Nhà thờ Thánh Giuse, Bắc Kinh, Trung Quốc
74 Wangfujing Ave, Dongcheng, Trung Quốc
Số lượng xem: 482
Nhà thờ Thánh Giuse còn được gọi là Vương Phủ Tỉnh Thiên Chúa Đường (tiếng Trung: 王府井天主堂) hoặc Đông Đường (tiếng Trung: 東堂), là một Nhà thờ phong cách Kiến trúc Phục hưng Roman (Chiết trung) được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Đây là một trong bốn Nhà thờ Công giáo cố kính nhất của Tổng giáo phận Bắc Kinh, tọa lạc tại số 74, đường Vương Phủ Tỉnh, quận Đông Thành, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
 
 
Nhà thờ khánh thành năm 1655 do công của các nhà truyền giáo Dòng Tên. Sau nhiều cải tạo và tái thiết, cấu trúc hiện nay gần như tương đồng với cấu trúc năm 1904. Đây là Nhà thờ lâu đời thứ hai ở Bắc Kinh, chỉ sau Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Hội đoàn lần đầu tiên được thành lập năm 1653 bởi Lodovico Buglio, một linh mục Dòng Tên đồng thời là nhà thiên văn học và thần học người Ý. Ông sang Trung Quốc với nhiệm vụ truyền giáo. Mảnh đất nơi Nhà thờ mọc lên là do chính tay Hoàng đế Đại Thanh Thuận Trị tặng cho giáo hội. Vào thời điểm đó, Dòng Tên là nhóm người duy nhất đến từ Châu Âu được phép cư trú tại kinh thành, vì lý do hiểu biết của họ về thiên văn học. Do đó, Nhà thờ cũng là nơi cư ngụ của Đức Cha Buglio cùng một linh mục Dòng Tên khác.
 
 
Nhà thờ trải qua một lịch sử vô cùng hỗn loạn. Năm 1720, một trận động đất xảy ra ở Bắc Kinh đã làm thiệt hại Nhà thờ. Khoảng chín mươi năm sau, tòa nhà tiếp tục bị lửa thiêu rụi và tàn dư còn sót lại đã bị phá hủy nốt do chính sách chống phương Tây của chính quyền phong kiến Trung Hoa. Địa điểm này biến thành một vùng cằn cỗi cho đến năm 1860, khi các lực lượng của Anh và Pháp xâm chiếm Bắc Kinh (một phần của Chiến tranh nha phiến lần thứ hai). Sau đó, các nhà truyền giáo nước ngoài một lần nữa được phép vào kinh thành và tái thiết lại tòa dinh thự. Tuy nhiên, tinh thần chống ngoại bang không hề lụi tàn mà một lần nữa trỗi dậy vào đầu thế kỷ, đỉnh cao là Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Vào thời kỳ nổi dậy này, năm 1900, tòa nhà tiếp tục chìm trong khói lửa
 
 
Nhà thờ Thánh Giuse một lần nữa được xây dựng lại vào năm 1904 bằng Kiến trúc Phục hưng Roman, với những chiếc trụ đồ sộ cùng ba tháp chuông như nhìn thấy ngày nay.
Nhà thờ bị đóng cửa hoàn toàn vào năm 1966 (năm đầu tiên của Cách mạng Văn hóa) và chịu thiệt hại nhiều hơn nữa mãi cho đến năm 1976.
Sự thay đổi trong quan điểm chính trị phất một làn gió mới, thuận lợi hơn cho Nhà thờ Thánh Giuse. Chính quyền thành phố Bắc Kinh sau đó đã tài trợ cho việc phục hồi, tái tạo lại Nhà thờ. Tòa dinh thự được tân trang lại và mở cửa vào năm 1980, cho phép các mục vụ Công giáo hoạt động trở lại. Đến tháng 9 năm 2000, một đợt tu sửa đáng kể khác tiếp tục được xúc tiến và hoàn thiện.
 
 
Nhà thờ Thánh Giuse được xây dựng theo phong cách Kiến trúc Phục hưng Roman và được chú ý nhờ sự pha trộn giữa các đặc trưng của châu Âu và Trung Quốc trong thiết kế. Trên bức tường bên ngoài Tòa thành, một tấm biển ghi chi tiết lịch sử của Nhà thờ. Bao quanh bên ngoài Nhà thờ là một quảng trường rộng lớn và công viên rộng 1,2 héc ta. Tại đây, hiện hữu một bức tượng của Đức Mẹ Maria tay bồng Chúa Hài Nhi Giêsu.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập
Nhà thờ Thánh Giuse, Bắc Kinh, Trung Quốc
74 Wangfujing Ave, Dongcheng, Trung Quốc
Nhà thờ Thánh Giuse còn được gọi là Vương Phủ Tỉnh Thiên Chúa Đường (tiếng Trung: 王府井天主堂) hoặc Đông Đường (tiếng Trung: 東堂), là một Nhà thờ phong cách Kiến trúc Phục hưng Roman (Chiết trung) được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Đây là một trong bốn Nhà thờ Công giáo cố kính nhất của Tổng giáo phận Bắc Kinh, tọa lạc tại số 74, đường Vương Phủ Tỉnh, quận Đông Thành, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.
 
 
Nhà thờ khánh thành năm 1655 do công của các nhà truyền giáo Dòng Tên. Sau nhiều cải tạo và tái thiết, cấu trúc hiện nay gần như tương đồng với cấu trúc năm 1904. Đây là Nhà thờ lâu đời thứ hai ở Bắc Kinh, chỉ sau Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Hội đoàn lần đầu tiên được thành lập năm 1653 bởi Lodovico Buglio, một linh mục Dòng Tên đồng thời là nhà thiên văn học và thần học người Ý. Ông sang Trung Quốc với nhiệm vụ truyền giáo. Mảnh đất nơi Nhà thờ mọc lên là do chính tay Hoàng đế Đại Thanh Thuận Trị tặng cho giáo hội. Vào thời điểm đó, Dòng Tên là nhóm người duy nhất đến từ Châu Âu được phép cư trú tại kinh thành, vì lý do hiểu biết của họ về thiên văn học. Do đó, Nhà thờ cũng là nơi cư ngụ của Đức Cha Buglio cùng một linh mục Dòng Tên khác.
 
 
Nhà thờ trải qua một lịch sử vô cùng hỗn loạn. Năm 1720, một trận động đất xảy ra ở Bắc Kinh đã làm thiệt hại Nhà thờ. Khoảng chín mươi năm sau, tòa nhà tiếp tục bị lửa thiêu rụi và tàn dư còn sót lại đã bị phá hủy nốt do chính sách chống phương Tây của chính quyền phong kiến Trung Hoa. Địa điểm này biến thành một vùng cằn cỗi cho đến năm 1860, khi các lực lượng của Anh và Pháp xâm chiếm Bắc Kinh (một phần của Chiến tranh nha phiến lần thứ hai). Sau đó, các nhà truyền giáo nước ngoài một lần nữa được phép vào kinh thành và tái thiết lại tòa dinh thự. Tuy nhiên, tinh thần chống ngoại bang không hề lụi tàn mà một lần nữa trỗi dậy vào đầu thế kỷ, đỉnh cao là Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Vào thời kỳ nổi dậy này, năm 1900, tòa nhà tiếp tục chìm trong khói lửa
 
 
Nhà thờ Thánh Giuse một lần nữa được xây dựng lại vào năm 1904 bằng Kiến trúc Phục hưng Roman, với những chiếc trụ đồ sộ cùng ba tháp chuông như nhìn thấy ngày nay.
Nhà thờ bị đóng cửa hoàn toàn vào năm 1966 (năm đầu tiên của Cách mạng Văn hóa) và chịu thiệt hại nhiều hơn nữa mãi cho đến năm 1976.
Sự thay đổi trong quan điểm chính trị phất một làn gió mới, thuận lợi hơn cho Nhà thờ Thánh Giuse. Chính quyền thành phố Bắc Kinh sau đó đã tài trợ cho việc phục hồi, tái tạo lại Nhà thờ. Tòa dinh thự được tân trang lại và mở cửa vào năm 1980, cho phép các mục vụ Công giáo hoạt động trở lại. Đến tháng 9 năm 2000, một đợt tu sửa đáng kể khác tiếp tục được xúc tiến và hoàn thiện.
 
 
Nhà thờ Thánh Giuse được xây dựng theo phong cách Kiến trúc Phục hưng Roman và được chú ý nhờ sự pha trộn giữa các đặc trưng của châu Âu và Trung Quốc trong thiết kế. Trên bức tường bên ngoài Tòa thành, một tấm biển ghi chi tiết lịch sử của Nhà thờ. Bao quanh bên ngoài Nhà thờ là một quảng trường rộng lớn và công viên rộng 1,2 héc ta. Tại đây, hiện hữu một bức tượng của Đức Mẹ Maria tay bồng Chúa Hài Nhi Giêsu.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập