Tu viện trên núi Athos – Hy Lạp
Bán đảo ở Macedonia, đông bắc Hy Lạp
Số lượng xem: 510

Núi Athos ở Hy Lạp - quốc gia tu viện ở Hy Lạp là khu vực linh thiêng với quần thể 20 tu viện Chính thống giáo và được xếp hạng Di sản Văn hóa Thế giới.

Athos là một ngọn núi nằm trên bán đảo Halkidiki, miền Đông Bắc của Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp, ngọn núi này được gọi là Ayion Oros hoặc Agion Oros, có nghĩa là "Núi Thánh".

 

 

Vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, những vị tu sĩ đầu tiên bắt đầu đặt chân đến núi Athos. Sau đó, núi Athos bắt đầu trở thành khu vực thiêng liêng chỉ dành riêng cho tu sĩ từ những năm 800. Năm 1045, hoàng đế của đế chế Đông La Mã (Byzantine) thời bấy giờ là Constantino Monomachos đã trao quyền tự trị cho vùng núi Athos, khiến nơi đây chính thức trở thành một quốc gia tu viện.

Cho đến tận ngày nay, tại núi Athos, vẫn còn khoảng hơn 2.000 tu sĩ đến từ Hy Lạp và các quốc gia lân cận. Họ chọn sống cuộc sống tu tập khổ hạnh và gần như cô lập hoàn toàn với thế giới trong những tu viện cổ xưa.

 

 

Hằng ngày, những tu sĩ này tổ chức các buổi cầu nguyện, đồng thời tổ chức các khóa tu khổ hạnh cho những ai muốn tham gia. Các tu viện trông vẫn giống như những pháo đài thời Trung cổ, không thay đổi qua nhiều thế kỷ.

Với những người tham gia khóa tu, họ không được phép sử dụng điện thoại, Tivi, radio và các phương tiện liên quan đến cuộc sống hiện đại khác khiến không gian ở đây yên tĩnh lạ thường. Âm thanh huyên náo nhất tại núi Athos chính là tiếng gõ của những chiếc mõ gỗ dẻ vào lúc 3h30 sáng hằng ngày, báo hiệu cho các tu sĩ biết đã đến giờ cầu nguyện.

 

 

Các tu sĩ cho rằng đây là khoảng thời gian mà họ gần với Chúa nhất, những lời thỉnh cầu của họ sẽ được Chúa chứng giám. Họ thắp sáng bằng những ngọn nến và cầu nguyện đều đặn mỗi ngày. Các tu sĩ nghe kinh cầu nguyện ngay cả trong lúc dùng bữa, quy tắc ở đây là phải giữ im lặng tuyệt đối khi ăn uống. Thức ăn chủ yếu của họ là rau, cá và rượu vang. Đây đều là những thứ được nuôi trồng trong trang trại của tu viện. Các tu sĩ thậm chí còn trồng cả nho để tự làm rượu vang.

Trên núi Athos, các tu sĩ không áp dụng lịch Gregorian thế kỷ 16 mới. Thay vào đó, họ sử dụng lịch Julian của Đế chế La Mã, lịch này trễ hơn lịch Gregorian tới 13 ngày. Nơi đây thậm chí vẫn treo cờ vàng có hình đại bàng hai đầu và Thánh giá. Đây chính là lá cờ của Paleologues thời Trung cổ, triều đại cai trị cuối cùng của đế chế Byzantine.

 

 

Đế chế Byzantine là sự tiếp nối của đế chế Đông La Mã từ Constantinople sau khi La Mã sụp đổ. Chính vì lẽ đó, nhiều người quan niệm rằng, núi Athos là nơi cuối cùng trên trái đất thuộc đế chế La Mã vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Tương truyền, Đức Mẹ Đồng Trinh từng đến núi Athos để tránh bão. Trong thời gian đó, Đức Mẹ đã truyền giáo lý cho những người dân sinh sống tại nơi đây, Bà cũng cầu nguyện để nơi đây thuộc về riêng mình. Từ đó trở đi, Athos còn được gọi là "vườn của Đức Mẹ" và chỉ có Đức Mẹ Maria là đại diện duy nhất của phái nữ trên ngọn núi thiêng liêng này.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Tu viện trên núi Athos – Hy Lạp
Bán đảo ở Macedonia, đông bắc Hy Lạp

Núi Athos ở Hy Lạp - quốc gia tu viện ở Hy Lạp là khu vực linh thiêng với quần thể 20 tu viện Chính thống giáo và được xếp hạng Di sản Văn hóa Thế giới.

Athos là một ngọn núi nằm trên bán đảo Halkidiki, miền Đông Bắc của Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp, ngọn núi này được gọi là Ayion Oros hoặc Agion Oros, có nghĩa là "Núi Thánh".

 

 

Vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên, những vị tu sĩ đầu tiên bắt đầu đặt chân đến núi Athos. Sau đó, núi Athos bắt đầu trở thành khu vực thiêng liêng chỉ dành riêng cho tu sĩ từ những năm 800. Năm 1045, hoàng đế của đế chế Đông La Mã (Byzantine) thời bấy giờ là Constantino Monomachos đã trao quyền tự trị cho vùng núi Athos, khiến nơi đây chính thức trở thành một quốc gia tu viện.

Cho đến tận ngày nay, tại núi Athos, vẫn còn khoảng hơn 2.000 tu sĩ đến từ Hy Lạp và các quốc gia lân cận. Họ chọn sống cuộc sống tu tập khổ hạnh và gần như cô lập hoàn toàn với thế giới trong những tu viện cổ xưa.

 

 

Hằng ngày, những tu sĩ này tổ chức các buổi cầu nguyện, đồng thời tổ chức các khóa tu khổ hạnh cho những ai muốn tham gia. Các tu viện trông vẫn giống như những pháo đài thời Trung cổ, không thay đổi qua nhiều thế kỷ.

Với những người tham gia khóa tu, họ không được phép sử dụng điện thoại, Tivi, radio và các phương tiện liên quan đến cuộc sống hiện đại khác khiến không gian ở đây yên tĩnh lạ thường. Âm thanh huyên náo nhất tại núi Athos chính là tiếng gõ của những chiếc mõ gỗ dẻ vào lúc 3h30 sáng hằng ngày, báo hiệu cho các tu sĩ biết đã đến giờ cầu nguyện.

 

 

Các tu sĩ cho rằng đây là khoảng thời gian mà họ gần với Chúa nhất, những lời thỉnh cầu của họ sẽ được Chúa chứng giám. Họ thắp sáng bằng những ngọn nến và cầu nguyện đều đặn mỗi ngày. Các tu sĩ nghe kinh cầu nguyện ngay cả trong lúc dùng bữa, quy tắc ở đây là phải giữ im lặng tuyệt đối khi ăn uống. Thức ăn chủ yếu của họ là rau, cá và rượu vang. Đây đều là những thứ được nuôi trồng trong trang trại của tu viện. Các tu sĩ thậm chí còn trồng cả nho để tự làm rượu vang.

Trên núi Athos, các tu sĩ không áp dụng lịch Gregorian thế kỷ 16 mới. Thay vào đó, họ sử dụng lịch Julian của Đế chế La Mã, lịch này trễ hơn lịch Gregorian tới 13 ngày. Nơi đây thậm chí vẫn treo cờ vàng có hình đại bàng hai đầu và Thánh giá. Đây chính là lá cờ của Paleologues thời Trung cổ, triều đại cai trị cuối cùng của đế chế Byzantine.

 

 

Đế chế Byzantine là sự tiếp nối của đế chế Đông La Mã từ Constantinople sau khi La Mã sụp đổ. Chính vì lẽ đó, nhiều người quan niệm rằng, núi Athos là nơi cuối cùng trên trái đất thuộc đế chế La Mã vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Tương truyền, Đức Mẹ Đồng Trinh từng đến núi Athos để tránh bão. Trong thời gian đó, Đức Mẹ đã truyền giáo lý cho những người dân sinh sống tại nơi đây, Bà cũng cầu nguyện để nơi đây thuộc về riêng mình. Từ đó trở đi, Athos còn được gọi là "vườn của Đức Mẹ" và chỉ có Đức Mẹ Maria là đại diện duy nhất của phái nữ trên ngọn núi thiêng liêng này.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập