Nhà thờ Kẻ Sặt
Số lượng xem: 5254
Thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Nhà thờ Kẻ Sặt nằm trong một khuôn viên 32 ngàn mét vuông, được xây dựng vào năm 1882 và được sửa chữa vào năm 1922.

Nhà thờ thiết kế theo kiến trúc Gothic phương tây có ba tháp, tháp giữa cao nhất khoảng 45 mét, hai tháp hai bên mỗi tháp 27 mét, chiều dài 100 mét và chiều rộng 20 mét.

 

 

Nhà thờ Kẻ Sặt sử dụng cột đúc gang của Pháp, diện tích đủ cho khoảng 3000 người tham dự Thánh lễ và được cho là Nhà thờ có diện tích rộng nhất của địa phận Hải Phòng lúc bấy giờ.

Phía trước Nhà thờ là hai tượng đài, Đức Mẹ Maria và Thánh cả Giuse, hai bên là hai dãy nhà để cho các hội đoàn và phía sau là tượng Đức Mẹ Ban Ơn Lành và tượng Thánh tử đạo Đỗ Yến.

 

 

Theo dòng lịch sử,  Kẻ Sặt đã có một lịch sử trên 400 năm, nghĩa là làng Kẻ Sặt đã có từ khi các Thừa sai người Âu đến truyền bá Phúc Âm ở Việt Nam (1553, đời Lê Trang Tôn). Ánh sáng Phúc Âm tới làng Tráng Liệt – Bình, Phủ Bình Giang, Tỉnh Đông (Hải Dương) từ cuối thế kỷ XVI.

Năm 1626, các cha Dòng Tên nhận sứ mạng truyền giáo ở Đàng Ngoài (Bắc-Phần) và tổ chức các Giáo xứ. Làng Tráng Liệt – Bình, nhờ có một vị trí thuận tiện, đã được chọn làm trụ sở truyền bá Phúc – Âm của cả xứ Đông, và năm 1630 Tráng Liệt – Bình được thành lập Giáo xứ, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng. Từ đó Giáo xứ Kẻ Sặt là một trong những giáo xứ kỳ cựu nhất ở Việt Nam. Thánh đường thứ nhất được xây cất ở Khu Thượng (Địa điểm nhà Phước cũ, nay là trụ sở Trung Ương Dòng nữ Đa-minh Mẫu Tâm Hải Phòng).

 



Sau một nửa thế kỷ truyền giáo, các cha Dòng Tên rút khỏi Việt Nam. Xứ truyền giáo miền Đông Đàng Ngoài được Tòa Thánh giao cho các cha Dòng Đa-minh người Tây Ban Nha. Năm 1676, cha Juan de Santa Cruz (Cha Thập), vị Thừa sai Đa-minh thứ nhất tới Đàng Ngoài, đã một thời gian hoạt động. Năm 1695, Tráng Liệt trở thành một giáo xứ toàn tòng Công giáo, với dân số khoảng 1.000 người. Đức Cha Lezoli Cao, vị Giám mục Đa-minh tiên khởi của Địa phận Đông, đã được tấn phong Giám mục tại giáo xứ Kẻ Sặt ngày 02/02/1702. Trong thời bách hại đạo, Tráng Liệt thường là nơi trú ẩn có bảo đảm của các thừa sai. Năm 1712, Chúa Trịnh Cương cấm đạo, làng Tráng Liệt bị đốt ra tro, chỉ có ngôi Thánh Đường vừa sửa may mắn thoát nạn. Năm 1721, Trịnh Cương cấm đạo lần nữa, Tráng Liệt bị bổ vây và cướp phá, 150 giáo dân bị án phát lưu thảo tượng. Ông Luca Thu (60 tuổi) phải đày đi La Phù (Quảng Yên), và chết rũ tù ở đó, ông là Đấng tử đạo tiên khởi của Giáo xứ.

 



Thời bách hại của vua Tự Đức, năm 1861 Tráng Liệt cũng như các làng Công giáo khác, phải phân tán sáp nhập vào các làng lân cận, vì thế mới có danh từ “phân sáp” để chỉ những làng bị giải tán như vậy. Cũng thời kỳ cấm đạo của vua Tự Đức, năm 1862 có nhiều Đầu mục, Thứ mục, Binh lính (còn gọi là ông Vệ) và giáo dân có đạo bị bắt, bị xử trảm quyết, trong đó phải kể đến 26 Anh Hùng Tử Đạo làng Tráng Liệt. Khi cuộc bách hại chấm dứt năm 1884 các thừa sai Tây Ban Nha trở lại để tái thiết lập Giáo xứ, thấy địa thế làng “phân sáp” (Tráng Liệt – Bình) này sầm uất như “Kẻ Chợ” (Thành phố), nên muốn đặt tên cho là “Kẻ Sáp”. Nhưng các ngài đã đọc sai vần, thay vì “Sáp” thì đọc ra là “Sặt”. Từ đó, Tráng Liệt – Bình mới có tên mới là làng Kẻ Sặt.

 

 

Ngày 28/12/2020 Nhà thờ Kẻ Sặt đã dâng Thánh lễ tạ ơn nhân kỷ niệm 120 năm Công đồng Kẻ Sặt (1900 – 2020). Tôn vinh 26 Anh Hùng Tử Đạo làng Sặt, tri ân các bậc tổ tiên. 

Giáo xứ đang hướng tới năm 2022, kỷ niệm 100 năm hoàn thành đại công trình Thánh đường Giáo xứ Kẻ Sặt (1922 – 2022) và những tín hữu nơi đây, cũng như địa phận đang chuẩn bị để Thánh lễ kỷ niệm được long trọng, đón rước được nhiều tín hữu và du khách đến với Nhà thờ Kẻ Sặt, địa danh nức tiếng này không chỉ là của Kẻ Sặt mà còn là của dân Hải Dương.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Kẻ Sặt
Thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

Nhà thờ Kẻ Sặt nằm trong một khuôn viên 32 ngàn mét vuông, được xây dựng vào năm 1882 và được sửa chữa vào năm 1922.

Nhà thờ thiết kế theo kiến trúc Gothic phương tây có ba tháp, tháp giữa cao nhất khoảng 45 mét, hai tháp hai bên mỗi tháp 27 mét, chiều dài 100 mét và chiều rộng 20 mét.

 

 

Nhà thờ Kẻ Sặt sử dụng cột đúc gang của Pháp, diện tích đủ cho khoảng 3000 người tham dự Thánh lễ và được cho là Nhà thờ có diện tích rộng nhất của địa phận Hải Phòng lúc bấy giờ.

Phía trước Nhà thờ là hai tượng đài, Đức Mẹ Maria và Thánh cả Giuse, hai bên là hai dãy nhà để cho các hội đoàn và phía sau là tượng Đức Mẹ Ban Ơn Lành và tượng Thánh tử đạo Đỗ Yến.

 

 

Theo dòng lịch sử,  Kẻ Sặt đã có một lịch sử trên 400 năm, nghĩa là làng Kẻ Sặt đã có từ khi các Thừa sai người Âu đến truyền bá Phúc Âm ở Việt Nam (1553, đời Lê Trang Tôn). Ánh sáng Phúc Âm tới làng Tráng Liệt – Bình, Phủ Bình Giang, Tỉnh Đông (Hải Dương) từ cuối thế kỷ XVI.

Năm 1626, các cha Dòng Tên nhận sứ mạng truyền giáo ở Đàng Ngoài (Bắc-Phần) và tổ chức các Giáo xứ. Làng Tráng Liệt – Bình, nhờ có một vị trí thuận tiện, đã được chọn làm trụ sở truyền bá Phúc – Âm của cả xứ Đông, và năm 1630 Tráng Liệt – Bình được thành lập Giáo xứ, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng. Từ đó Giáo xứ Kẻ Sặt là một trong những giáo xứ kỳ cựu nhất ở Việt Nam. Thánh đường thứ nhất được xây cất ở Khu Thượng (Địa điểm nhà Phước cũ, nay là trụ sở Trung Ương Dòng nữ Đa-minh Mẫu Tâm Hải Phòng).

 



Sau một nửa thế kỷ truyền giáo, các cha Dòng Tên rút khỏi Việt Nam. Xứ truyền giáo miền Đông Đàng Ngoài được Tòa Thánh giao cho các cha Dòng Đa-minh người Tây Ban Nha. Năm 1676, cha Juan de Santa Cruz (Cha Thập), vị Thừa sai Đa-minh thứ nhất tới Đàng Ngoài, đã một thời gian hoạt động. Năm 1695, Tráng Liệt trở thành một giáo xứ toàn tòng Công giáo, với dân số khoảng 1.000 người. Đức Cha Lezoli Cao, vị Giám mục Đa-minh tiên khởi của Địa phận Đông, đã được tấn phong Giám mục tại giáo xứ Kẻ Sặt ngày 02/02/1702. Trong thời bách hại đạo, Tráng Liệt thường là nơi trú ẩn có bảo đảm của các thừa sai. Năm 1712, Chúa Trịnh Cương cấm đạo, làng Tráng Liệt bị đốt ra tro, chỉ có ngôi Thánh Đường vừa sửa may mắn thoát nạn. Năm 1721, Trịnh Cương cấm đạo lần nữa, Tráng Liệt bị bổ vây và cướp phá, 150 giáo dân bị án phát lưu thảo tượng. Ông Luca Thu (60 tuổi) phải đày đi La Phù (Quảng Yên), và chết rũ tù ở đó, ông là Đấng tử đạo tiên khởi của Giáo xứ.

 



Thời bách hại của vua Tự Đức, năm 1861 Tráng Liệt cũng như các làng Công giáo khác, phải phân tán sáp nhập vào các làng lân cận, vì thế mới có danh từ “phân sáp” để chỉ những làng bị giải tán như vậy. Cũng thời kỳ cấm đạo của vua Tự Đức, năm 1862 có nhiều Đầu mục, Thứ mục, Binh lính (còn gọi là ông Vệ) và giáo dân có đạo bị bắt, bị xử trảm quyết, trong đó phải kể đến 26 Anh Hùng Tử Đạo làng Tráng Liệt. Khi cuộc bách hại chấm dứt năm 1884 các thừa sai Tây Ban Nha trở lại để tái thiết lập Giáo xứ, thấy địa thế làng “phân sáp” (Tráng Liệt – Bình) này sầm uất như “Kẻ Chợ” (Thành phố), nên muốn đặt tên cho là “Kẻ Sáp”. Nhưng các ngài đã đọc sai vần, thay vì “Sáp” thì đọc ra là “Sặt”. Từ đó, Tráng Liệt – Bình mới có tên mới là làng Kẻ Sặt.

 

 

Ngày 28/12/2020 Nhà thờ Kẻ Sặt đã dâng Thánh lễ tạ ơn nhân kỷ niệm 120 năm Công đồng Kẻ Sặt (1900 – 2020). Tôn vinh 26 Anh Hùng Tử Đạo làng Sặt, tri ân các bậc tổ tiên. 

Giáo xứ đang hướng tới năm 2022, kỷ niệm 100 năm hoàn thành đại công trình Thánh đường Giáo xứ Kẻ Sặt (1922 – 2022) và những tín hữu nơi đây, cũng như địa phận đang chuẩn bị để Thánh lễ kỷ niệm được long trọng, đón rước được nhiều tín hữu và du khách đến với Nhà thờ Kẻ Sặt, địa danh nức tiếng này không chỉ là của Kẻ Sặt mà còn là của dân Hải Dương.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập