Nhà thờ Thánh Sava - Serbia
Krušedolska 2a, Beograd, Serbia
Số lượng xem: 453

Nhà thờ Thánh Sava (Hram Svetog Save) là Nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất của người Serbia, nơi thờ tự Chính thống giáo lớn nhất ở vùng Balkan và là một trong những Nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất thế giới. Nhà thờ dành riêng thờ Thánh Sava, người sáng lập nhà thờ Serbia đồng thời là một nhân vật quan trọng ở Serbia thời trung cổ. Nhà thờ nằm ở phía đông của quảng trường Svetosavski Trg trên cao nguyên Vračar ở Belgrade.

 

 

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách Serbia-Byzantine. Đây là một công trình kiến trúc nổi bật với bốn gác chuông cao 44m. Mái vòm tại điểm cao nhất có chiều cao 70m, cộng với cây Thánh giá mạ vàng chính của Nhà thờ cao 12m, tạo cho Nhà thờ có tổng chiều cao 82m và chiều cao so với mực nước biển là 134m (cao hơn 64m so với mực nước sông Sava). Vì lý do này, Nhà thờ chiếm một vị trí nổi bật trên đường chân trời của thành phố Belgrade và có thể được nhìn thấy từ tất cả các phía khi tiếp cận thành phố.

 

 

Nhà thờ có diện tích 3.500 mét vuông ở mỗi tầng, cộng thêm 1.500 mét vuông của 3 phòng trưng bày ở tầng 1. Có nhiều phòng trưng bày rộng hơn 120 mét vuông ở tầng 2, mà từ đó có thể nhìn thấy toàn cảnh bên ngoài xung quanh mái vòm. Nhà thờ kéo dài 91m theo hướng đông-tây và 81m theo hướng bắc-nam. Các mái vòm nhỏ được gắn 18 cây Thánh giá mạ vàng với ba kích cỡ khác nhau, trong khi các tháp chuông có tổng cộng 49 quả chuông.

 

 

Nhà thờ có thể chứa 10.000 người dự Thánh lễ và có một phòng hợp xướng phía tây có thể chứa được 800 người hát. Mặt tiền của Nhà thờ được ốp bằng đá cẩm thạch trắng và đá granit, trong khi nội thất có các bức tranh tường và mái vòm chính được trang trí bằng một bức tranh khảm khổng lồ hình Chúa Giêsu. Để hình dung được quy mô hoành tráng của bức tranh khảm này, mỗi con mắt của Chúa có độ rộng khoảng 3 mét.

Việc xây dựng ngôi đền đã bị chậm lại hàng thế kỷ, thậm chí bị trì hoãn nhiều lần bởi các sự kiện ở Serbia trong thế kỷ vừa qua.

 

 

Nhìn lại quá khứ, 300 năm sau sự kiện thiêu xác Thánh Sava, Hội xây dựng Nhà thờ Thánh Sava trên cao nguyên Vračar ở Belgrade mới được thành lập vào năm 1895. Ban đầu, chỉ có một Nhà thờ nhỏ được xây dựng trên địa điểm của Nhà thờ lớn như hiện nay. Nhà thờ này sau đó đã được di chuyển để việc xây dựng Nhà thờ lớn có thể bắt đầu. Mãi tới năm 1905, một cuộc thi công khai mới được tổ chức để chọn ra một thiết kế cho Nhà thờ. Tuy nhiên, tất cả 5 bản thiết kế ban đầu không được chấp nhận.

 

 

Ngay sau nỗ lực đầu tiên cho thiết kế Nhà thờ, sự bùng nổ của Chiến tranh Balkan lần đầu tiên vào năm 1912, và Chiến tranh Balkan lần thứ hai rồi đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mọi hoạt động liên quan đến xây dựng Nhà thờ đã bị dừng lại. Năm 1919, sau chiến khi tranh kết thúc, Hội này mới được tái lập. Các lời mời tham gia thiết kế đã được gửi đi vào năm 1926. Lần này, Hội nhận được tổng cộng 22 đề xuất thiết kế. Không có giải nhất và giải ba, thiết kế đoạt giải nhì của kiến ​​trúc sư Aleksandar Deroko đã được chọn để bắt đầu xây dựng Nhà thờ. Như vậy, việc xây dựng Nhà thờ Thánh Sava đã được khởi công vào ngày 10 tháng 5 năm 1935 – 40 năm sau khi ý tưởng xây dựng ban đầu được đề ra, và 340 năm sau khi hài cốt của Thánh Sava được hỏa thiêu.

 

 

Rắc rối chưa dừng lại, đến khi bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1941 thì việc xây dựng Nhà thờ lại bị dừng. Khi đó Nhà thờ mới chỉ được hoàn thành được phần nền móng và hai bức tường mới được dựng lên đến độ cao 7m và 11m. Sau vụ đánh bom Belgrade năm 1941, mọi công việc xây dựng đều chấm dứt. Quân đội phát xít Đức đã chiếm đóng và sử dụng Nhà thờ còn đang xây dang dở làm bãi đỗ xe. Năm 1944, khi Hồng quân Liên Xô tiếp quản cũng sử dụng nó với cùng mục đích. Sau đó, địa điểm này đã trở thành kho hàng. Hội Xây dựng Đền thờ trước chiến tranh không còn tồn tại và cũng không được hồi sinh.

Năm 1958, Giáo trưởng Germanius mới đề xuất lại ý tưởng hoàn thành việc xây dựng Nhà thờ. Sau 88 lần yêu cầu được đưa ra trong vòng 26 năm để Nhà thờ được tiếp tục xây dựng và bị từ chối, giấy phép hoàn thiện Nhà thờ mới được cấp vào năm 1984. Khi đó, Branko Pešić là người được chọn làm kiến ​​trúc sư mới cho Nhà thờ. Ông đã điều chỉnh lại các thiết kế ban đầu, để phù hợp hơn với các vật liệu và kỹ thuật xây dựng mới.

 

 

Việc xây dựng Nhà thờ lại được bắt đầu tiếp tục vào ngày 12 tháng 8 năm 1985, để các bức tường được hoàn thành với chiều cao tối đa 40 mét. Kỳ tích xây dựng lớn nhất của tòa nhà này là nâng một mái vòm trung tâm làm sẵn nặng 4.000 tấn lên độ cao thiết kế. Mái vòm này được làm từ dưới đất, cùng với tấm đồng bao phủ và cây Thánh giá mạ vàng cao 12 mét, nặng 4 tấn, sau đó được nâng lên để đặt trên các bức tường. Công việc đặt mái vòm này mất tới 40 ngày và hoàn thành vào ngày 26 tháng 6 năm 1989.

Sau vụ đánh bom của NATO vào Serbia vào năm 1999, việc xây dựng công trình đã bị dừng lại một lần nữa.

Đến năm 2004, cấu trúc chính của Nhà thờ nói chung đã được hoàn thành. Chuông và cửa sổ đã được lắp đặt, cũng như mặt tiền đã được hoàn thành. Khi đó công việc trang trí bên trong Nhà thờ vẫn đang tiếp tục. Năm 2017, ngoại thất của Nhà thờ mới được hoàn thành.

 

 

Một kỳ tích nữa là bức tranh khảm trên trần mái vòm trung tâm của Nhà thờ mới được hoàn thành vào ngày 22 tháng 2 năm 2018, mô tả Chúa Giêsu. Đây là một bức tranh khảm khổng lồ, tác phẩm của nhà tạo biểu tượng hàng đầu của Nga, Nikolai Mukhin. Bức tranh khảm có đường kính 30 mét với diện tích 1.230 mét vuông, nặng 40 tấn, trị giá 4 triệu euro, và được 70 nghệ sĩ người Serbia và Nga phối hợp chế tác.

 

 

Bức tranh khảm tượng trưng cho sự thăng thiên của Chúa Giêsu lên Thiên đàng. Ngài ngồi trên cầu vồng và bàn tay giơ lên ​​trong phước lành, được bao quanh bởi bốn Thiên Thần. Bức tranh này đã được chế tạo và lắp ráp tại Moscow trong thời gian một năm trước khi được vận chuyển bằng đường bộ đến Belgrade.

Nhà thờ Thánh Sava ngày nay là Nhà thờ có quy mô lớn ở châu Âu đã được thai nghén qua mấy trăm năm với quá trình thiết kế và xây dựng trải qua hơn một thế kỷ. Nhà thờ như một biểu tượng cho tầm nhìn đẹp đẽ về kiến trúc xuyên lịch sử và thăng hoa của nghệ thuật trang trí nội, ngoại thất bắt nguồn từ tín ngưỡng chân chính.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Nhà thờ Thánh Sava - Serbia
Krušedolska 2a, Beograd, Serbia

Nhà thờ Thánh Sava (Hram Svetog Save) là Nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất của người Serbia, nơi thờ tự Chính thống giáo lớn nhất ở vùng Balkan và là một trong những Nhà thờ Chính thống giáo lớn nhất thế giới. Nhà thờ dành riêng thờ Thánh Sava, người sáng lập nhà thờ Serbia đồng thời là một nhân vật quan trọng ở Serbia thời trung cổ. Nhà thờ nằm ở phía đông của quảng trường Svetosavski Trg trên cao nguyên Vračar ở Belgrade.

 

 

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách Serbia-Byzantine. Đây là một công trình kiến trúc nổi bật với bốn gác chuông cao 44m. Mái vòm tại điểm cao nhất có chiều cao 70m, cộng với cây Thánh giá mạ vàng chính của Nhà thờ cao 12m, tạo cho Nhà thờ có tổng chiều cao 82m và chiều cao so với mực nước biển là 134m (cao hơn 64m so với mực nước sông Sava). Vì lý do này, Nhà thờ chiếm một vị trí nổi bật trên đường chân trời của thành phố Belgrade và có thể được nhìn thấy từ tất cả các phía khi tiếp cận thành phố.

 

 

Nhà thờ có diện tích 3.500 mét vuông ở mỗi tầng, cộng thêm 1.500 mét vuông của 3 phòng trưng bày ở tầng 1. Có nhiều phòng trưng bày rộng hơn 120 mét vuông ở tầng 2, mà từ đó có thể nhìn thấy toàn cảnh bên ngoài xung quanh mái vòm. Nhà thờ kéo dài 91m theo hướng đông-tây và 81m theo hướng bắc-nam. Các mái vòm nhỏ được gắn 18 cây Thánh giá mạ vàng với ba kích cỡ khác nhau, trong khi các tháp chuông có tổng cộng 49 quả chuông.

 

 

Nhà thờ có thể chứa 10.000 người dự Thánh lễ và có một phòng hợp xướng phía tây có thể chứa được 800 người hát. Mặt tiền của Nhà thờ được ốp bằng đá cẩm thạch trắng và đá granit, trong khi nội thất có các bức tranh tường và mái vòm chính được trang trí bằng một bức tranh khảm khổng lồ hình Chúa Giêsu. Để hình dung được quy mô hoành tráng của bức tranh khảm này, mỗi con mắt của Chúa có độ rộng khoảng 3 mét.

Việc xây dựng ngôi đền đã bị chậm lại hàng thế kỷ, thậm chí bị trì hoãn nhiều lần bởi các sự kiện ở Serbia trong thế kỷ vừa qua.

 

 

Nhìn lại quá khứ, 300 năm sau sự kiện thiêu xác Thánh Sava, Hội xây dựng Nhà thờ Thánh Sava trên cao nguyên Vračar ở Belgrade mới được thành lập vào năm 1895. Ban đầu, chỉ có một Nhà thờ nhỏ được xây dựng trên địa điểm của Nhà thờ lớn như hiện nay. Nhà thờ này sau đó đã được di chuyển để việc xây dựng Nhà thờ lớn có thể bắt đầu. Mãi tới năm 1905, một cuộc thi công khai mới được tổ chức để chọn ra một thiết kế cho Nhà thờ. Tuy nhiên, tất cả 5 bản thiết kế ban đầu không được chấp nhận.

 

 

Ngay sau nỗ lực đầu tiên cho thiết kế Nhà thờ, sự bùng nổ của Chiến tranh Balkan lần đầu tiên vào năm 1912, và Chiến tranh Balkan lần thứ hai rồi đến Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mọi hoạt động liên quan đến xây dựng Nhà thờ đã bị dừng lại. Năm 1919, sau chiến khi tranh kết thúc, Hội này mới được tái lập. Các lời mời tham gia thiết kế đã được gửi đi vào năm 1926. Lần này, Hội nhận được tổng cộng 22 đề xuất thiết kế. Không có giải nhất và giải ba, thiết kế đoạt giải nhì của kiến ​​trúc sư Aleksandar Deroko đã được chọn để bắt đầu xây dựng Nhà thờ. Như vậy, việc xây dựng Nhà thờ Thánh Sava đã được khởi công vào ngày 10 tháng 5 năm 1935 – 40 năm sau khi ý tưởng xây dựng ban đầu được đề ra, và 340 năm sau khi hài cốt của Thánh Sava được hỏa thiêu.

 

 

Rắc rối chưa dừng lại, đến khi bắt đầu Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1941 thì việc xây dựng Nhà thờ lại bị dừng. Khi đó Nhà thờ mới chỉ được hoàn thành được phần nền móng và hai bức tường mới được dựng lên đến độ cao 7m và 11m. Sau vụ đánh bom Belgrade năm 1941, mọi công việc xây dựng đều chấm dứt. Quân đội phát xít Đức đã chiếm đóng và sử dụng Nhà thờ còn đang xây dang dở làm bãi đỗ xe. Năm 1944, khi Hồng quân Liên Xô tiếp quản cũng sử dụng nó với cùng mục đích. Sau đó, địa điểm này đã trở thành kho hàng. Hội Xây dựng Đền thờ trước chiến tranh không còn tồn tại và cũng không được hồi sinh.

Năm 1958, Giáo trưởng Germanius mới đề xuất lại ý tưởng hoàn thành việc xây dựng Nhà thờ. Sau 88 lần yêu cầu được đưa ra trong vòng 26 năm để Nhà thờ được tiếp tục xây dựng và bị từ chối, giấy phép hoàn thiện Nhà thờ mới được cấp vào năm 1984. Khi đó, Branko Pešić là người được chọn làm kiến ​​trúc sư mới cho Nhà thờ. Ông đã điều chỉnh lại các thiết kế ban đầu, để phù hợp hơn với các vật liệu và kỹ thuật xây dựng mới.

 

 

Việc xây dựng Nhà thờ lại được bắt đầu tiếp tục vào ngày 12 tháng 8 năm 1985, để các bức tường được hoàn thành với chiều cao tối đa 40 mét. Kỳ tích xây dựng lớn nhất của tòa nhà này là nâng một mái vòm trung tâm làm sẵn nặng 4.000 tấn lên độ cao thiết kế. Mái vòm này được làm từ dưới đất, cùng với tấm đồng bao phủ và cây Thánh giá mạ vàng cao 12 mét, nặng 4 tấn, sau đó được nâng lên để đặt trên các bức tường. Công việc đặt mái vòm này mất tới 40 ngày và hoàn thành vào ngày 26 tháng 6 năm 1989.

Sau vụ đánh bom của NATO vào Serbia vào năm 1999, việc xây dựng công trình đã bị dừng lại một lần nữa.

Đến năm 2004, cấu trúc chính của Nhà thờ nói chung đã được hoàn thành. Chuông và cửa sổ đã được lắp đặt, cũng như mặt tiền đã được hoàn thành. Khi đó công việc trang trí bên trong Nhà thờ vẫn đang tiếp tục. Năm 2017, ngoại thất của Nhà thờ mới được hoàn thành.

 

 

Một kỳ tích nữa là bức tranh khảm trên trần mái vòm trung tâm của Nhà thờ mới được hoàn thành vào ngày 22 tháng 2 năm 2018, mô tả Chúa Giêsu. Đây là một bức tranh khảm khổng lồ, tác phẩm của nhà tạo biểu tượng hàng đầu của Nga, Nikolai Mukhin. Bức tranh khảm có đường kính 30 mét với diện tích 1.230 mét vuông, nặng 40 tấn, trị giá 4 triệu euro, và được 70 nghệ sĩ người Serbia và Nga phối hợp chế tác.

 

 

Bức tranh khảm tượng trưng cho sự thăng thiên của Chúa Giêsu lên Thiên đàng. Ngài ngồi trên cầu vồng và bàn tay giơ lên ​​trong phước lành, được bao quanh bởi bốn Thiên Thần. Bức tranh này đã được chế tạo và lắp ráp tại Moscow trong thời gian một năm trước khi được vận chuyển bằng đường bộ đến Belgrade.

Nhà thờ Thánh Sava ngày nay là Nhà thờ có quy mô lớn ở châu Âu đã được thai nghén qua mấy trăm năm với quá trình thiết kế và xây dựng trải qua hơn một thế kỷ. Nhà thờ như một biểu tượng cho tầm nhìn đẹp đẽ về kiến trúc xuyên lịch sử và thăng hoa của nghệ thuật trang trí nội, ngoại thất bắt nguồn từ tín ngưỡng chân chính.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập