Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô Vua
13280 Chapman Avenue, Garden Grove, quận Cam California, Hoa Kỳ
Số lượng xem: 479

Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô Vua giáo phận Orange - Crystal Cathedral còn gọi là Nhà Thờ Chính Tòa Pha Lê thuộc giáo phận Orange.

Nhà thờ có tên là Pha Lê (Crystal) vì kiến trúc đặc trưng của Nhà thờ này là sử dụng cơ bản là vật liệu bằng kính trong suốt. Cũng vì thế, Nhà thờ cũng được gọi là Nhà thờ kính.

 

 

Nhà thờ được ba kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế kỷ 20 thiết kế, gồm các ông Richard Neutra, Philip Johnson và Richard Meier. Nhà Thờ kính có chiều dài 122m, rộng 61m và cao 40m. Các kỹ sư đã thiết kế tòa nhà theo cấu trúc hình học của viên pha lê, với hệ giàn không gian bằng thép nâng đỡ 11,000 tấm kính bao phủ toàn bộ tòa nhà. Nhìn từ xa, tòa nhà trông như một viên pha lê đổi màu tuyệt đẹp: Màu xanh biếc vào ban ngày và lấp lánh sắc màu vào ban đêm. Các tấm hợp kim nhôm bốn cánh gắn lên trần nhà và thiết kế nội thất bên trong tạo nên một không gian rộng lớn, uy nghi và tráng lệ.

Mặc dù được ghép từ các tấm kính nhưng được gắn kết bằng một loại silicon đặc biệt nên Nhà thờ có thể chịu được động đất tới 8 độ Richter.

 

 

Bước vào bên trong tòa nhà, là một không gian rộng gần 4.300 m2, lộng lẫy, uy nghi và tráng lệ. Trên trần nhà, 11,000 tấm panel hợp kim nhôm, có bốn cánh tự động đóng/mở từ 0 đến 45 độ, như cánh hoa vô cùng duyên dáng, che phủ khoảng 81,000 m2 kính và che đi hệ dàn thép khổng lồ. Dưới ánh sáng mặt trời, các tấm panel phản xạ, tạo ra những mảng màu sáng tối lấp lánh thật vi diệu. Theo các kỹ sư thiết kế, các tấm panel này không những tạo ra thẩm mỹ cho tòa nhà, mà còn giúp ngăn ngừa tia cực tím, che bớt ánh nắng mặt trời và giảm nhiệt bên trong.

 

 

Điểm nổi bật nhất, linh thiêng nhất trong không gian chính tòa là khu vực Bàn thờ hoàn toàn bằng đá cẩm thạch.

Toàn cảnh khu vực Bàn thờ, ghế Giám mục, bục giảng, tất cả làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối nhập từ Ý.

Bên cạnh Bàn thờ, là một hàng ghế dài, trong đó có một chiếc ghế lớn nhất ở chính giữa, được gọi là “Bishop’s Chair” cũng làm bằng đá cẩm thạch.

Bên dưới Bàn thờ có một hộp gỗ tuyết tùng, đựng các Thánh tích từ những vị Thánh và những người đã sống và chết vì đức tin của họ, trong đó có một người gốc Việt, St. Andrew Dũng Lạc (1795-1839), được phong Thánh năm 1988.

 

 

Một điểm nhấn nữa là cánh cửa lớn có tên là “Bishop’s Doors” ở phía chính diện của tòa nhà. Cửa gồm hai cánh, kết cấu vững chãi, mỗi lần mở ra mất tới 45 giây, trên đó gắn một bức họa dài gần 2m, điêu khắc bằng đồng thau rất tinh tế, cầu kỳ.

“Bishop’s Doors là cánh cửa dành cho các vị giám mục đi qua. Bức họa trên đó có nội dung nói về Adam và Eve trong kinh Cựu Ước. Cánh cửa này chỉ mở khi có dịp lễ trọng đại.

“Toàn bộ nền nhà, cũng được lát một loại gạch làm bằng một loại đá cẩm thạch, cũng từ Ý. Trước kia, số ghế ngồi là gần 2,736 chỗ nhưng đã rút gọn xuống lại còn 2,100 chỗ ngồi. Toàn bộ ghế bằng gỗ sồi nâu, được sắp đặt theo hình bán nguyệt, tất cả hướng về phía trung tâm là Bàn Thờ.

Phía sau Bàn Thờ trên lầu một là vị trí dành cho Ca Đoàn đủ cho hơn 200 người. Ba lầu trên là vị trí lắp đặt 16,061 ống kim loại, xếp thành 270 hàng của cây đàn organ khổng lồ, một trong những di sản đứng vào top 5 của thế giới, có tên Hazel Wright, được hình thành từ năm 1981.

Phía trên bàn thờ là tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thánh giá nặng hơn 450kg, treo bằng sợi cáp ở độ cao 1.7m, được tôi luyện bằng thép đen từ thành phố Omaha, tiểu bang Nebraska, vận chuyển về Orange County lắp đặt.

Hai bên tường trong sảnh chính, mỗi bên treo bảy bức điêu khắc bằng đồng thau mô tả 14 trạm thập tự giá trên con đường khổ nạn của Chúa Giêsu, được nhà điêu khắc nổi tiếng ở Boliva (một nước Nam Mỹ cạnh Chile và Peru), tên Pablo Eduardo, tạo ra.

Ngay lối vào bên trong sảnh chính, có một bức họa lớn tên “Our Lady of Guadalupe – Đức Mẹ Guadalupe” cao hơn 3m, rộng hơn 2.1m, được tạo ra một cách tỉ mỉ từ 55,000 miếng ghép nhỏ xíu bằng thủy tinh hoặc bằng vàng.

Lầu một phía sau Bàn thờ, là vị trí dành cho ca đoàn, đủ chỗ cho khoảng 260 người. Vào ngày lễ khánh thành, ban nhạc sẽ hát bằng bốn thứ tiếng Anh, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Tiếng Việt.

Ý tưởng dùng các tấm hợp kim nhôm bốn cánh có thể đóng/mở vừa tạo ra ánh sáng lung linh huyền ảo cho tòa nhà, vừa che nắng, chắn tia cực tím và điều hòa nhiệt độ bên trong.

 

 

Ngọn tháp của Nhà thờ là ngọn tháp bằng kính cao nhất thế giới. Có 52 quả chuông đồng bóng loáng treo trên cao bên hông một tháp chuông trông rất hoàn mỹ và trang nghiêm, khi chuông rung lên tiếng vang của nó vọng cả một khu vực.

 

 

Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô quả là một công trình độc đáo không chỉ ở Orange County, mà còn trên khắp thế giới.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô Vua
13280 Chapman Avenue, Garden Grove, quận Cam California, Hoa Kỳ

Vương Cung Thánh Đường Chúa Kitô Vua giáo phận Orange - Crystal Cathedral còn gọi là Nhà Thờ Chính Tòa Pha Lê thuộc giáo phận Orange.

Nhà thờ có tên là Pha Lê (Crystal) vì kiến trúc đặc trưng của Nhà thờ này là sử dụng cơ bản là vật liệu bằng kính trong suốt. Cũng vì thế, Nhà thờ cũng được gọi là Nhà thờ kính.

 

 

Nhà thờ được ba kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế kỷ 20 thiết kế, gồm các ông Richard Neutra, Philip Johnson và Richard Meier. Nhà Thờ kính có chiều dài 122m, rộng 61m và cao 40m. Các kỹ sư đã thiết kế tòa nhà theo cấu trúc hình học của viên pha lê, với hệ giàn không gian bằng thép nâng đỡ 11,000 tấm kính bao phủ toàn bộ tòa nhà. Nhìn từ xa, tòa nhà trông như một viên pha lê đổi màu tuyệt đẹp: Màu xanh biếc vào ban ngày và lấp lánh sắc màu vào ban đêm. Các tấm hợp kim nhôm bốn cánh gắn lên trần nhà và thiết kế nội thất bên trong tạo nên một không gian rộng lớn, uy nghi và tráng lệ.

Mặc dù được ghép từ các tấm kính nhưng được gắn kết bằng một loại silicon đặc biệt nên Nhà thờ có thể chịu được động đất tới 8 độ Richter.

 

 

Bước vào bên trong tòa nhà, là một không gian rộng gần 4.300 m2, lộng lẫy, uy nghi và tráng lệ. Trên trần nhà, 11,000 tấm panel hợp kim nhôm, có bốn cánh tự động đóng/mở từ 0 đến 45 độ, như cánh hoa vô cùng duyên dáng, che phủ khoảng 81,000 m2 kính và che đi hệ dàn thép khổng lồ. Dưới ánh sáng mặt trời, các tấm panel phản xạ, tạo ra những mảng màu sáng tối lấp lánh thật vi diệu. Theo các kỹ sư thiết kế, các tấm panel này không những tạo ra thẩm mỹ cho tòa nhà, mà còn giúp ngăn ngừa tia cực tím, che bớt ánh nắng mặt trời và giảm nhiệt bên trong.

 

 

Điểm nổi bật nhất, linh thiêng nhất trong không gian chính tòa là khu vực Bàn thờ hoàn toàn bằng đá cẩm thạch.

Toàn cảnh khu vực Bàn thờ, ghế Giám mục, bục giảng, tất cả làm bằng đá cẩm thạch nguyên khối nhập từ Ý.

Bên cạnh Bàn thờ, là một hàng ghế dài, trong đó có một chiếc ghế lớn nhất ở chính giữa, được gọi là “Bishop’s Chair” cũng làm bằng đá cẩm thạch.

Bên dưới Bàn thờ có một hộp gỗ tuyết tùng, đựng các Thánh tích từ những vị Thánh và những người đã sống và chết vì đức tin của họ, trong đó có một người gốc Việt, St. Andrew Dũng Lạc (1795-1839), được phong Thánh năm 1988.

 

 

Một điểm nhấn nữa là cánh cửa lớn có tên là “Bishop’s Doors” ở phía chính diện của tòa nhà. Cửa gồm hai cánh, kết cấu vững chãi, mỗi lần mở ra mất tới 45 giây, trên đó gắn một bức họa dài gần 2m, điêu khắc bằng đồng thau rất tinh tế, cầu kỳ.

“Bishop’s Doors là cánh cửa dành cho các vị giám mục đi qua. Bức họa trên đó có nội dung nói về Adam và Eve trong kinh Cựu Ước. Cánh cửa này chỉ mở khi có dịp lễ trọng đại.

“Toàn bộ nền nhà, cũng được lát một loại gạch làm bằng một loại đá cẩm thạch, cũng từ Ý. Trước kia, số ghế ngồi là gần 2,736 chỗ nhưng đã rút gọn xuống lại còn 2,100 chỗ ngồi. Toàn bộ ghế bằng gỗ sồi nâu, được sắp đặt theo hình bán nguyệt, tất cả hướng về phía trung tâm là Bàn Thờ.

Phía sau Bàn Thờ trên lầu một là vị trí dành cho Ca Đoàn đủ cho hơn 200 người. Ba lầu trên là vị trí lắp đặt 16,061 ống kim loại, xếp thành 270 hàng của cây đàn organ khổng lồ, một trong những di sản đứng vào top 5 của thế giới, có tên Hazel Wright, được hình thành từ năm 1981.

Phía trên bàn thờ là tượng Chúa Giêsu bị đóng đinh trên Thánh giá nặng hơn 450kg, treo bằng sợi cáp ở độ cao 1.7m, được tôi luyện bằng thép đen từ thành phố Omaha, tiểu bang Nebraska, vận chuyển về Orange County lắp đặt.

Hai bên tường trong sảnh chính, mỗi bên treo bảy bức điêu khắc bằng đồng thau mô tả 14 trạm thập tự giá trên con đường khổ nạn của Chúa Giêsu, được nhà điêu khắc nổi tiếng ở Boliva (một nước Nam Mỹ cạnh Chile và Peru), tên Pablo Eduardo, tạo ra.

Ngay lối vào bên trong sảnh chính, có một bức họa lớn tên “Our Lady of Guadalupe – Đức Mẹ Guadalupe” cao hơn 3m, rộng hơn 2.1m, được tạo ra một cách tỉ mỉ từ 55,000 miếng ghép nhỏ xíu bằng thủy tinh hoặc bằng vàng.

Lầu một phía sau Bàn thờ, là vị trí dành cho ca đoàn, đủ chỗ cho khoảng 260 người. Vào ngày lễ khánh thành, ban nhạc sẽ hát bằng bốn thứ tiếng Anh, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Tiếng Việt.

Ý tưởng dùng các tấm hợp kim nhôm bốn cánh có thể đóng/mở vừa tạo ra ánh sáng lung linh huyền ảo cho tòa nhà, vừa che nắng, chắn tia cực tím và điều hòa nhiệt độ bên trong.

 

 

Ngọn tháp của Nhà thờ là ngọn tháp bằng kính cao nhất thế giới. Có 52 quả chuông đồng bóng loáng treo trên cao bên hông một tháp chuông trông rất hoàn mỹ và trang nghiêm, khi chuông rung lên tiếng vang của nó vọng cả một khu vực.

 

 

Nhà Thờ Chính Tòa Chúa Kitô quả là một công trình độc đáo không chỉ ở Orange County, mà còn trên khắp thế giới.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập