Nhà thờ đá Tam Đảo
Số lượng xem: 1981
Dốc Tam Đảo, TT. Tam Đảo, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Nhà thờ đá Tam Đảo hay Nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình được xây dựng trên một miền đất cao theo mô hình kiến trúc Gothic. Nhà thờ kiểu nhà sàn lợp lá được khởi công từ năm 1906 và 1937 Nhà thờ mới được xây dựng theo kiểu kiến trúc Gothic châu Âu.

 

 

Nhà thờ được xây dựng hai tầng với nền cao 10m, tầng một của Nhà thờ có các lối đi bên cạnh mặt đường lớn với không gian rộng rãi, thoáng mát, hai bên sườn Nhà thờ có nhiều bậc đá dẫn lên tầng trên.

 

 

Tầng trên có một sân rộng với sức chứa lên đến 100 người. Ngoài ra, bên trong tầng 2 còn có tòa Thánh đường có diện tích 286m2 (dài 26m, rộng 11m).

Nhà thờ không dùng gạch mà dùng đá để xây, sự độc đáo này tạo nên một kiệt tác và đến nay Nhà thờ là một trong bốn ngôi Nhà thờ đá nổi tiếng ở Việt Nam cùng với các Nhà thớ đá Phát Diệm (Ninh Bình), Nhà thờ Đá Sa Pa (Lào Cai) và Nhà thờ đá Nha Trang (Khánh Hòa).

 

 

Phía bên ngoài hướng nhìn về phía bên trái Thánh đường có xây dựng một tháp chuông hình trụ vuông với chiều cao khoảng 18m bằng đá. Tháp chuông này được trang trí ô gạch hoa màu đỏ còn cây Thánh giá nằm chính giữa.

Bên trong gian Thánh đường bố trí khá đơn giản, ở giữa không có các hàng cột trụ như thường thấy, hai bên vách có nhiều ô cửa vòm được trang trí bằng những bức tranh kính màu vẽ các sự tích trong Kinh Thánh.

 

 

Theo tư liệu, vào năm 1932 người Pháp đã khám phá ra một thung lũng rộng 253 héc ta với độ cao trên 900 mét. Sau đó họ phát hiện một ngày ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có bốn mùa xinh đẹp tuyệt vời nên họ đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng và biến Tam Đảo trở thành nơi nghĩ dưỡng bậc nhất Đông Dương lúc bấy giờ.

 

 

Dưới bàn tay điêu luyện của phu phen người bản xứ, 145 tòa biệt thự nguy nga, tráng lệ đã xuất hiện. Đồng thời còn có sàn nhảy, sân thể thao, Nhà thờ, hồ bơi, trên những con đường lượn qua các đồi dốc cao thấp thơ mộng làm “say đắm” lòng người.

Tam Đảo là người xưa đặt cho khu vực nơi đây vì có ba ngọn núi nhô cao trên biển mây, đó Thiên Nhị, Máng Chỉ và Thạch Bàn. Trong đó, ngọn núi cao nhất là một thung lũng hình lòng chảo với độ cao tuyệt đối là 1.591m. Bên cạnh đó, ở đây còn có ngọn núi có tên Nhà Thờ, nằm sát nơi Nhà thờ đá.

 

 

Nhà thờ đá Tam Đảo là một công trình kiến trúc cổ, một tuyệt tác của đá bền vững với thời gian, nằm uy nghi, khoáng đạt giữa núi trời nên thơ, hùng vĩ.

Lối kiến trúc này độc đáo và không hề phổ biến nên được coi là cực phẩm của Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ đá Tam Đảo
Dốc Tam Đảo, TT. Tam Đảo, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Nhà thờ đá Tam Đảo hay Nhà thờ Nữ Vương Hòa Bình được xây dựng trên một miền đất cao theo mô hình kiến trúc Gothic. Nhà thờ kiểu nhà sàn lợp lá được khởi công từ năm 1906 và 1937 Nhà thờ mới được xây dựng theo kiểu kiến trúc Gothic châu Âu.

 

 

Nhà thờ được xây dựng hai tầng với nền cao 10m, tầng một của Nhà thờ có các lối đi bên cạnh mặt đường lớn với không gian rộng rãi, thoáng mát, hai bên sườn Nhà thờ có nhiều bậc đá dẫn lên tầng trên.

 

 

Tầng trên có một sân rộng với sức chứa lên đến 100 người. Ngoài ra, bên trong tầng 2 còn có tòa Thánh đường có diện tích 286m2 (dài 26m, rộng 11m).

Nhà thờ không dùng gạch mà dùng đá để xây, sự độc đáo này tạo nên một kiệt tác và đến nay Nhà thờ là một trong bốn ngôi Nhà thờ đá nổi tiếng ở Việt Nam cùng với các Nhà thớ đá Phát Diệm (Ninh Bình), Nhà thờ Đá Sa Pa (Lào Cai) và Nhà thờ đá Nha Trang (Khánh Hòa).

 

 

Phía bên ngoài hướng nhìn về phía bên trái Thánh đường có xây dựng một tháp chuông hình trụ vuông với chiều cao khoảng 18m bằng đá. Tháp chuông này được trang trí ô gạch hoa màu đỏ còn cây Thánh giá nằm chính giữa.

Bên trong gian Thánh đường bố trí khá đơn giản, ở giữa không có các hàng cột trụ như thường thấy, hai bên vách có nhiều ô cửa vòm được trang trí bằng những bức tranh kính màu vẽ các sự tích trong Kinh Thánh.

 

 

Theo tư liệu, vào năm 1932 người Pháp đã khám phá ra một thung lũng rộng 253 héc ta với độ cao trên 900 mét. Sau đó họ phát hiện một ngày ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có bốn mùa xinh đẹp tuyệt vời nên họ đã nhanh chóng bắt tay vào xây dựng và biến Tam Đảo trở thành nơi nghĩ dưỡng bậc nhất Đông Dương lúc bấy giờ.

 

 

Dưới bàn tay điêu luyện của phu phen người bản xứ, 145 tòa biệt thự nguy nga, tráng lệ đã xuất hiện. Đồng thời còn có sàn nhảy, sân thể thao, Nhà thờ, hồ bơi, trên những con đường lượn qua các đồi dốc cao thấp thơ mộng làm “say đắm” lòng người.

Tam Đảo là người xưa đặt cho khu vực nơi đây vì có ba ngọn núi nhô cao trên biển mây, đó Thiên Nhị, Máng Chỉ và Thạch Bàn. Trong đó, ngọn núi cao nhất là một thung lũng hình lòng chảo với độ cao tuyệt đối là 1.591m. Bên cạnh đó, ở đây còn có ngọn núi có tên Nhà Thờ, nằm sát nơi Nhà thờ đá.

 

 

Nhà thờ đá Tam Đảo là một công trình kiến trúc cổ, một tuyệt tác của đá bền vững với thời gian, nằm uy nghi, khoáng đạt giữa núi trời nên thơ, hùng vĩ.

Lối kiến trúc này độc đáo và không hề phổ biến nên được coi là cực phẩm của Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập