trong vùng cũng đến đây để cầu nguyện và dự lễ. Tuy nhiên, đến năm 1992, Nhà thờ buộc phải đóng cửa vì xuống cấp và có nguy cơ bị sập.

 

 

Công trình do kiến trúc sư Roswell Garavito Pearl xây dựng ở độ sâu gần 200m sau khi di dời 250.000 tấn đá muối để tạo khoảng trống, được khánh thành vào năm 1995. Nhà thờ không phải là một kết cấu đơn nhất bên dưới lòng đất, và toàn bộ cấu trúc mang đến không gian sử dụng rộng hơn trước, lên đến 8.550 m2. Một trong những khu vực gây ấn tượng nhất của Nhà thờ Muối Zipaquira là chặng đàng Thánh giá dài 386m, được chia thành 14 nhà nguyện nhỏ, liên kết với nhau bằng các đường hầm. Mỗi nhà nguyện đại diện cho một phần của hành trình thương khó mà Chúa Giêsu phải trải qua trước khi bị đóng đinh trên thập giá. Tại mỗi điểm đều có chỗ để các tín hữu quỳ và cầu nguyện.

 

 

Nhà thờ có 3 gian giữa, mỗi gian dài 80m, gợi lại 3 giai đoạn trong cuộc đời Chúa Giêsu: Giáng Sinh, thời gian tại thế và khổ hình của Ngài. Ở trung tâm Thánh đường là Thánh giá tạc từ khối đá lớn nhất thế giới, với kích thước 16mx8m hoàn hảo ở mọi góc độ. Bốn cột trụ được dựng lên đại diện cho bốn thánh sử Luca, Gioan, Máccô và Mátthêu. Một điêu khắc gia cũng nỗ lực tái tạo lại tác phẩm “The Creation” (Sáng Thế) dưới dạng một tác phẩm điêu khắc trên đá muối làm gợi nhớ đến Michelangelo và nhà nguyện Sistine. Những công trình khác cũng được các nghệ nhân bản xứ kỳ công tạo dựng là “La Piedad” (Đức Mẹ Sầu Bi), chùm tượng “Thánh Gia”, mái vòm mới, Tổng lãnh Thiên Thần, nhà nguyện Thánh Thể… Các bức phù điêu, tượng đều được khắc từ đá muối hoặc đá cẩm thạch. 

 

 

Nhà thờ Muối xứ Zipaquira là một trong những địa điểm thu hút du khách và người hành hương vào bậc nhất tại Colombia. Theo số liệu chính thức, không chỉ người Colombia, vào năm 2017 đã có hơn 600.000 người từ 145 quốc gia đến Nhà thờ Muối Zipaquira.

Riêng với Colombia, nhà thờ Muối Zipaquira được xem là “bảo ngọc của kiến trúc hiện đại”’, là cột trụ đại diện cho sức mạnh tinh thần quốc gia và đứng đầu trong danh sách 7 kỳ quan của nước này.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập