Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô
Tòa Thánh Vatican
Số lượng xem: 523

Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (tiếng Latinh: Basilica Sancti Petri, tiếng Ý: Basilica di San Pietro in Vaticano) là một trong bốn nhà thờ lớn nhất ở Vatican. Tên đầy đủ của công trình này là Vương cung Thánh đường Tông Tòa Thánh Phêrô, nhưng đôi khi được gọi tắt là Đền thờ Thánh Phêrô hoặc Nhà thờ Thánh Phêrô) tọa lạc trong Tòa Thánh Vatican ở Rome, thủ đô nước Italy.

 

 

Theo ghi chép, Nhà thờ Thánh Phêrô được xây dựng trên nền nhà thờ Thánh Phêrô cổ được vua Constantine cho xây vào năm 324 Trước Công Nguyên ngay trên phần mộ của Thánh Phêrô sau khi ông bị hành hình và tử đạo. Thánh Phêrô là một trong 12 vị tông đồ của Chúa Giê-Su, từ miền Do Thái ông sang Rome để giảng đạo và bị hành hình khoảng năm 64 đến 67 Trước Công Nguyên dưới thời bạo chúa Nero. Tương truyền, ông bị đóng đinh trên thập giá như Chúa Giê-Su và treo ngược theo lời yêu cầu của ông. Xác ông được an táng trong khu nghĩa địa của người Thiên Chúa Giáo, khu này trước kia là vận động trường của vua Nero.

Sau hơn 300 năm bị cấm đạo, những người theo đạo Thiên Chúa bị các vua La Mã giết, đến đời vua Constantine, ông bãi bỏ việc cấm đạo và truyền xây nhà thờ Thánh Phêrô ngay trên khu mộ của Thánh Phêrô và gần nơi ông bị hành hình.

 

 

Thánh đường này được Donato Bramante, Michelangelo, Carlo Maderno và Gian Lorenzo Bernini, thiết kế, đây là kiệt tác nổi tiếng nhất của kiến trúc Phục Hưng và là một trong những nhà thờ lớn nhất trên thế giới. Mặc dù, Nhà thờ không phải là Nhà thờ mẹ của Giáo hội Công giáo Rôma và cũng không phải là Nhà thờ chính tòa của Giáo phận Rôma nhưng Thánh đường thánh Peter được coi như một trong những thánh đường Thần thánh nhất của Công giáo, được mô tả như một Thánh đường "giữ vị trí độc nhất trong thế giới Công giáo" và như là "nhà thờ vĩ đại nhất trong những nhà thờ Công giáo".

Hơn 1,100 năm sau, đến giữa thế kỷ 15 nhà thờ Thánh Phêrô hư hại vì bỏ hoang trong một thời gian dài chiến tranh, thấy cần phải xây lại nên có những dự án tái thiết từ những năm 1450.

Nhà thờ được khởi công năm 1506 dưới triều đại Giáo Hoàng Julius II, giao cho ông Donato Bramante là kiến trúc sư trưởng đầu tiên với nhiệm vụ phá đi nhà thờ cũ và xây nhà thờ mới có dạng hình cây Thánh giá kiểu Hy Lạp với mái vòm cao. Sau khi ông Bramante chết năm 1514, công việc đình trệ suốt 30 năm, mọi người chỉ tranh cãi về bản vẽ mà không xây dựng thêm cái gì.

Ðến năm 1547, ông Michelangelo lúc này đã 72 tuổi được giao làm kiến trúc sư trưởng. Ông thay đổi bản vẽ, xây Nhà thờ lớn hơn và thiết kế lại phần mái vòm cũng như trang trí phần bên trong như ngày nay chúng ta thấy.

Sau khi ông Michelangelo qua đời, ông Carlo Maderno tiếp tục công trình và hoàn thành năm 1615 dưới thời Giáo Hoàng Paul V.

Nhà thờ Thánh Phêrô là kiến trúc vĩ đại có chiều dài 218 mét (715 ft), mái vòm cao 137 mét (450 ft) với diện tích 23,000 mét vuông có thể chứa đến 60,000 người ở bên trong. Nhà thờ có tất cả 778 cây cột, 395 bức tượng và 44 bàn thờ. Phía trước đền thờ là quảng trường được thiết kế hình dạng bầu dục như thể hiện sự che chở của Chúa đối với các tín hữu nơi đây.

Xung quanh quảng trường là 284 chiếc cột được xếp thành hàng và bên trên những chiếc cột này là sự tô điểm của 140 pho tượng điêu khắc với chiều cao 3,24m.

 

Bên trong nhà thờ

Nhà thờ có bình diện kiến trúc bên trong như hình thập giá, tâm của thập giá nơi ngã tư giao nhau là bàn thờ chính của nhà thờ, phía dưới là hầm mộ của Thánh Phêrô và bên trên là mái vòm Nhà thờ. Đặc biệt, mái vòm lớn có hình cong parobole trên Nhà thờ được thiết kế bởi Michelangelo là một kỳ tích của kỹ thuật xây dựng và đây là công trình xây bằng gạch có khoảng cách bắc cầu tự do lớn nhất 120m. Mái vòm cong được trang trí bằng những hoa văn, phù điêu được làm bằng đá hoa cương và được chạm trổ tinh tế, công phu. Bên cạnh đó, không gian nơi đây càng trở nên thiêng liêng, trang trọng với công trình ngôi mộ của các Giáo Hoàng. Bên trên ngôi mộ là bàn thờ chính có tán che và 4 cột bằng đồng chống đỡ. Bên dưới bàn thờ này còn có hai bàn thờ khác của Đức Giáo Hoàng Callisto II và Đức Gregorio.

 

 

Ðể chống đỡ mái vòm bên trong Nhà thờ có rất nhiều cây cột to lớn, dưới những cây cột đều có những bàn thờ đặt tượng một vị Thánh. Có tất cả 39 vị thánh khai sáng Giáo hội được thờ trong suốt Nhà thờ.

Sàn giáo đường lát bằng đá cẩm thạch hoa vân nhiều màu sắp xếp hài hòa, bóng loáng rất đẹp. Vào những năm 1500, thời xây Nhà thờ chưa có máy móc tân tiến để cưa, cắt đá cẩm thạch nhưng không hiểu người ta làm thế nào mà sàn đá Nhà thờ trơn tru, bằng phẳng không gợn sóng, những đường nối nhau thẳng tắp và rất khít khao, độ hở chỉ chừng vài milimét.

Ðặc biệt là hàng trăm cột đá tròn bằng cẩm thạch bóng lộn vươn lên cao vút tận nóc Nhà thờ. Phía trên là những mái vòm cong được trang trí bằng những hoa văn, phù điêu cũng bằng đá hoa cương được chạm trổ vô cùng công phu tinh xảo. Khắp đó đây, trên tường, dưới những trụ cột vô số những bức tượng đường nét nghệ thuật tuyệt vời. Ðây là tượng những vị Thánh tử đạo, những hoàng đế hay những bức điêu khắc trên đá diễn tả một cảnh nào đó trong Thánh kinh.

Thường điêu khắc cổ Âu Châu hay có những bức tượng khỏa thân nhưng nơi đây không thấy có bức tượng nào dưới dạng thức như vậy. Trên tường nơi cao nhất giáp với mái vòm cong là những đường vân chạy chỉ trang trí có những dòng chữ La Tinh mạ vàng lấp lánh trông cổ kính, uy nghiêm. Tuy là những mẫu tự La Mã thường thấy nhưng nếu không biết chữ La Tinh sẽ khó đoán ý nghĩa như thế nào.

Gần cửa vào là bức tượng Pietà, một tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch trắng rất nổi tiếng của họa sĩ Michelangelo, người Việt Nam thường gọi là tượng Ðức Mẹ Sầu Bi.

 

 

Tượng diễn tả cảnh Ðức Mẹ ôm xác Chúa Giê-Su trong lòng sau khi đem xác xuống từ thập giá. Tác phẩm rất sống động, tuy bằng đá nhưng thân xác Chúa có vẻ mềm nhũn như thật. Họa sĩ Michaelangelo tạc bức tượng khi mới 24 tuổi và có khắc tên mình trên áo của Ðức Mẹ.

Trong nhà thờ còn có chiếc hòm kính trong suốt an vị xác Ðức Giáo Hoàng John (Gioan) 23 băng hà năm 1963. Giáo Hoàng John 23 là người Ý sinh năm 1881 và được bầu làm giáo hoàng vào năm 1958, kế vị Giáo Hoàng Pius (Piô) 12 vừa băng hà.

Ông có công tiến hành Cộng Ðồng Vatican II nhằm canh tân giáo hội. Sau khi qua đời ông được chôn trong hầm mộ nằm ngay dưới nhà thờ. Ông được phong Á Thánh vào năm 2000.

 

 

Năm 2001, người ta mở nắp quan tài dưới hầm mộ và định cải táng vào trong nhà thờ Thánh Phêrô. Thật lạ là xác ông vẫn còn nguyên vẹn, nét mặt tươi hồng, bình thản như đang ngủ nên người ta đặt xác ông vào hòm kính để mọi người chiêm bái.

Vốn sùng kính Thánh Jerome nên người ta đặt ông nằm dưới bàn thờ của vị thánh này.

Bên tay phải nhà thờ còn có mộ của hai Giáo Hoàng Piô 11 và Piô 12 (Giáo hoàng từ năm 1939 đến khi qua đời năm 1958). Hai ngôi mộ này nằm trong nhà nguyện thờ kính Thánh Sebastian.

 

 

Bàn thờ chính ở giữa Nhà thờ Thánh Phêrô được gọi là bàn thờ Giáo Hoàng (Papal Altar), vì chỉ có Ðức Giáo Hoàng mới cử hành thánh lễ tại đây trong những dịp trọng đại.

Phía trước bàn thờ có nhiều hàng ghế để tín hữu cầu nguyện. Bên trên bàn thờ là mái hiên bằng đồng đen được đỡ bằng bốn cây cột nhiều mắt nối như thân cây mía. Mái hiên có tên là Baldacchino cao 30 mét vươn lên ngay phía dưới mái vòm nhà thờ có tính cách che bên trên cung thánh. Baldacchino được kiến trúc sư Bernini bỏ nhiều tâm huyết thiết kế với kiểu dáng lấy từ những cây cột của nhà thờ cũ trước đây.

Ngay phía dưới là Confessio nằm chìm dưới đất, là một gian thờ được xây vào thế kỷ 17 nhằm nhắc lại bí tích xưng tội của Thánh Phêrô trước khi chịu nạn tại đây. Gian thờ Confessio làm bằng vàng rất lộng lẫy, nhìn thấy rõ hơn nếu chúng ta xuống dưới hầm mộ nhà thờ gọi là Crypt (hay Grottoes) nơi đó nhìn vào qua một tường bằng kính.

Mộ của Thánh Phêrô tuy nằm phía dưới bàn thờ Giáo Hoàng nhưng cũng không thấy tại đây. Ngay cả dưới hầm mộ Crypt vì mộ của ngài ở về phía bên kia của Niche of the Pallium là bàn thờ ở phía sau của Confessio.

 

 

Gần bàn thờ Giáo Hoàng người ta sẽ thấy tượng Thánh Phêrô bằng đồng đen đội vương miện, tay cầm xâu chìa khóa ngồi trên ghế. Tượng có kích thước bằng người thật, là tác phẩm của họa sĩ Amolfo Di Cambio tạc khoảng cuối năm 1200 nhưng có thời gian cho rằng tượng có từ thế kỷ thứ 5. Bàn chân phải của tượng Thánh Phêrô bị mòn nhẵn vì hầu như ai đi qua cũng thể hiện lòng thành kính bằng cách hôn lên hai bàn chân của người qua hàng bao thế kỷ.

Với sự tô diểm của những bức tượng điêu khắc xung quanh cùng những bức tranh treo trên tường với chủ đề về tôn giáo đã góp phần tăng thêm sự trang nghiêm và tráng lệ cho không gian cũng như sự hùng vĩ cho Đền thờ.

Thánh đường Phêrô nổi tiếng như là một địa điểm hành hương và cho các mục đích phụng vụ. Giáo hoàng thực hiện một số phụng vụ tại đây hàng năm, thu hút lượng người tham dự từ 15.000 tới 80.000 người, tập trung trong đại thánh đường hoặc Quảng trường thánh Phêrô bên cạnh.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô
Tòa Thánh Vatican

Vương cung thánh đường Thánh Phêrô (tiếng Latinh: Basilica Sancti Petri, tiếng Ý: Basilica di San Pietro in Vaticano) là một trong bốn nhà thờ lớn nhất ở Vatican. Tên đầy đủ của công trình này là Vương cung Thánh đường Tông Tòa Thánh Phêrô, nhưng đôi khi được gọi tắt là Đền thờ Thánh Phêrô hoặc Nhà thờ Thánh Phêrô) tọa lạc trong Tòa Thánh Vatican ở Rome, thủ đô nước Italy.

 

 

Theo ghi chép, Nhà thờ Thánh Phêrô được xây dựng trên nền nhà thờ Thánh Phêrô cổ được vua Constantine cho xây vào năm 324 Trước Công Nguyên ngay trên phần mộ của Thánh Phêrô sau khi ông bị hành hình và tử đạo. Thánh Phêrô là một trong 12 vị tông đồ của Chúa Giê-Su, từ miền Do Thái ông sang Rome để giảng đạo và bị hành hình khoảng năm 64 đến 67 Trước Công Nguyên dưới thời bạo chúa Nero. Tương truyền, ông bị đóng đinh trên thập giá như Chúa Giê-Su và treo ngược theo lời yêu cầu của ông. Xác ông được an táng trong khu nghĩa địa của người Thiên Chúa Giáo, khu này trước kia là vận động trường của vua Nero.

Sau hơn 300 năm bị cấm đạo, những người theo đạo Thiên Chúa bị các vua La Mã giết, đến đời vua Constantine, ông bãi bỏ việc cấm đạo và truyền xây nhà thờ Thánh Phêrô ngay trên khu mộ của Thánh Phêrô và gần nơi ông bị hành hình.

 

 

Thánh đường này được Donato Bramante, Michelangelo, Carlo Maderno và Gian Lorenzo Bernini, thiết kế, đây là kiệt tác nổi tiếng nhất của kiến trúc Phục Hưng và là một trong những nhà thờ lớn nhất trên thế giới. Mặc dù, Nhà thờ không phải là Nhà thờ mẹ của Giáo hội Công giáo Rôma và cũng không phải là Nhà thờ chính tòa của Giáo phận Rôma nhưng Thánh đường thánh Peter được coi như một trong những thánh đường Thần thánh nhất của Công giáo, được mô tả như một Thánh đường "giữ vị trí độc nhất trong thế giới Công giáo" và như là "nhà thờ vĩ đại nhất trong những nhà thờ Công giáo".

Hơn 1,100 năm sau, đến giữa thế kỷ 15 nhà thờ Thánh Phêrô hư hại vì bỏ hoang trong một thời gian dài chiến tranh, thấy cần phải xây lại nên có những dự án tái thiết từ những năm 1450.

Nhà thờ được khởi công năm 1506 dưới triều đại Giáo Hoàng Julius II, giao cho ông Donato Bramante là kiến trúc sư trưởng đầu tiên với nhiệm vụ phá đi nhà thờ cũ và xây nhà thờ mới có dạng hình cây Thánh giá kiểu Hy Lạp với mái vòm cao. Sau khi ông Bramante chết năm 1514, công việc đình trệ suốt 30 năm, mọi người chỉ tranh cãi về bản vẽ mà không xây dựng thêm cái gì.

Ðến năm 1547, ông Michelangelo lúc này đã 72 tuổi được giao làm kiến trúc sư trưởng. Ông thay đổi bản vẽ, xây Nhà thờ lớn hơn và thiết kế lại phần mái vòm cũng như trang trí phần bên trong như ngày nay chúng ta thấy.

Sau khi ông Michelangelo qua đời, ông Carlo Maderno tiếp tục công trình và hoàn thành năm 1615 dưới thời Giáo Hoàng Paul V.

Nhà thờ Thánh Phêrô là kiến trúc vĩ đại có chiều dài 218 mét (715 ft), mái vòm cao 137 mét (450 ft) với diện tích 23,000 mét vuông có thể chứa đến 60,000 người ở bên trong. Nhà thờ có tất cả 778 cây cột, 395 bức tượng và 44 bàn thờ. Phía trước đền thờ là quảng trường được thiết kế hình dạng bầu dục như thể hiện sự che chở của Chúa đối với các tín hữu nơi đây.

Xung quanh quảng trường là 284 chiếc cột được xếp thành hàng và bên trên những chiếc cột này là sự tô điểm của 140 pho tượng điêu khắc với chiều cao 3,24m.

 

Bên trong nhà thờ

Nhà thờ có bình diện kiến trúc bên trong như hình thập giá, tâm của thập giá nơi ngã tư giao nhau là bàn thờ chính của nhà thờ, phía dưới là hầm mộ của Thánh Phêrô và bên trên là mái vòm Nhà thờ. Đặc biệt, mái vòm lớn có hình cong parobole trên Nhà thờ được thiết kế bởi Michelangelo là một kỳ tích của kỹ thuật xây dựng và đây là công trình xây bằng gạch có khoảng cách bắc cầu tự do lớn nhất 120m. Mái vòm cong được trang trí bằng những hoa văn, phù điêu được làm bằng đá hoa cương và được chạm trổ tinh tế, công phu. Bên cạnh đó, không gian nơi đây càng trở nên thiêng liêng, trang trọng với công trình ngôi mộ của các Giáo Hoàng. Bên trên ngôi mộ là bàn thờ chính có tán che và 4 cột bằng đồng chống đỡ. Bên dưới bàn thờ này còn có hai bàn thờ khác của Đức Giáo Hoàng Callisto II và Đức Gregorio.

 

 

Ðể chống đỡ mái vòm bên trong Nhà thờ có rất nhiều cây cột to lớn, dưới những cây cột đều có những bàn thờ đặt tượng một vị Thánh. Có tất cả 39 vị thánh khai sáng Giáo hội được thờ trong suốt Nhà thờ.

Sàn giáo đường lát bằng đá cẩm thạch hoa vân nhiều màu sắp xếp hài hòa, bóng loáng rất đẹp. Vào những năm 1500, thời xây Nhà thờ chưa có máy móc tân tiến để cưa, cắt đá cẩm thạch nhưng không hiểu người ta làm thế nào mà sàn đá Nhà thờ trơn tru, bằng phẳng không gợn sóng, những đường nối nhau thẳng tắp và rất khít khao, độ hở chỉ chừng vài milimét.

Ðặc biệt là hàng trăm cột đá tròn bằng cẩm thạch bóng lộn vươn lên cao vút tận nóc Nhà thờ. Phía trên là những mái vòm cong được trang trí bằng những hoa văn, phù điêu cũng bằng đá hoa cương được chạm trổ vô cùng công phu tinh xảo. Khắp đó đây, trên tường, dưới những trụ cột vô số những bức tượng đường nét nghệ thuật tuyệt vời. Ðây là tượng những vị Thánh tử đạo, những hoàng đế hay những bức điêu khắc trên đá diễn tả một cảnh nào đó trong Thánh kinh.

Thường điêu khắc cổ Âu Châu hay có những bức tượng khỏa thân nhưng nơi đây không thấy có bức tượng nào dưới dạng thức như vậy. Trên tường nơi cao nhất giáp với mái vòm cong là những đường vân chạy chỉ trang trí có những dòng chữ La Tinh mạ vàng lấp lánh trông cổ kính, uy nghiêm. Tuy là những mẫu tự La Mã thường thấy nhưng nếu không biết chữ La Tinh sẽ khó đoán ý nghĩa như thế nào.

Gần cửa vào là bức tượng Pietà, một tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch trắng rất nổi tiếng của họa sĩ Michelangelo, người Việt Nam thường gọi là tượng Ðức Mẹ Sầu Bi.

 

 

Tượng diễn tả cảnh Ðức Mẹ ôm xác Chúa Giê-Su trong lòng sau khi đem xác xuống từ thập giá. Tác phẩm rất sống động, tuy bằng đá nhưng thân xác Chúa có vẻ mềm nhũn như thật. Họa sĩ Michaelangelo tạc bức tượng khi mới 24 tuổi và có khắc tên mình trên áo của Ðức Mẹ.

Trong nhà thờ còn có chiếc hòm kính trong suốt an vị xác Ðức Giáo Hoàng John (Gioan) 23 băng hà năm 1963. Giáo Hoàng John 23 là người Ý sinh năm 1881 và được bầu làm giáo hoàng vào năm 1958, kế vị Giáo Hoàng Pius (Piô) 12 vừa băng hà.

Ông có công tiến hành Cộng Ðồng Vatican II nhằm canh tân giáo hội. Sau khi qua đời ông được chôn trong hầm mộ nằm ngay dưới nhà thờ. Ông được phong Á Thánh vào năm 2000.

 

 

Năm 2001, người ta mở nắp quan tài dưới hầm mộ và định cải táng vào trong nhà thờ Thánh Phêrô. Thật lạ là xác ông vẫn còn nguyên vẹn, nét mặt tươi hồng, bình thản như đang ngủ nên người ta đặt xác ông vào hòm kính để mọi người chiêm bái.

Vốn sùng kính Thánh Jerome nên người ta đặt ông nằm dưới bàn thờ của vị thánh này.

Bên tay phải nhà thờ còn có mộ của hai Giáo Hoàng Piô 11 và Piô 12 (Giáo hoàng từ năm 1939 đến khi qua đời năm 1958). Hai ngôi mộ này nằm trong nhà nguyện thờ kính Thánh Sebastian.

 

 

Bàn thờ chính ở giữa Nhà thờ Thánh Phêrô được gọi là bàn thờ Giáo Hoàng (Papal Altar), vì chỉ có Ðức Giáo Hoàng mới cử hành thánh lễ tại đây trong những dịp trọng đại.

Phía trước bàn thờ có nhiều hàng ghế để tín hữu cầu nguyện. Bên trên bàn thờ là mái hiên bằng đồng đen được đỡ bằng bốn cây cột nhiều mắt nối như thân cây mía. Mái hiên có tên là Baldacchino cao 30 mét vươn lên ngay phía dưới mái vòm nhà thờ có tính cách che bên trên cung thánh. Baldacchino được kiến trúc sư Bernini bỏ nhiều tâm huyết thiết kế với kiểu dáng lấy từ những cây cột của nhà thờ cũ trước đây.

Ngay phía dưới là Confessio nằm chìm dưới đất, là một gian thờ được xây vào thế kỷ 17 nhằm nhắc lại bí tích xưng tội của Thánh Phêrô trước khi chịu nạn tại đây. Gian thờ Confessio làm bằng vàng rất lộng lẫy, nhìn thấy rõ hơn nếu chúng ta xuống dưới hầm mộ nhà thờ gọi là Crypt (hay Grottoes) nơi đó nhìn vào qua một tường bằng kính.

Mộ của Thánh Phêrô tuy nằm phía dưới bàn thờ Giáo Hoàng nhưng cũng không thấy tại đây. Ngay cả dưới hầm mộ Crypt vì mộ của ngài ở về phía bên kia của Niche of the Pallium là bàn thờ ở phía sau của Confessio.

 

 

Gần bàn thờ Giáo Hoàng người ta sẽ thấy tượng Thánh Phêrô bằng đồng đen đội vương miện, tay cầm xâu chìa khóa ngồi trên ghế. Tượng có kích thước bằng người thật, là tác phẩm của họa sĩ Amolfo Di Cambio tạc khoảng cuối năm 1200 nhưng có thời gian cho rằng tượng có từ thế kỷ thứ 5. Bàn chân phải của tượng Thánh Phêrô bị mòn nhẵn vì hầu như ai đi qua cũng thể hiện lòng thành kính bằng cách hôn lên hai bàn chân của người qua hàng bao thế kỷ.

Với sự tô diểm của những bức tượng điêu khắc xung quanh cùng những bức tranh treo trên tường với chủ đề về tôn giáo đã góp phần tăng thêm sự trang nghiêm và tráng lệ cho không gian cũng như sự hùng vĩ cho Đền thờ.

Thánh đường Phêrô nổi tiếng như là một địa điểm hành hương và cho các mục đích phụng vụ. Giáo hoàng thực hiện một số phụng vụ tại đây hàng năm, thu hút lượng người tham dự từ 15.000 tới 80.000 người, tập trung trong đại thánh đường hoặc Quảng trường thánh Phêrô bên cạnh.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập