Nhà thờ Thánh Basil
Quảng trường Đỏ, Moskva, Liên Bang Nga
Số lượng xem: 768

Nhà thờ chính tòa Thánh Basiliô Hiển phúc (tiếng Nga: Собор Василия Блаженного) là một nhà thờ Chính thống giáo Nga tọa lạc tại Quảng trường ĐỏMoskva, LB Nga.

 

 

Nhà thờ St. Basil là một sự pha trộn hoàn hảo giữa vẻ nguy nga, tráng lệ của một công trình tôn giáo biểu tượng, mà cũng đầy sặc sỡ, thu hút như một tòa lâu đài bước ra từ trong cổ tích. Nổi bật giữa lòng thành phố Moscow, công trình mang một màu đỏ rực rỡ cùng kiến trúc theo phong cách Byzantine đặc sắc.

Vẻ đẹp của nhà thờ St. Basil ở nước Nga đặc biệt đến mức, người ta không tin rằng nơi này là kết quả từ sự sáng tạo của con người, mà tựa như một tòa lâu đài được mang từ những câu chuyện cổ ra đời thực.

Hiện nay nhà thờ là một viện bảo tàng và có tên gọi chính thức là Nhà thờ chính tòa sự Chuyển cầu của Đức Mẹ Rất Thánh trên Hào lũy (tiếng Nga: Собор Покрова пресвятой Богородицы, что на Рву). Nguyên gốc, công trình này bao gồm chín nhà nguyện (một ở giữa và tám ở các hướng xung quanh) với chín mái vòm, cùng với hành lang hiên và các mái nhọn, được xây dựng từ năm 1555 tới 1561 theo lệnh của Ivan Hung Đế để kỷ niệm sự chiến thắng ở Kazan và Astrakhan. Sau này, hai nhà nguyện nhỏ hơn được xây nối thêm. Nhà thờ này là công trình cao nhất ở Moskva cho tới khi Tháp chuông Ivan Đại Đế được hoàn thành năm 1600. Vào thế kỷ 16 và 17, nhà thờ được coi là tượng trưng cho Đền thờ Jerusalem với cuộc rước Chúa nhật Lễ Lá diễn ra hằng năm với sự tham dự của Thượng phụ Moskva và Sa hoàng.

 

 

Dù thường được dịch sang các ngôn ngữ khác là "nhà thờ chính tòa" (cathedralis) nhưng đây không phải là một nhà thờ chính tòa thực sự – theo nghĩa là nơi đặt Tòa giám mục. Thực tế, đây là một sobor (nhà thờ công nghị, nghị đường) – tương đương với vương cung thánh đường (basilica) trong Công giáo Rôma.

Năm 1555, để kỉ niệm chiến thắng quân Mông Cổ, vị Sa hoàng đầu tiên của Nga là Ivan bạo chúa đã ra lệnh cho kiến trúc sư Postnik Yakovlev xây dựng một nhà thờ thật tráng lệ.
Năm 1561, công trình này được hoàn thành. Khi đó nhà thờ chỉ có 8 tòa tháp.
Năm 1588, tòa tháp thứ 9 được xây dựng ở phía Đông, là nơi chứa hài cốt của linh mục Chính thống giáo người Nga Basil (1468 – 1552). Từ đó nhà thờ được gọi ngắn gọn là Nhà thờ thánh Basil.

 

 

Đây là nhà thờ được đánh giá là có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất nước Nga cũng như trên thế giới. Nhà thờ có màu sắc rực rỡ với 9 tòa tháp chóp hình củ hành, mỗi tháp đều có một dấu thập thánh giá trên đình. Quần thể Nhà thờ thánh Basil được xây bằng gạch đỏ nổi bật, theo phong cách Byzantine Nga.
Nhìn từ trên cao xuống, nhà thờ thánh Basil giống như một ngôi sao 8 cánh (8 tòa tháp vây quanh một tòa tháp chính). Không phải ngẫu nhiên nhà thờ được thiết kế như vậy bởi vì hình ngôi sao 8 cánh và con số 8 mang nhiều ý nghĩa tâm linh và tôn giáo.
Con số 8 mang ý nghĩa là số ngày chúa Giêsu phục sinh (theo lịch của người Do Thái cổ). Còn ngôi sao 8 cánh, bản thân nó trong Thiên chúa giáo là ngôi sao dẫn đường cho ánh sáng đến với loài người. Trên mạng che mặt của Đức mẹ đồng trinh trong Chính thống giáo của Nga, có 3 ngôi sao 8 cánh. Bên cạnh đó, hai hình vuông đặt chồng lên nhau, các đỉnh xen kẽ nhau thì 8 đỉnh của nó sẽ tạo ra một ngôi sao 8 cánh. Điều này tượng trưng cho sự bền vững, 4 góc của địa cầu, 4 tác giả kinh Phúc Âm và 4 bức tường bằng nhau của thành phố thiên đường.
Theo truyền thuyết, sau khi xây dựng xong Basil, Ivan bạo chúa đã cho chọc mù mắt kiến trúc sư Postnik Yakovlev để ông không thể tạo thêm ra những công trình có thể so sánh với nhà thờ thánh Basil.

 

 

Cùng với những biến động lịch sử của nước Nga, nhà thờ thánh Basil cũng đã trải qua những thời khắc thăng trầm, đỉnh điểm là 2 lần suýt bị xóa sổ.
Lần đầu tiên là khi Napoléon Bonaparte chiếm đóng Matxcova năm 1812. Có truyền thuyết kể lại rằng trước vẻ đẹp ngất ngây của nhà thờ thánh Basil, Napoléon đã quyết định đưa nhà thờ này về Paris. Tuy nhiên khi biết được ý định này không thể thực hiện, Napoléon đã ra lệnh giật sập nhà thờ thánh Basil. Nhiều ký thuốc nổ đã được gài vào khắp nơi trong nhà thờ. Ngòi nổ đã được châm, lửa bắt đầu cháy. Nhưng rồi một cơn mưa rào đã dập tắt ngọn lửa và "cứu sống" nhà thờ thánh Basil.

Lần thứ 2 là vào những năm 1930, khi Lazar Kaganovich, một phụ tá thân cận của Stalin chịu trách nhiệm quy hoạch lại Quảng trường Đỏ đã đề xuất giật sập nhà thờ thánh Basil vì là vật cản trở cho các lễ diễu hành. Stalin đã bác bỏ đề xuất lần 1 của Kaganovich. Nhưng sau đó Stalin đã chấp thuận xóa sổ nhà thờ thánh Basil. Kiến trúc sư Baranovsky quyết liệt phản đối. Khi nhà thờ chuẩn bị giật sập, ông đã dọa sẽ cắt cổ mình ngay tại nhà thờ và gửi một điện tính đến cho Stalin. Cuối cùng Stalin quyết định giữ lại nhà thờ thánh Basil và cho bỏ tù Baranovsky 5 năm.

 

 

P/s: Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma. Hội thánh nguyên thủy được thiết lập bởi Chúa Giê-su Ki-tô và các sứ đồ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Nhà thờ Thánh Basil
Quảng trường Đỏ, Moskva, Liên Bang Nga

Nhà thờ chính tòa Thánh Basiliô Hiển phúc (tiếng Nga: Собор Василия Блаженного) là một nhà thờ Chính thống giáo Nga tọa lạc tại Quảng trường ĐỏMoskva, LB Nga.

 

 

Nhà thờ St. Basil là một sự pha trộn hoàn hảo giữa vẻ nguy nga, tráng lệ của một công trình tôn giáo biểu tượng, mà cũng đầy sặc sỡ, thu hút như một tòa lâu đài bước ra từ trong cổ tích. Nổi bật giữa lòng thành phố Moscow, công trình mang một màu đỏ rực rỡ cùng kiến trúc theo phong cách Byzantine đặc sắc.

Vẻ đẹp của nhà thờ St. Basil ở nước Nga đặc biệt đến mức, người ta không tin rằng nơi này là kết quả từ sự sáng tạo của con người, mà tựa như một tòa lâu đài được mang từ những câu chuyện cổ ra đời thực.

Hiện nay nhà thờ là một viện bảo tàng và có tên gọi chính thức là Nhà thờ chính tòa sự Chuyển cầu của Đức Mẹ Rất Thánh trên Hào lũy (tiếng Nga: Собор Покрова пресвятой Богородицы, что на Рву). Nguyên gốc, công trình này bao gồm chín nhà nguyện (một ở giữa và tám ở các hướng xung quanh) với chín mái vòm, cùng với hành lang hiên và các mái nhọn, được xây dựng từ năm 1555 tới 1561 theo lệnh của Ivan Hung Đế để kỷ niệm sự chiến thắng ở Kazan và Astrakhan. Sau này, hai nhà nguyện nhỏ hơn được xây nối thêm. Nhà thờ này là công trình cao nhất ở Moskva cho tới khi Tháp chuông Ivan Đại Đế được hoàn thành năm 1600. Vào thế kỷ 16 và 17, nhà thờ được coi là tượng trưng cho Đền thờ Jerusalem với cuộc rước Chúa nhật Lễ Lá diễn ra hằng năm với sự tham dự của Thượng phụ Moskva và Sa hoàng.

 

 

Dù thường được dịch sang các ngôn ngữ khác là "nhà thờ chính tòa" (cathedralis) nhưng đây không phải là một nhà thờ chính tòa thực sự – theo nghĩa là nơi đặt Tòa giám mục. Thực tế, đây là một sobor (nhà thờ công nghị, nghị đường) – tương đương với vương cung thánh đường (basilica) trong Công giáo Rôma.

Năm 1555, để kỉ niệm chiến thắng quân Mông Cổ, vị Sa hoàng đầu tiên của Nga là Ivan bạo chúa đã ra lệnh cho kiến trúc sư Postnik Yakovlev xây dựng một nhà thờ thật tráng lệ.
Năm 1561, công trình này được hoàn thành. Khi đó nhà thờ chỉ có 8 tòa tháp.
Năm 1588, tòa tháp thứ 9 được xây dựng ở phía Đông, là nơi chứa hài cốt của linh mục Chính thống giáo người Nga Basil (1468 – 1552). Từ đó nhà thờ được gọi ngắn gọn là Nhà thờ thánh Basil.

 

 

Đây là nhà thờ được đánh giá là có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất nước Nga cũng như trên thế giới. Nhà thờ có màu sắc rực rỡ với 9 tòa tháp chóp hình củ hành, mỗi tháp đều có một dấu thập thánh giá trên đình. Quần thể Nhà thờ thánh Basil được xây bằng gạch đỏ nổi bật, theo phong cách Byzantine Nga.
Nhìn từ trên cao xuống, nhà thờ thánh Basil giống như một ngôi sao 8 cánh (8 tòa tháp vây quanh một tòa tháp chính). Không phải ngẫu nhiên nhà thờ được thiết kế như vậy bởi vì hình ngôi sao 8 cánh và con số 8 mang nhiều ý nghĩa tâm linh và tôn giáo.
Con số 8 mang ý nghĩa là số ngày chúa Giêsu phục sinh (theo lịch của người Do Thái cổ). Còn ngôi sao 8 cánh, bản thân nó trong Thiên chúa giáo là ngôi sao dẫn đường cho ánh sáng đến với loài người. Trên mạng che mặt của Đức mẹ đồng trinh trong Chính thống giáo của Nga, có 3 ngôi sao 8 cánh. Bên cạnh đó, hai hình vuông đặt chồng lên nhau, các đỉnh xen kẽ nhau thì 8 đỉnh của nó sẽ tạo ra một ngôi sao 8 cánh. Điều này tượng trưng cho sự bền vững, 4 góc của địa cầu, 4 tác giả kinh Phúc Âm và 4 bức tường bằng nhau của thành phố thiên đường.
Theo truyền thuyết, sau khi xây dựng xong Basil, Ivan bạo chúa đã cho chọc mù mắt kiến trúc sư Postnik Yakovlev để ông không thể tạo thêm ra những công trình có thể so sánh với nhà thờ thánh Basil.

 

 

Cùng với những biến động lịch sử của nước Nga, nhà thờ thánh Basil cũng đã trải qua những thời khắc thăng trầm, đỉnh điểm là 2 lần suýt bị xóa sổ.
Lần đầu tiên là khi Napoléon Bonaparte chiếm đóng Matxcova năm 1812. Có truyền thuyết kể lại rằng trước vẻ đẹp ngất ngây của nhà thờ thánh Basil, Napoléon đã quyết định đưa nhà thờ này về Paris. Tuy nhiên khi biết được ý định này không thể thực hiện, Napoléon đã ra lệnh giật sập nhà thờ thánh Basil. Nhiều ký thuốc nổ đã được gài vào khắp nơi trong nhà thờ. Ngòi nổ đã được châm, lửa bắt đầu cháy. Nhưng rồi một cơn mưa rào đã dập tắt ngọn lửa và "cứu sống" nhà thờ thánh Basil.

Lần thứ 2 là vào những năm 1930, khi Lazar Kaganovich, một phụ tá thân cận của Stalin chịu trách nhiệm quy hoạch lại Quảng trường Đỏ đã đề xuất giật sập nhà thờ thánh Basil vì là vật cản trở cho các lễ diễu hành. Stalin đã bác bỏ đề xuất lần 1 của Kaganovich. Nhưng sau đó Stalin đã chấp thuận xóa sổ nhà thờ thánh Basil. Kiến trúc sư Baranovsky quyết liệt phản đối. Khi nhà thờ chuẩn bị giật sập, ông đã dọa sẽ cắt cổ mình ngay tại nhà thờ và gửi một điện tính đến cho Stalin. Cuối cùng Stalin quyết định giữ lại nhà thờ thánh Basil và cho bỏ tù Baranovsky 5 năm.

 

 

P/s: Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma. Hội thánh nguyên thủy được thiết lập bởi Chúa Giê-su Ki-tô và các sứ đồ.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập