Nhà thờ Giáo xứ Cồn Dầu
Số lượng xem: 323
199 Ngô Quyền, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Từ thời vua Tự Đức cấm cách, có hai gia đình ngư dân Công giáo Bắc Kỳ tên là Phan Văn Đô và Hồ Văn Bạn xuôi thuyền vào Nam lánh cơn bách hại. Họ đã dừng chân nơi đây, sinh sống bằng nghề bắt cá ven sông Cái Đò Xu Cẩm Lệ. Dần dà theo năm tháng, hai gia đình đã phát quang khẩn hoang một khu vực để che chái làm nơi tạm cư và trồng tỉa các giống hoa màu ngắn ngày như khoai, sắn, đậu, mè…

 

 

Vào năm 1884, phong trào Cần Vương do nhóm Văn Thân chủ xướng với khẩu hiệu “Bình Tây Sát Tả” nổi lên. Tại Quảng Nam, hai địa sở Phú Thượng và Trà Kiệu cương quyết tự vệ để tồn tại. Giáo dân từ các nơi lánh nạn về rất nhiều, trong đó có giáo dân Trung Tín và các họ đạo khác thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam… Nhiều người không thể trở về cố hương. Ở giáo xứ Phú Thượng, thấy dân không thể sống nổi với đất gò đồi, cha sở lúc ấy là Jean Maillard (Cố Thiên) đã làm đơn xin chính quyền cho phép khai hoang vỡ hóa khu đất nhiễm phèn ở cồn Giu Hội. Từ nay dưới sự bảo bọc của Giáo Hội, họ an tâm làm ăn, chỉ nộp lúa theo thỏa thuận vừa phải để Giáo Hội lo việc thuế má và các sinh hoạt khác thuộc phạm vi tôn giáo. Năm 1893, Cố Thiên đã mua thêm một dải đất rộng 20 ha. Lô đất này thuộc sở hữu của làng Khuê Trung, trải dài từ Cồn Ba Đổi ra đến con đường làng chạy dọc từ Cống Vỗ Khổ kéo dài tới giáp làng Trung Lương ngày nay.

 

 

Năm 1885, cố Thiên được phép trưng khai lập ấp quy dân mở làng trên toàn bộ bãi cát Cồn Giu Hội và vũng cạn bao bọc chung quanh. Đồng thời tỉnh Quảng Nam công nhận quyền sở hữu 2,6 mẫu trung bộ của ông Đoàn Đào.

Để thành lập một giáo xứ thì việc xây dựng ngôi Thánh đường là điều cấp thiết. Cố Thiên đã dùng những vật liệu tại chỗ như tranh tre rạ để dựng nên một ngôi nhà thờ nhỏ, tọa lạc ở địa điểm cực Tây và cực Nam của Cồn Giu Hội. Đây là nơi tham dự kinh lễ, nghe giảng dạy và hội họp của những giáo dân Cồn Dầu buổi ban đầu.

Năm 1895, sau khi mua được dải đất cựu điền Khuê Trung, ngôi Thánh đường bé nhỏ ấy được dời về khuôn viên vườn nhà thờ hiện nay, cũng làm bằng tranh tre, cửa chính nhìn ra hướng Bắc.

 

 

Năm 1930, Thánh đường Cồn Dầu bằng tranh tre được thay thế bằng Thánh đường mới do linh mục quản xứ bấy giờ là Cố Thiết. Ngài đã mua lại khung sườn gỗ nhà thờ Nước Ngọt - Huế, để làm lại ngôi nhà thờ. Nhà thờ này xây bằng vôi, gạch, lợp ngói âm dương, khung sườn bằng gỗ lim đứng trên đá hoa cương chạm. Bên trong nhà thờ trải chiếu cói cho giáo dân ngồi, phía sau cung Thánh tận trên cao đặt tượng Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu. Vì thế trong suốt giai đoạn này, bổn mạng giáo xứ là lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu. Thánh đường mới được đổi hướng, mặt tiền nay quay ra cánh đồng về phía Tây. Sau nầy, có lẽ do việc Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố tín điều Đức Maria Mông Triệu Thăng Thiên năm 1950, và sự kiện Cha Tađêô Nguyễn Hữu Mừng đến nhận địa sở Cồn Dầu trong dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nên vào thập niên 60 của thế kỷ XX, bổn mạng giáo xứ được đổi sang ngày lễ này. Kể từ đây, Cồn Dầu trở thành một xứ đạo có nhà thờ, có nhà xứ, và có cả ruộng vườn để Giáo xứ canh tác, có lợi tức sinh hoạt của Giáo xứ.

 

 

Năm 1960, Cha quản xứ Nguyễn Hữu Mừng đã tháo giỡ ngôi nhà thờ được xây dựng từ năm 1930 và cất một ngôi nhà thờ mới trên nền móng nhà thờ cũ. Nguồn kinh phí lấy từ tiền nhà chung bán lúa ruộng Giáo Hội, cùng với viện trợ của tổ chức Công giáo, cũng như sự chung công góp của từ giáo dân trong giáo xứ. Nhà thờ mới rộng lớn hơn nhiều so với nhà thờ cũ và được trang bị ghế ngồi có dựa. Cũng năm này, Cồn Dầu đã dựng một hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong khuôn viên nhà thờ. Hang đá tọa lạc bên trái lối đi vào Thánh đường. Với ngoại cảnh xinh tươi mang màu sắc thiên nhiên và thiết kế hài hòa, hang đá Đức Mẹ Cồn Dầu được kể là một trong những hang đá đẹp của Giáo phận Đà Nẵng.

 

 

Đặc biệt, năm 2004, sau hơn 100 năm qua, theo đà phát triển dân số, giáo dân Cồn Dầu cũng ngày càng thêm đông. Số tín hữu hơn 1.500 người đã trở thành quá tải cho ngôi thánh đường vừa chật lại vừa xuống cấp. Cha quản xứ Giuse Nguyễn Kinh đã huy động sức người sức của trong toàn giáo xứ, kể cả những người con ly hương, để xây dựng một ngôi Thánh đường mới. Dự kiến ban đầu là tân tạo từng phần, song lòng nhiệt thành và tinh thần đoàn kết không cho phép giáo xứ dừng lại như dự kiến, mà đã hoàn tất ngôi thánh đường vượt sức tưởng tượng. Trong ngày khánh thành mọi người có mặt đều phải thốt lên: Chỉ nhờ ơn Chúa mới được như vậy mà thôi!

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Cồn Dầu
199 Ngô Quyền, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Từ thời vua Tự Đức cấm cách, có hai gia đình ngư dân Công giáo Bắc Kỳ tên là Phan Văn Đô và Hồ Văn Bạn xuôi thuyền vào Nam lánh cơn bách hại. Họ đã dừng chân nơi đây, sinh sống bằng nghề bắt cá ven sông Cái Đò Xu Cẩm Lệ. Dần dà theo năm tháng, hai gia đình đã phát quang khẩn hoang một khu vực để che chái làm nơi tạm cư và trồng tỉa các giống hoa màu ngắn ngày như khoai, sắn, đậu, mè…

 

 

Vào năm 1884, phong trào Cần Vương do nhóm Văn Thân chủ xướng với khẩu hiệu “Bình Tây Sát Tả” nổi lên. Tại Quảng Nam, hai địa sở Phú Thượng và Trà Kiệu cương quyết tự vệ để tồn tại. Giáo dân từ các nơi lánh nạn về rất nhiều, trong đó có giáo dân Trung Tín và các họ đạo khác thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam… Nhiều người không thể trở về cố hương. Ở giáo xứ Phú Thượng, thấy dân không thể sống nổi với đất gò đồi, cha sở lúc ấy là Jean Maillard (Cố Thiên) đã làm đơn xin chính quyền cho phép khai hoang vỡ hóa khu đất nhiễm phèn ở cồn Giu Hội. Từ nay dưới sự bảo bọc của Giáo Hội, họ an tâm làm ăn, chỉ nộp lúa theo thỏa thuận vừa phải để Giáo Hội lo việc thuế má và các sinh hoạt khác thuộc phạm vi tôn giáo. Năm 1893, Cố Thiên đã mua thêm một dải đất rộng 20 ha. Lô đất này thuộc sở hữu của làng Khuê Trung, trải dài từ Cồn Ba Đổi ra đến con đường làng chạy dọc từ Cống Vỗ Khổ kéo dài tới giáp làng Trung Lương ngày nay.

 

 

Năm 1885, cố Thiên được phép trưng khai lập ấp quy dân mở làng trên toàn bộ bãi cát Cồn Giu Hội và vũng cạn bao bọc chung quanh. Đồng thời tỉnh Quảng Nam công nhận quyền sở hữu 2,6 mẫu trung bộ của ông Đoàn Đào.

Để thành lập một giáo xứ thì việc xây dựng ngôi Thánh đường là điều cấp thiết. Cố Thiên đã dùng những vật liệu tại chỗ như tranh tre rạ để dựng nên một ngôi nhà thờ nhỏ, tọa lạc ở địa điểm cực Tây và cực Nam của Cồn Giu Hội. Đây là nơi tham dự kinh lễ, nghe giảng dạy và hội họp của những giáo dân Cồn Dầu buổi ban đầu.

Năm 1895, sau khi mua được dải đất cựu điền Khuê Trung, ngôi Thánh đường bé nhỏ ấy được dời về khuôn viên vườn nhà thờ hiện nay, cũng làm bằng tranh tre, cửa chính nhìn ra hướng Bắc.

 

 

Năm 1930, Thánh đường Cồn Dầu bằng tranh tre được thay thế bằng Thánh đường mới do linh mục quản xứ bấy giờ là Cố Thiết. Ngài đã mua lại khung sườn gỗ nhà thờ Nước Ngọt - Huế, để làm lại ngôi nhà thờ. Nhà thờ này xây bằng vôi, gạch, lợp ngói âm dương, khung sườn bằng gỗ lim đứng trên đá hoa cương chạm. Bên trong nhà thờ trải chiếu cói cho giáo dân ngồi, phía sau cung Thánh tận trên cao đặt tượng Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu. Vì thế trong suốt giai đoạn này, bổn mạng giáo xứ là lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu. Thánh đường mới được đổi hướng, mặt tiền nay quay ra cánh đồng về phía Tây. Sau nầy, có lẽ do việc Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố tín điều Đức Maria Mông Triệu Thăng Thiên năm 1950, và sự kiện Cha Tađêô Nguyễn Hữu Mừng đến nhận địa sở Cồn Dầu trong dịp lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, nên vào thập niên 60 của thế kỷ XX, bổn mạng giáo xứ được đổi sang ngày lễ này. Kể từ đây, Cồn Dầu trở thành một xứ đạo có nhà thờ, có nhà xứ, và có cả ruộng vườn để Giáo xứ canh tác, có lợi tức sinh hoạt của Giáo xứ.

 

 

Năm 1960, Cha quản xứ Nguyễn Hữu Mừng đã tháo giỡ ngôi nhà thờ được xây dựng từ năm 1930 và cất một ngôi nhà thờ mới trên nền móng nhà thờ cũ. Nguồn kinh phí lấy từ tiền nhà chung bán lúa ruộng Giáo Hội, cùng với viện trợ của tổ chức Công giáo, cũng như sự chung công góp của từ giáo dân trong giáo xứ. Nhà thờ mới rộng lớn hơn nhiều so với nhà thờ cũ và được trang bị ghế ngồi có dựa. Cũng năm này, Cồn Dầu đã dựng một hang đá Đức Mẹ Lộ Đức trong khuôn viên nhà thờ. Hang đá tọa lạc bên trái lối đi vào Thánh đường. Với ngoại cảnh xinh tươi mang màu sắc thiên nhiên và thiết kế hài hòa, hang đá Đức Mẹ Cồn Dầu được kể là một trong những hang đá đẹp của Giáo phận Đà Nẵng.

 

 

Đặc biệt, năm 2004, sau hơn 100 năm qua, theo đà phát triển dân số, giáo dân Cồn Dầu cũng ngày càng thêm đông. Số tín hữu hơn 1.500 người đã trở thành quá tải cho ngôi thánh đường vừa chật lại vừa xuống cấp. Cha quản xứ Giuse Nguyễn Kinh đã huy động sức người sức của trong toàn giáo xứ, kể cả những người con ly hương, để xây dựng một ngôi Thánh đường mới. Dự kiến ban đầu là tân tạo từng phần, song lòng nhiệt thành và tinh thần đoàn kết không cho phép giáo xứ dừng lại như dự kiến, mà đã hoàn tất ngôi thánh đường vượt sức tưởng tượng. Trong ngày khánh thành mọi người có mặt đều phải thốt lên: Chỉ nhờ ơn Chúa mới được như vậy mà thôi!

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập