Vương Cung Thánh Ðường Máu Thánh Chúa ở Bruges - Bỉ
Burg 13, 8000 Brugge, Bỉ
Số lượng xem: 514

Vương Cung Thánh Đường từ thời Trung Cổ ở Bruges là nơi đặt thánh tích Máu Thánh Chúa do ông Giuse xứ Arimathea - người đã liệm xác Đức Giêsu - thu thập. Về sau, thánh tích được ông Thierry d’Alsace - Bá tước xứ Flandre mang về từ Đất Thánh

 


Năm 1134, Bá tước Thierry d’Alsace quyết định xây dựng một nhà nguyện hai tầng liền kề Oud Steen - dinh thự đầu tiên của Bá tước xứ Flandre. Hiện nơi này là Toà Thị chính của Bruges. Trong đó, Nhà nguyện Thánh Basiliô Cả được xây dựng từ năm 1134 đến 1149, chứa thánh tích của Thánh Basiliô Cả do Bá tước Robert II mang về từ Caesarea Mazaca ở Cappadocia, bán đảo Tiểu Á (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ).

 


Nhà nguyện gồm 2 gian bên cạnh và một gian trung tâm. Đây là kiến trúc cổ nhất của Bruges và cũng là ví dụ hiếm hoi về kiến trúc La Mã tại vùng duyên hải phía bắc. Phần vòm của nhà nguyện làm bằng đá, được chống đỡ bởi những cây cột lớn. Bên trên lối vào dẫn đến hành lang bên trái, khách hành hương có thể thấy được một nửa bức phù điêu khắc hoạ hình ảnh Chúa Giêsu chịu Phép Rửa (tác phẩm của trường phái Tournai, thế kỷ 12). Gian bên phải là tượng gỗ Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và Chúa Hài đồng từ đầu thế kỷ 14.

 


Năm 1147, Bá tước Thierry lên đường gia nhập cuộc Thập Tự Chinh lần hai. Khi quay về Bruges ngày 7.4.1150, ông mang theo Thánh tích Máu Thánh Chúa và cất giữ ở nhà nguyện phía trên. Trong nửa đầu thế kỷ 13, tên của nhà nguyện được đổi thành nhà nguyện Máu Thánh Chúa. Ban đầu, nhà nguyện được xây theo kiến trúc La Mã như nhà nguyện Thánh Basiliô Cả bên dưới. Đến cuối thế kỷ 15, nơi này được đổi sang kiến trúc Gothic và thêm một lần gia cố vào năm 1823.
Chiếc cầu thang lớn, có tên De Steegheere, dẫn đến nhà nguyện phía trên được xây dựng từ năm 1529 đến 1533 theo kiến trúc Gothic và Phục Hưng. Hậu quả của cuộc Cách mạng Pháp đã khiến cầu thang bị hư hại nặng nề. Đến năm 1832, nó được dời về sau 4m và được xây lại sau khi loại bỏ những phần còn lại của dinh thự Oud Steen. Trong thế kỷ 19, các đợt trùng tu thành công đã mang lại những đường nét kiến trúc Tân Gothic và tồn tại đến tận bây giờ.

 


Vương Cung Thánh Đường nổi tiếng nhất với thánh tích Máu Thánh Chúa. Theo ghi chép, ông Giuse xứ Arimathea đã bảo tồn mảnh vải thấm Máu Thánh Chúa sau khi ông lau rửa xác của Đức Giêsu để liệm. Đến thế kỷ 12, Bá tước Thierry d’Alsace đã mang mảnh vải chứa bên trong một lọ thủy tinh nhỏ, do anh rể Baldwin III xứ Jerusalem trao tặng như là phần thưởng cho sự phụng sự của ông. Khi từ Jerusalem quay về Bruges, vị bá tước mang theo chiếc lọ này.
Năm 1310, Đức Giáo Hoàng Clement V ký tông sắc cho phép người hành hương đến viếng nhà nguyện để tôn kính thánh tích. Cùng năm, Máu Thánh Chúa hoá lỏng vào trưa mỗi thứ Sáu. Tuy nhiên, phép lạ này biến mất sau năm 1310, và xuất hiện trở lại vào năm 1388 trước khi ngừng hẳn cho đến nay. Kết quả giám định thời hiện đại cho thấy chiếc lọ làm từ tinh thể đá, có niên đại từ thế kỷ 11 hoặc 12, và nguyên bản là lọ chứa dầu thơm sản xuất từ thời Constantinople. Cổ lọ được quấn bằng chỉ vàng và nút bị bịt kín bằng sáp đỏ. Lọ được bọc bên trong ống hình trụ mạ vàng, với hai đầu là hình tượng các thiên thần. Thành ống hình trụ được khắc ngày “MCCCLXXXVIII die III maii” (3.5.1388).

 


Công chúng được phép kính viếng thánh tích vào mỗi thứ Sáu, cũng như mỗi ngày từ 3 - 17.5 hằng năm. Bên ngoài nhà nguyện là bảo tàng Máu Thánh Chúa, chứa rương thánh tích và những báu vật khác của nhà nguyện. Rương thánh tích được thợ kim hoàn Jan Crabbe chế tác vào năm 1617, làm từ 30kg vàng, bạc và hơn 100 đá quý. Ngày lễ Chúa Lên Trời, Đức Giám mục Bruges chủ sự cuộc rước thánh tích Máu Thánh Chúa trên đường phố, còn người dân mặc trang phục từ thời Chúa Giêsu để tham gia. Truyền thống này được bắt đầu từ năm 1291 và kéo dài cho đến ngày nay.
Năm 1923, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã ban tông sắc nâng cấp nhà nguyện lên tiểu Vương Cung Thánh Đường.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Vương Cung Thánh Ðường Máu Thánh Chúa ở Bruges - Bỉ
Burg 13, 8000 Brugge, Bỉ

Vương Cung Thánh Đường từ thời Trung Cổ ở Bruges là nơi đặt thánh tích Máu Thánh Chúa do ông Giuse xứ Arimathea - người đã liệm xác Đức Giêsu - thu thập. Về sau, thánh tích được ông Thierry d’Alsace - Bá tước xứ Flandre mang về từ Đất Thánh

 


Năm 1134, Bá tước Thierry d’Alsace quyết định xây dựng một nhà nguyện hai tầng liền kề Oud Steen - dinh thự đầu tiên của Bá tước xứ Flandre. Hiện nơi này là Toà Thị chính của Bruges. Trong đó, Nhà nguyện Thánh Basiliô Cả được xây dựng từ năm 1134 đến 1149, chứa thánh tích của Thánh Basiliô Cả do Bá tước Robert II mang về từ Caesarea Mazaca ở Cappadocia, bán đảo Tiểu Á (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ).

 


Nhà nguyện gồm 2 gian bên cạnh và một gian trung tâm. Đây là kiến trúc cổ nhất của Bruges và cũng là ví dụ hiếm hoi về kiến trúc La Mã tại vùng duyên hải phía bắc. Phần vòm của nhà nguyện làm bằng đá, được chống đỡ bởi những cây cột lớn. Bên trên lối vào dẫn đến hành lang bên trái, khách hành hương có thể thấy được một nửa bức phù điêu khắc hoạ hình ảnh Chúa Giêsu chịu Phép Rửa (tác phẩm của trường phái Tournai, thế kỷ 12). Gian bên phải là tượng gỗ Đức Mẹ Đồng Trinh Maria và Chúa Hài đồng từ đầu thế kỷ 14.

 


Năm 1147, Bá tước Thierry lên đường gia nhập cuộc Thập Tự Chinh lần hai. Khi quay về Bruges ngày 7.4.1150, ông mang theo Thánh tích Máu Thánh Chúa và cất giữ ở nhà nguyện phía trên. Trong nửa đầu thế kỷ 13, tên của nhà nguyện được đổi thành nhà nguyện Máu Thánh Chúa. Ban đầu, nhà nguyện được xây theo kiến trúc La Mã như nhà nguyện Thánh Basiliô Cả bên dưới. Đến cuối thế kỷ 15, nơi này được đổi sang kiến trúc Gothic và thêm một lần gia cố vào năm 1823.
Chiếc cầu thang lớn, có tên De Steegheere, dẫn đến nhà nguyện phía trên được xây dựng từ năm 1529 đến 1533 theo kiến trúc Gothic và Phục Hưng. Hậu quả của cuộc Cách mạng Pháp đã khiến cầu thang bị hư hại nặng nề. Đến năm 1832, nó được dời về sau 4m và được xây lại sau khi loại bỏ những phần còn lại của dinh thự Oud Steen. Trong thế kỷ 19, các đợt trùng tu thành công đã mang lại những đường nét kiến trúc Tân Gothic và tồn tại đến tận bây giờ.

 


Vương Cung Thánh Đường nổi tiếng nhất với thánh tích Máu Thánh Chúa. Theo ghi chép, ông Giuse xứ Arimathea đã bảo tồn mảnh vải thấm Máu Thánh Chúa sau khi ông lau rửa xác của Đức Giêsu để liệm. Đến thế kỷ 12, Bá tước Thierry d’Alsace đã mang mảnh vải chứa bên trong một lọ thủy tinh nhỏ, do anh rể Baldwin III xứ Jerusalem trao tặng như là phần thưởng cho sự phụng sự của ông. Khi từ Jerusalem quay về Bruges, vị bá tước mang theo chiếc lọ này.
Năm 1310, Đức Giáo Hoàng Clement V ký tông sắc cho phép người hành hương đến viếng nhà nguyện để tôn kính thánh tích. Cùng năm, Máu Thánh Chúa hoá lỏng vào trưa mỗi thứ Sáu. Tuy nhiên, phép lạ này biến mất sau năm 1310, và xuất hiện trở lại vào năm 1388 trước khi ngừng hẳn cho đến nay. Kết quả giám định thời hiện đại cho thấy chiếc lọ làm từ tinh thể đá, có niên đại từ thế kỷ 11 hoặc 12, và nguyên bản là lọ chứa dầu thơm sản xuất từ thời Constantinople. Cổ lọ được quấn bằng chỉ vàng và nút bị bịt kín bằng sáp đỏ. Lọ được bọc bên trong ống hình trụ mạ vàng, với hai đầu là hình tượng các thiên thần. Thành ống hình trụ được khắc ngày “MCCCLXXXVIII die III maii” (3.5.1388).

 


Công chúng được phép kính viếng thánh tích vào mỗi thứ Sáu, cũng như mỗi ngày từ 3 - 17.5 hằng năm. Bên ngoài nhà nguyện là bảo tàng Máu Thánh Chúa, chứa rương thánh tích và những báu vật khác của nhà nguyện. Rương thánh tích được thợ kim hoàn Jan Crabbe chế tác vào năm 1617, làm từ 30kg vàng, bạc và hơn 100 đá quý. Ngày lễ Chúa Lên Trời, Đức Giám mục Bruges chủ sự cuộc rước thánh tích Máu Thánh Chúa trên đường phố, còn người dân mặc trang phục từ thời Chúa Giêsu để tham gia. Truyền thống này được bắt đầu từ năm 1291 và kéo dài cho đến ngày nay.
Năm 1923, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã ban tông sắc nâng cấp nhà nguyện lên tiểu Vương Cung Thánh Đường.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập