Thánh đường St Paul – Anh Quốc
St. Paul's Churchyard, London EC4M 8AD, Vương quốc Anh
Số lượng xem: 491

Thánh đường St Paul (Thánh Phaolô) của Christopher Wren, công trình Baroque lớn nhất nước Anh sẽ không bao giờ xuất hiện nếu không xảy ra thảm họa của trận đại hỏa hoạn ở London vào năm 1666 phá hủy ngôi Nhà thờ xây vào thời Trung cổ và biến hầu hết thành phố thành đống tro tàn. Thế nhưng, câu truyện liên quan đến Wren, và nhất là đặc điểm chi phối suy nghĩ của ông ngay từ đầu - là mái bát úp - phải giống như lúc trước Hỏa hoạn.

 

 

Năm 1663 Nhà thờ cũ, từ lâu đã khiến nhiều người lo ngại, có nhiều dấu hiệu đáng báo động về sự bất ổn bên dưới tháp ở chỗ giao nhau. Đề xuất của Wren là phá dỡ tháp, xây mới chỗ giao nhau ở quy mô lớn hơn, và che phủ tháp bằng mái bát úp có đỉnh như quả dứa khổng lồ, đề xuất này được chấp nhận.

Mái bát úp là vấn đề mà tất cả kiến trúc sư đều muốn xây dựng, tuy nhiên cơ hội vẫn còn hạn chế. Brunelleschi xây dựng mái bát úp của Thánh đường Florence năm 1420.  Mái bát úp của Michelangelo ở Thánh đường St Peter nối tiếp vào cuối thế kỷ 16. Ở Paris, Val-de-Grâce của Francois Mansart và nhà thờ Sorbonne của Jacques Lemercier bắt đầu khởi công vào năm 1665, khi đó trong chuyến đi nước ngoài duy nhất của mình Wren nhìn thấy công trình đang xây dựng.

 

 

Sau hỏa hoạn, tất cả các sơ đồ thiết kế trước đây đều không thích hợp, Wren phải bắt đầu lại từ đầu. Từ lúc đó cho đến khi hoàn tất năm 1711, trong văn phòng của Wren vẫn luôn đầy ắp sơ đồ và bản vẽ vô cùng phong phú lẽ ra làm cho quá trình thiết kế thêm rõ ràng nhưng thực tế đôi lúc lại trái ngược.

Các giai đoạn phát triển chính là khoảng thời gian này. Năm 1670 Wren đưa ra thiết kế khiêm tốn đến mức khó hiểu bao gồm một tiền sảnh có mái cupôn và một Nhà thờ nhỏ hình chữ nhật. Khi người ta đánh giá thiết kế này không đủ tạo ấn tượng thì ông thiết kế một số dựa theo hình Thánh giá Latin làm mái cupôn phía trên chỗ giao nhau và một số có hình Thánh giá Hy Lạp (các nhánh có chiều dài bằng nhau) cũng có mái bát úp như sơ đồ ban đầu của Bramante đối với Thánh đường St Peter (Nhà thờ Thánh Phêrô – Vatican).

 

 

Sơ đồ thánh giá Hy Lạp này được Wren yêu thích, năm 1763 ông làm mô hình, cái gọi là "mô hình lớn" đã tranh thủ được sự đồng tình. Cuối cùng, cũng như trường hợp Thánh đường St Peter, giới chức sắc trong giáo hội khăng khăng theo sơ đồ truyền thống với một gian giữa dài (họ nói "không đúng theo kiểu Thánh đường"). Nhưng mô hình lớn vẫn là lời chứng nhận sinh động cho trí tưởng tượng của Wren. Như một công trình kiến trúc lẽ ra nó thú vị hơn là xây dựng Nhà thờ: 4 nhánh có chiều dài bằng nhau cộng với cột tiền sảnh thoáng đãng ở đầu phía Tây cùng một mái bát úp ở giữa khổng lồ. Các nhánh liên kết không  dùng đường thẳng mà bằng đường cong, một ý tưởng vô cùng tuyệt vời, độc đáo ở Anh và trên thế giới. Độ hở của đường cong - vách lõm tầng phía dưới gặp đường cong lồi của mái bát úp vốn là hình ảnh thu nhỏ của sự thể hiện phong cách Baroque xuất sắc.

 

 

Giai đoạn kế tiếp rắc rối nhất, một thiết kế trong đó khả năng chuyên môn tự tin của mô hình lớn được thay thế bằng những gì có vẻ mang tính không chuyên kỳ quặc. Ở đây, Wren phải trở lại sơ đồ theo chiều dài, nhưng ở chỗ giao nhau lại kết hợp mái bát úp và tháp 4 tầng: nền hình củ hành đỡ tường tròn dưới mái cupôn bằng cách cột ghép đôi, kế đến là một mái bát úp nhỏ và sau cùng là một tháp giống như chùa tương tự như tháp sau cùng ông đề nghị xây dựng Thánh đường St Bride ở phố Fleet. Chính thiết kế này nhận được Giấy phép của Hoàng gia vào tháng 5 năm 1675, nhưng Wren luôn vẫn giữ quyền thay đổi ý định khi việc xây dựng đang tiến triển.

Ông không làm điều này ngay lập tức, và từ đây sự phát công trình hoàn tất khá dễ dàng. Việc dựng chuyện Thiết kế được cấp phép thay thế bằng mái bát úp và nâng cao chi tiết rất thận trọng. Yếu tố duy nhất còn lại chưa giải quyết là tháp và mặt tiền phía Tây, không được định hình cho đến sau năm 1700.

 

 

Để thực hiện giấc mơ của mình, Wren gặp phải rất nhiều vấn đề, và ông đã giải quyết thật xuất sắc nhưng bị các nhà văn thế kỷ 19 kết hợp với nguyên tắc của A.W.N.Pugin và John Ruskin, buộc tội công khai rằng ông "không trung thực". Sơ đồ gồm các yếu tố theo quy ước: một gian giữa Nhà thờ có lối đi, gian bên cánh ngang và Cung Thánh. Mái bát úp không tựa lên 4 trụ bổ tường chính nơi gian giữa, cánh ngang và Cung Thánh gặp nhau, bằng cách bỏ nhịp đầu mút của các lối đi ở 4 góc mà tựa lên 8 trụ. Như dự định ban đầu và chứng minh trong mô hình lớn, các vòm giữa 8 trụ bổ tường phải như nhau, nhưng kết quả Wren buộc phải gia cố chúng đến một mức các vòm chéo góc trở nên hẹp hơn các vòm ở các hướng chính. Để khắc phục sự không nhất quán này về mặt quang học, ông đưa ra các cửa sổ nhỏ bán nguyệt hay ban công ở các thanh chéo phù hợp với các khẩu độ chính, tiếp tục kéo dài đường bao phía trên bề mặt của các trụ bổ tường tiếp giáp. Kết quả là tạo ra hiệu ứng một vòng gồm 8 vòm như nhau đối với mắt nhìn. Thực ra, chúng không đồng tâm với các vòm hình cung khi nhìn từ bên dưới, đây là một khuyết điểm thấy rõ.

Nhà thờ mới có các kích thước chiều dài: 156m, chiều dài cánh ngang: 76m, chiều rộng gian giữa (Nhà thờ): 37m, chiều rộng mặt tiền phía Tây có các nhà nguyện: 55m. Chiều cao đến chỗ giao nhau trên đỉnh mái bát úp: 110m, chiều cao tháp phía Tây: 68m và tổng diện tích: 5480m2

 

 

Theo dự tính, những giá đỡ kết cấu mái bát úp tạo không ít khó khăn cho Wren hơn bất kỳ cấu trúc khác trong thánh đường. Ông xây dựng 8 trụ bổ tường bằng đá hộc (vật liệu tận dụng từ nhà thờ St Paul cũ) với lớp ốp mặt bằng đá Portland.

Nhưng ít lâu sau ông nhận thấy đá hộc không đủ mạnh và phải tiến hành một quá trình thay thế phần lõi bằng cách lớp khối xây rắn, đặc thật tỉ mỉ. Để tăng độ an toàn cho "Vòng kẹp hay xích sắt lớn" do thợ sắt bậc thầy Jean Tijou làm ra, người rất nổi tiếng với các tấm bình phong bằng sắt rất đẹp ở các gian bên Cung Thánh, đặt quanh phần chân mái bát úp năm 1706 để ngăn không cho trải rộng và thêm vào các xích kim loại vào năm sau.

Ở chính mái bát úp cũng sử dụng một mẹo khác thật tài tình. Các mái bát úp trước như ở Thánh đường Florence và St Peter đều có 2 lớp - mái bát úp bên trong nhìn thấy từ bên ngoài và mái bát úp khác nhìn thấy từ bên trong. Wren muốn phủ lên mái bát úp bằng một mái cupôn nặng nề khác thường, thêm vào hình cong xây gạch, có thể nhìn thấy từ bên trong lẫn bên ngoài, nâng cao từ cao trình ban công và chống đỡ mái cupôn. Mái bát úp bên trong là khối xây, mái bên ngoài làm bằng gỗ và chì.

 

 

Sau cùng, Wren xây dựng một tường bảo vệ trên đỉnh các vách gian bên, tạo ra một mặt cắt đứng 2 tầng hơn là 1 tầng đại diện cho chiều cao thực của gian bên. Điều này cho thấy thực tế rằng các chi tiết chính (gian giữa, cánh ngang, Cung Thánh) nhận được ánh sáng từ các cửa sổ phía trên cũng như trong giáo đường thời Trung cổ và (trong cùng một truyền thống) mái cong dạng vòm được chống đỡ bằng kết cấu chịu lực xô của mái vòm. Từ bên trong không nhận thấy điều này, có ít khách tham quan nhận thấy điều này từ bên ngoài, nhưng đúng ra nhìn từ phía trên thấy rất rõ. Hiệu ứng này như Wren dự tính, nhìn bề ngoài có vẻ như tạo ra một phần chân vững chắc cho mái bát úp cao vút, về cấu trúc tạo ra kết cấu bổ sung đỡ lực xô của mái bát úp.

 

 

Tất cả 3 trong những giải pháp tài tình này đều được tiến hành và Thánh đường St Paul sẽ thảm hại hơn nếu không có chúng. Nhưng chúng cũng tạo cho Pugin có cớ bào chữa sự chế giễu "một nửa công trình được xây dựng để che một nửa khác".

 

 

Phần sau cùng phải hoàn tất là mặt tiền phía Tây. Có một số chứng cứ cho thấy Wren lẽ ra thích một kiến trúc Ion khổng lồ cho mái cổng nhưng không thể tìm thấy đá nào đủ chiều dài để bắc qua khoảng cách giữ 2 cột liền nhau. Hai tháp phản ánh ảnh hưởng của phong cách Baroque Ý, cũng mang những đặc điểm khác của Thánh đường St Paul sau này, như: phần cuối ngang cho thấy có tham khảo Thánh đường S.Maria della Pace của Pietro da Cortona ở Rome. Đây có thể là một sự phát triển sở thích của riêng Wren hay có thể là sự đóng góp của những người trẻ hơn trong văn phòng của ông.

Wren đã tập hợp một đội ngũ đông người có chuyên môn cao đảm nhận thi công. Trong gần 40 năm thi công thánh đường St Paul, sử dụng tay nghề của 14 nhà thầu. Họ giám sát từng bước hoạt động, từ khu mỏ đá ở Portland cho đến khâu thể hiện chi tiết sau cùng ở công trường. Trong năm tất bật nhất (1694) có đến 64 thợ xây tại công trường, ngoài số thợ mộc, thợ hàn chì, thợ chạm khắc đá và thợ trát vữa. Trong số điêu khắc gia, nổi tiếng nhất là Grinling Gibbons, cùng Edward Pearce chịu trách nhiệm khâu khắc chạm đá ở ngoại thất, nơi có nhiều Thiên sứ có cánh xinh xắn nhô mình ra khỏi trụ gạch và khung cửa sổ cũng như khắc chạm gỗ ở chỗ ca đoàn.

Thánh đường St Paul là một kiệt tác. Năm 1723, con trai của Wren đề khắc bên trong thánh đường St Paul "Nếu muốn có một công trình tưởng niệm, bạn hãy nhìn quanh mình".

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Thánh đường St Paul – Anh Quốc
St. Paul's Churchyard, London EC4M 8AD, Vương quốc Anh

Thánh đường St Paul (Thánh Phaolô) của Christopher Wren, công trình Baroque lớn nhất nước Anh sẽ không bao giờ xuất hiện nếu không xảy ra thảm họa của trận đại hỏa hoạn ở London vào năm 1666 phá hủy ngôi Nhà thờ xây vào thời Trung cổ và biến hầu hết thành phố thành đống tro tàn. Thế nhưng, câu truyện liên quan đến Wren, và nhất là đặc điểm chi phối suy nghĩ của ông ngay từ đầu - là mái bát úp - phải giống như lúc trước Hỏa hoạn.

 

 

Năm 1663 Nhà thờ cũ, từ lâu đã khiến nhiều người lo ngại, có nhiều dấu hiệu đáng báo động về sự bất ổn bên dưới tháp ở chỗ giao nhau. Đề xuất của Wren là phá dỡ tháp, xây mới chỗ giao nhau ở quy mô lớn hơn, và che phủ tháp bằng mái bát úp có đỉnh như quả dứa khổng lồ, đề xuất này được chấp nhận.

Mái bát úp là vấn đề mà tất cả kiến trúc sư đều muốn xây dựng, tuy nhiên cơ hội vẫn còn hạn chế. Brunelleschi xây dựng mái bát úp của Thánh đường Florence năm 1420.  Mái bát úp của Michelangelo ở Thánh đường St Peter nối tiếp vào cuối thế kỷ 16. Ở Paris, Val-de-Grâce của Francois Mansart và nhà thờ Sorbonne của Jacques Lemercier bắt đầu khởi công vào năm 1665, khi đó trong chuyến đi nước ngoài duy nhất của mình Wren nhìn thấy công trình đang xây dựng.

 

 

Sau hỏa hoạn, tất cả các sơ đồ thiết kế trước đây đều không thích hợp, Wren phải bắt đầu lại từ đầu. Từ lúc đó cho đến khi hoàn tất năm 1711, trong văn phòng của Wren vẫn luôn đầy ắp sơ đồ và bản vẽ vô cùng phong phú lẽ ra làm cho quá trình thiết kế thêm rõ ràng nhưng thực tế đôi lúc lại trái ngược.

Các giai đoạn phát triển chính là khoảng thời gian này. Năm 1670 Wren đưa ra thiết kế khiêm tốn đến mức khó hiểu bao gồm một tiền sảnh có mái cupôn và một Nhà thờ nhỏ hình chữ nhật. Khi người ta đánh giá thiết kế này không đủ tạo ấn tượng thì ông thiết kế một số dựa theo hình Thánh giá Latin làm mái cupôn phía trên chỗ giao nhau và một số có hình Thánh giá Hy Lạp (các nhánh có chiều dài bằng nhau) cũng có mái bát úp như sơ đồ ban đầu của Bramante đối với Thánh đường St Peter (Nhà thờ Thánh Phêrô – Vatican).

 

 

Sơ đồ thánh giá Hy Lạp này được Wren yêu thích, năm 1763 ông làm mô hình, cái gọi là "mô hình lớn" đã tranh thủ được sự đồng tình. Cuối cùng, cũng như trường hợp Thánh đường St Peter, giới chức sắc trong giáo hội khăng khăng theo sơ đồ truyền thống với một gian giữa dài (họ nói "không đúng theo kiểu Thánh đường"). Nhưng mô hình lớn vẫn là lời chứng nhận sinh động cho trí tưởng tượng của Wren. Như một công trình kiến trúc lẽ ra nó thú vị hơn là xây dựng Nhà thờ: 4 nhánh có chiều dài bằng nhau cộng với cột tiền sảnh thoáng đãng ở đầu phía Tây cùng một mái bát úp ở giữa khổng lồ. Các nhánh liên kết không  dùng đường thẳng mà bằng đường cong, một ý tưởng vô cùng tuyệt vời, độc đáo ở Anh và trên thế giới. Độ hở của đường cong - vách lõm tầng phía dưới gặp đường cong lồi của mái bát úp vốn là hình ảnh thu nhỏ của sự thể hiện phong cách Baroque xuất sắc.

 

 

Giai đoạn kế tiếp rắc rối nhất, một thiết kế trong đó khả năng chuyên môn tự tin của mô hình lớn được thay thế bằng những gì có vẻ mang tính không chuyên kỳ quặc. Ở đây, Wren phải trở lại sơ đồ theo chiều dài, nhưng ở chỗ giao nhau lại kết hợp mái bát úp và tháp 4 tầng: nền hình củ hành đỡ tường tròn dưới mái cupôn bằng cách cột ghép đôi, kế đến là một mái bát úp nhỏ và sau cùng là một tháp giống như chùa tương tự như tháp sau cùng ông đề nghị xây dựng Thánh đường St Bride ở phố Fleet. Chính thiết kế này nhận được Giấy phép của Hoàng gia vào tháng 5 năm 1675, nhưng Wren luôn vẫn giữ quyền thay đổi ý định khi việc xây dựng đang tiến triển.

Ông không làm điều này ngay lập tức, và từ đây sự phát công trình hoàn tất khá dễ dàng. Việc dựng chuyện Thiết kế được cấp phép thay thế bằng mái bát úp và nâng cao chi tiết rất thận trọng. Yếu tố duy nhất còn lại chưa giải quyết là tháp và mặt tiền phía Tây, không được định hình cho đến sau năm 1700.

 

 

Để thực hiện giấc mơ của mình, Wren gặp phải rất nhiều vấn đề, và ông đã giải quyết thật xuất sắc nhưng bị các nhà văn thế kỷ 19 kết hợp với nguyên tắc của A.W.N.Pugin và John Ruskin, buộc tội công khai rằng ông "không trung thực". Sơ đồ gồm các yếu tố theo quy ước: một gian giữa Nhà thờ có lối đi, gian bên cánh ngang và Cung Thánh. Mái bát úp không tựa lên 4 trụ bổ tường chính nơi gian giữa, cánh ngang và Cung Thánh gặp nhau, bằng cách bỏ nhịp đầu mút của các lối đi ở 4 góc mà tựa lên 8 trụ. Như dự định ban đầu và chứng minh trong mô hình lớn, các vòm giữa 8 trụ bổ tường phải như nhau, nhưng kết quả Wren buộc phải gia cố chúng đến một mức các vòm chéo góc trở nên hẹp hơn các vòm ở các hướng chính. Để khắc phục sự không nhất quán này về mặt quang học, ông đưa ra các cửa sổ nhỏ bán nguyệt hay ban công ở các thanh chéo phù hợp với các khẩu độ chính, tiếp tục kéo dài đường bao phía trên bề mặt của các trụ bổ tường tiếp giáp. Kết quả là tạo ra hiệu ứng một vòng gồm 8 vòm như nhau đối với mắt nhìn. Thực ra, chúng không đồng tâm với các vòm hình cung khi nhìn từ bên dưới, đây là một khuyết điểm thấy rõ.

Nhà thờ mới có các kích thước chiều dài: 156m, chiều dài cánh ngang: 76m, chiều rộng gian giữa (Nhà thờ): 37m, chiều rộng mặt tiền phía Tây có các nhà nguyện: 55m. Chiều cao đến chỗ giao nhau trên đỉnh mái bát úp: 110m, chiều cao tháp phía Tây: 68m và tổng diện tích: 5480m2

 

 

Theo dự tính, những giá đỡ kết cấu mái bát úp tạo không ít khó khăn cho Wren hơn bất kỳ cấu trúc khác trong thánh đường. Ông xây dựng 8 trụ bổ tường bằng đá hộc (vật liệu tận dụng từ nhà thờ St Paul cũ) với lớp ốp mặt bằng đá Portland.

Nhưng ít lâu sau ông nhận thấy đá hộc không đủ mạnh và phải tiến hành một quá trình thay thế phần lõi bằng cách lớp khối xây rắn, đặc thật tỉ mỉ. Để tăng độ an toàn cho "Vòng kẹp hay xích sắt lớn" do thợ sắt bậc thầy Jean Tijou làm ra, người rất nổi tiếng với các tấm bình phong bằng sắt rất đẹp ở các gian bên Cung Thánh, đặt quanh phần chân mái bát úp năm 1706 để ngăn không cho trải rộng và thêm vào các xích kim loại vào năm sau.

Ở chính mái bát úp cũng sử dụng một mẹo khác thật tài tình. Các mái bát úp trước như ở Thánh đường Florence và St Peter đều có 2 lớp - mái bát úp bên trong nhìn thấy từ bên ngoài và mái bát úp khác nhìn thấy từ bên trong. Wren muốn phủ lên mái bát úp bằng một mái cupôn nặng nề khác thường, thêm vào hình cong xây gạch, có thể nhìn thấy từ bên trong lẫn bên ngoài, nâng cao từ cao trình ban công và chống đỡ mái cupôn. Mái bát úp bên trong là khối xây, mái bên ngoài làm bằng gỗ và chì.

 

 

Sau cùng, Wren xây dựng một tường bảo vệ trên đỉnh các vách gian bên, tạo ra một mặt cắt đứng 2 tầng hơn là 1 tầng đại diện cho chiều cao thực của gian bên. Điều này cho thấy thực tế rằng các chi tiết chính (gian giữa, cánh ngang, Cung Thánh) nhận được ánh sáng từ các cửa sổ phía trên cũng như trong giáo đường thời Trung cổ và (trong cùng một truyền thống) mái cong dạng vòm được chống đỡ bằng kết cấu chịu lực xô của mái vòm. Từ bên trong không nhận thấy điều này, có ít khách tham quan nhận thấy điều này từ bên ngoài, nhưng đúng ra nhìn từ phía trên thấy rất rõ. Hiệu ứng này như Wren dự tính, nhìn bề ngoài có vẻ như tạo ra một phần chân vững chắc cho mái bát úp cao vút, về cấu trúc tạo ra kết cấu bổ sung đỡ lực xô của mái bát úp.

 

 

Tất cả 3 trong những giải pháp tài tình này đều được tiến hành và Thánh đường St Paul sẽ thảm hại hơn nếu không có chúng. Nhưng chúng cũng tạo cho Pugin có cớ bào chữa sự chế giễu "một nửa công trình được xây dựng để che một nửa khác".

 

 

Phần sau cùng phải hoàn tất là mặt tiền phía Tây. Có một số chứng cứ cho thấy Wren lẽ ra thích một kiến trúc Ion khổng lồ cho mái cổng nhưng không thể tìm thấy đá nào đủ chiều dài để bắc qua khoảng cách giữ 2 cột liền nhau. Hai tháp phản ánh ảnh hưởng của phong cách Baroque Ý, cũng mang những đặc điểm khác của Thánh đường St Paul sau này, như: phần cuối ngang cho thấy có tham khảo Thánh đường S.Maria della Pace của Pietro da Cortona ở Rome. Đây có thể là một sự phát triển sở thích của riêng Wren hay có thể là sự đóng góp của những người trẻ hơn trong văn phòng của ông.

Wren đã tập hợp một đội ngũ đông người có chuyên môn cao đảm nhận thi công. Trong gần 40 năm thi công thánh đường St Paul, sử dụng tay nghề của 14 nhà thầu. Họ giám sát từng bước hoạt động, từ khu mỏ đá ở Portland cho đến khâu thể hiện chi tiết sau cùng ở công trường. Trong năm tất bật nhất (1694) có đến 64 thợ xây tại công trường, ngoài số thợ mộc, thợ hàn chì, thợ chạm khắc đá và thợ trát vữa. Trong số điêu khắc gia, nổi tiếng nhất là Grinling Gibbons, cùng Edward Pearce chịu trách nhiệm khâu khắc chạm đá ở ngoại thất, nơi có nhiều Thiên sứ có cánh xinh xắn nhô mình ra khỏi trụ gạch và khung cửa sổ cũng như khắc chạm gỗ ở chỗ ca đoàn.

Thánh đường St Paul là một kiệt tác. Năm 1723, con trai của Wren đề khắc bên trong thánh đường St Paul "Nếu muốn có một công trình tưởng niệm, bạn hãy nhìn quanh mình".

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập