Nhà thờ Giáo xứ Nam Am
Số lượng xem: 855
Nam Am, Tam Cường, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Hạt giống đức tin đã được gieo nơi đây từ năm 1631 - 1632 nhờ các thừa sai dòng Tên. Mảnh đất màu mỡ này đã đón nhận hạt giống ấy, làm trổ sinh kết quả tuyệt vời là cả làng đều chịu phép Rửa và trở thành làng Công giáo toàn tòng vào cuối năm 1632. Từ đó, giáo xứ Nam Am với 24 họ, 4 khu nhà xứ dần được hình thành và lớn mạnh ở vùng duyên hải Vĩnh Bảo, Hải Phòng (ngày trước thuộc lục tổng huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, tỉnh Hải Dương). Miền “địa linh nhân kiệt” này là nơi xuất thân của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và “Ðức Thánh thuốc Nam, Hội Am Vĩnh Lại” Ðào Công Chính. Ðây cũng là nơi sinh sống, ghi dấu phục vụ của nhiều vị thánh tử đạo Việt Nam: Ðức cha Jerónimo Hermosilla Vọng (Liêm), Ðức cha José María Díaz Sanjuro An, thầy giảng Giuse Nguyễn Duy Khang… Mỗi người Nam Am đã làm nên một họ đạo luôn rực lửa mến tin, vững vàng đi qua bao thăng trầm lịch sử.

 

 

Là một xứ đạo lớn, kỳ cựu với bề dày lịch sử cùng truyền thống đạo đức vững vàng của địa phận Hải Phòng. Bởi thế, Nam Am còn được biết đến với mệnh danh “Con tim của giáo phận”.

 

 

Hành trình đức tin trải dài qua ba thế kỷ và nay bước vào kỷ nguyên mới nhưng công trình Nhà Chúa hay còn được gọi là Ðền thánh Ðức Mẹ Nam Am uy nghi, sừng sững được xây nên từ bàn tay, công sức của bao người con Chúa đã quy tụ tất cả trong niềm tin, tín thác của dân Chúa nơi đây.

 

 

Ngôi thánh đường với mái ngói tàu đao quật (cong phần góc mái) giữa nền trời xanh trong. Ðây là một công trình mang đậm phong cách kiến trúc Việt Nam hòa thêm đôi chút kiến trúc Gothic như sự giao hòa Ðông - Tây, có tổng diện tích 2.025m2, tọa lạc trên khuôn viên 6.500m2. Khách ghé tham quan có thể dễ dàng nhận ra sự quen thuộc của kiến trúc Việt qua cách bố trí “thượng thu hạ thách” (tức càng lên cao càng thu hẹp), các cột, kèo, xà, rường trụ… và những đường nét chạm trổ tinh tế được truyền thừa từ cha ông. Gỗ lim xanh được sử dụng cho toàn bộ khung nhà.

 

 

Mặt tiền nhà thờ là ba tháp chuông với tháp chính 50m và hai tháp phụ 28m có 8 mái cổ xếp tầng, cao vút được trang trí bằng những bức họa, những biểu tượng quen thuộc như quả bầu, hoa sen, cành nho, bông lúa... Cung thánh được chia làm 3 gian, chạm khắc họa tiết Việt, sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Trung tâm gian thánh là các tòa vàng, mỗi bên có những tháp bút, bút đồng, phía trước là những cửa võng với đường chông, đường lá lật, lá quả nho đan xen, dát vàng. Nhìn lên phần mái chồng diêm hai bên sẽ thấy ngoài lớp cửa chớp lấy sáng là năm mầu nhiệm kinh Mân Côi được thể hiện trên những tấm kính màu. Ngoài ra còn rất nhiều chi tiết khác dẫu to lớn hay vô cùng nhỏ bé nhưng đều được những người thợ thủ công chăm chút tỉ mỉ như gởi vào đó vô vàn tâm tình, lời nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria. Ðoàn thi công khi ấy có nhiều thợ mộc, thợ nề là con cái Nam Am với người đứng đầu là ông Giuse Khổng Trung Mạnh, đã dồn hết tâm sức để xây dựng Nhà thờ vững chắc, tạo tạc từng nét hoa văn tinh tế hầu làm nên một tổng thể đồ sộ, tráng lệ.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Nam Am
Nam Am, Tam Cường, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Hạt giống đức tin đã được gieo nơi đây từ năm 1631 - 1632 nhờ các thừa sai dòng Tên. Mảnh đất màu mỡ này đã đón nhận hạt giống ấy, làm trổ sinh kết quả tuyệt vời là cả làng đều chịu phép Rửa và trở thành làng Công giáo toàn tòng vào cuối năm 1632. Từ đó, giáo xứ Nam Am với 24 họ, 4 khu nhà xứ dần được hình thành và lớn mạnh ở vùng duyên hải Vĩnh Bảo, Hải Phòng (ngày trước thuộc lục tổng huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, tỉnh Hải Dương). Miền “địa linh nhân kiệt” này là nơi xuất thân của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và “Ðức Thánh thuốc Nam, Hội Am Vĩnh Lại” Ðào Công Chính. Ðây cũng là nơi sinh sống, ghi dấu phục vụ của nhiều vị thánh tử đạo Việt Nam: Ðức cha Jerónimo Hermosilla Vọng (Liêm), Ðức cha José María Díaz Sanjuro An, thầy giảng Giuse Nguyễn Duy Khang… Mỗi người Nam Am đã làm nên một họ đạo luôn rực lửa mến tin, vững vàng đi qua bao thăng trầm lịch sử.

 

 

Là một xứ đạo lớn, kỳ cựu với bề dày lịch sử cùng truyền thống đạo đức vững vàng của địa phận Hải Phòng. Bởi thế, Nam Am còn được biết đến với mệnh danh “Con tim của giáo phận”.

 

 

Hành trình đức tin trải dài qua ba thế kỷ và nay bước vào kỷ nguyên mới nhưng công trình Nhà Chúa hay còn được gọi là Ðền thánh Ðức Mẹ Nam Am uy nghi, sừng sững được xây nên từ bàn tay, công sức của bao người con Chúa đã quy tụ tất cả trong niềm tin, tín thác của dân Chúa nơi đây.

 

 

Ngôi thánh đường với mái ngói tàu đao quật (cong phần góc mái) giữa nền trời xanh trong. Ðây là một công trình mang đậm phong cách kiến trúc Việt Nam hòa thêm đôi chút kiến trúc Gothic như sự giao hòa Ðông - Tây, có tổng diện tích 2.025m2, tọa lạc trên khuôn viên 6.500m2. Khách ghé tham quan có thể dễ dàng nhận ra sự quen thuộc của kiến trúc Việt qua cách bố trí “thượng thu hạ thách” (tức càng lên cao càng thu hẹp), các cột, kèo, xà, rường trụ… và những đường nét chạm trổ tinh tế được truyền thừa từ cha ông. Gỗ lim xanh được sử dụng cho toàn bộ khung nhà.

 

 

Mặt tiền nhà thờ là ba tháp chuông với tháp chính 50m và hai tháp phụ 28m có 8 mái cổ xếp tầng, cao vút được trang trí bằng những bức họa, những biểu tượng quen thuộc như quả bầu, hoa sen, cành nho, bông lúa... Cung thánh được chia làm 3 gian, chạm khắc họa tiết Việt, sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Trung tâm gian thánh là các tòa vàng, mỗi bên có những tháp bút, bút đồng, phía trước là những cửa võng với đường chông, đường lá lật, lá quả nho đan xen, dát vàng. Nhìn lên phần mái chồng diêm hai bên sẽ thấy ngoài lớp cửa chớp lấy sáng là năm mầu nhiệm kinh Mân Côi được thể hiện trên những tấm kính màu. Ngoài ra còn rất nhiều chi tiết khác dẫu to lớn hay vô cùng nhỏ bé nhưng đều được những người thợ thủ công chăm chút tỉ mỉ như gởi vào đó vô vàn tâm tình, lời nguyện cầu dâng lên Thiên Chúa và Mẹ Maria. Ðoàn thi công khi ấy có nhiều thợ mộc, thợ nề là con cái Nam Am với người đứng đầu là ông Giuse Khổng Trung Mạnh, đã dồn hết tâm sức để xây dựng Nhà thờ vững chắc, tạo tạc từng nét hoa văn tinh tế hầu làm nên một tổng thể đồ sộ, tráng lệ.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập