Nhà thờ Lái Thiêu
Số lượng xem: 2355
Thị trấn Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Nhà thờ Họ đạo Lái Thiêu đầu tiên lập tại chợ Cây Me có bàn thờ Chúa do Đức Giám mục Bá Đa Lộc cho xây đơn sơ từ năm 1771, là người cai quản giáo phận Nam Đàng Trong và cả Nhà thờ Lái Thiêu vì lúc bấy giờ Lái Thiêu là trung tâm của cả giáo phận.

Theo dòng lịch sử, khi cơn bắt đạo lắng dịu, Nhà thờ Họ Gò được di chuyển đến một địa điểm rộng rãi trên một vùng đất cao, Nhà thờ mới được xây cất tại khu đất Nhà thờ Lái Thiêu hiện nay, đổi tên là Nhà thờ Lái Thiêu. Nhà thờ xây dựng bằng vật liệu nhẹ, mái ngói, vách ván, cây cao bóng mát quang cảnh nên thơ đẹp mắt.

 

 

Năm Bính Thân 1776, quân Tây Sơn do Nguyễn Lữ làm Tiết chế vào chiếm Gia Định, Đức cha Bá Đa Lộc chạy lánh nạn trên các đảo trong vịnh Xiêm La, thầy Nguyễn Văn Danh được chỉ định lưu lại coi sóc họ Lái Thiêu.

Vào tháng 3 năm 1782 năm Nhâm Dần, quân Tây Sơn, một lần nữa tiến đánh Gia Định, cuộc chiến này kéo dài suốt bảy tháng ròng. Giáo dân lại một lần nữa bị tản mác. Giám mục Adran (Bá Đa Lộc) cùng với chủng viện phải di tản, để lại ba linh mục người Việt và một thừa sai dòng Phanxicô người Tây Ban Nha.

Vào tháng 10 năm đó, Chúa Nguyễn Ánh chiếm lại được Sài Côn lần thứ ba, Giám mục Adran cùng đoàn tùy tùng lại trở về trở về Sài Côn và Lái Thiêu, đến họ Mặc Bắc, nơi tương đối ít bị chiến tranh chi phối và có một số giáo dân khá đông. Tại đây ngài quy tụ các thừa sai gồm một linh mục người Pháp, hai linh mục dòng Phanxicô người Tây Ban Nha và ba linh mục người Việt để phân công chỉnh đốn lại các họ đạo trong vùng. Từ thời điểm này đến tháng 3 năm 1783 khi quân Tây Sơn đánh chiếm Gia Định lần thứ tư, họ đã rửa tội được 93 người lớn, nhưng sau đó họ lại phải bỏ các họ đạo để chạy trốn sự truy lùng của quân Tây Sơn, trừ hai linh mục người Việt, một ẩn náu trong họ đạo Lái Thiêu và một ở Sa Đéc. Sự chiếm đóng Gia Định và các tỉnh phía dưới lần này của quân Tây Sơn kéo dài mãi đến tháng 5 năm 1788, cho đến khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định (có nghĩa là cả miền Nam lúc đó). Tình hình trong giai đoạn này tương đối yên ổn, nhờ đó chúng ta có thể thấy được sinh hoạt của người giáo dân Thiên Chúa giáo cũng như chính sách của Tây Sơn đối với họ.

 

 

Cuối tháng 10 năm 1783, anh em Tây Sơn kéo về Qui Nhơn, Đức cha Bá Đa Lộc trở lại miền Nam thu xếp cho chủng viện đóng ở họ đạo Mặc Bắc, Vĩnh Long, thừa sai Liot làm Giám đốc chủng viện.

Năm Giáp Thìn, 1784 Nguyễn Huệ vào Gia Định lần thứ tư. Một lần nữa Giám mục Bá Đa Lộc lánh nạn. Lần này đi xa và lâu ngày, qua Pháp với Đông cung Thái tử Nguyễn Phước Cảnh (1780-1801) từ giữa tháng 12-1784... (Theo Nguyễn Phương, Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn. Sàigòn, 1967, tr. 92-134).

Năm 1788, Nguyễn Ánh phục hồi toàn miền Nam. Qua năm sau, Đức giám mục Bá Đa Lộc cùng hoàng tử Cảnh về tới Sài Côn. Thấy tình hình đã thay đổi thuận lợi, Đức giám mục Bá Đa Lộc chuyển Chủng viện Chantaboun (chừng 40 chủng sinh) từ Xiêm (Thái Lan) về Lái Thiêu và chọn địa điểm Lái Thiêu làm trung tâm của giáo phận Đàng Trong, lập Tòa Giám Mục và cử thừa sai Boisserand làm giám đốc .

 

 

 Lái Thiêu trở thành trung tâm lớn Công giáo miền Nam. Sau đó, tháng 06-1792, Đức Cha chuyển chủng viện ra Tân Triều (Đồng Nai) kinh đô mới của Nguyễn Ánh. Đến năm 1798, Đức Cha lập Đại chủng viện ở Lái Thiêu, bấy giờ có được 24 sinh viên. Vai trò của Lái Thiêu càng trở nên quan trọng đối với Giáo hội ở miền Nam Đàng Trong.

Cha Azémar là người xây ngôi Nhà thờ mới Lái Thiêu tại vị trí hiện nay năm 1894 và mất sau khi khởi công một năm vào ngày 9/6/1895. Người tiếp tục gánh vác công trình xây dựng này và đã hoàn tất vào năm 1897 là cha sở Nhà thờ Lái Thiêu nhiệm kỳ 1895 -1915: Ernest Verney.

 

 

Chỉ hơn 30 năm sau Chủng viện Lái Thiêu, năm 1821, triều Minh Mạng, cha Jean Louis Taberd (tên Việt là Từ) được bổ nhiệm coi sóc Lái Thiêu. Sáu năm sau (1827), ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Tây Ðàng Trong, tháng 6-1630, được tấn phong ở Thái Lan do Ðức cha Bregnières và trở về đặt tòa giám mục tại Lái Thiêu. Năm 1830 Đức cha lập dòng Mến Thánh giá Lái Thiêu.

Ngày 2-3-1844, Ðức Gregorius XVI chia đôi giáo phận Ðàng Trong: giáo phận Ðông và Tây. Phần đất thuộc giáo phận Phú Cường ngày nay đã thành lập nhiều cơ sở, giáo xứ như: Lái Thiêu, Búng, Tân Quy, Tha La, Brơ-Lam... thuộc giáo phận Tây Ðàng Trong. Các nhà nghiên cứu cho rằng truyền thống địa phận Phú Cường sau này nối tiếp truyền thống của các họ đạo cổ xưa Lái Thiêu, Thị Tính, Búng, Tha La...

Như thế ở vùng đất "Phú Cường" đã có nhiều họ đạo thuộc giáo phận Ðàng Trong.

 

 

Năm 1850, Tòa Thánh cắt nguyên phần đất Cambodia khỏi giáo phận Tây Ðàng Trong, lập giáo phận mới, gọi tên là giáo phận Nam Vang. Phần đất Phú Cường thuộc giáo phận Tây Ðàng Trong. Ðầu năm 1849, Ðức cha D. Lefèbvre Ngãi tấn phong giám mục cho cha J.C. Miche Mich tại Lái Thiêu. Tháng 8-1856, Ðức cha Lefèbvre bị trục xuất sang Singapore, nhưng năm 1857, ngài lại có mặt tại Lái Thiêu để coi sóc giáo phận.

Vì vùng đất thuộc giáo phận Phú Cường trước đây rất hiểm trở nên trong cuộc bách hại dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức, vùng Lái Thiêu được chọn làm cơ sở đặt Tòa Giám Mục, các thừa sai, linh mục, tu sĩ và giáo dân ít bị bách hại hơn các nơi khác.

 

 

Ngày 3-12-1924, Tòa Thánh đổi tên các giáo phận ở Việt Nam theo địa bàn hành chánh, nơi đặt tòa giám mục, giáo phận Tây Ðàng Trong được đổi thành giáo phận Sàigòn. Theo thống kê năm 1938, trên phần đất của giáo phận Phú Cường hiện nay, số người Công giáo còn thưa thớt ít ỏi với 11 giáo xứ và 13,799 giáo hữu. Năm 1966, con số chính thức được ghi nhận: số giáo dân là 51,488 người trên tổng số 715,000 dân (chiếm 7.2%); 43 linh mục, 6 giáo hạt: Phú Cường, Tây Ninh, Tha La, Lạc An, Bình Long, Phước Thành; 39 họ đạo có cha sở hiện diện và 106 thánh đường lớn nhỏ.

 

 

Ngày 14-10-1965, Ðức Phaolô VI ban Sắc chỉ In Animo Nostro, cắt bốn tỉnh: Bình Dương, Tây Ninh, Phước Thành và Bình Long thuộc tổng giáo phận Sàigòn lập thành giáo phận Phú Cường và đặt Ðức cha Giuse Phạm Văn Thiên làm giám mục tiên khởi. Về cơ sở vật chất, năm 1967, Ðức cha cho xây dựng Tiểu chủng viện ở Gò Cầy, lập Trung Tâm Bác Ái ở Lái Thiêu. Năm 1968, xây dựng trường Thánh Giuse. Năm 1970, tiếp nhận dòng Con Ðức Mẹ từ Cambodia về và thiết lập các cơ sở. Năm 1972, xây tòa giám mục và năm 1974 xây tu viện Lời Chúa cho công cuộc truyền giáo. Về tinh thần, Ðức cha đã tổ chức sinh hoạt giáo phận theo tinh thần và đường hướng của Công đồng Chung Vatican II.

 

 

Nền móng Nhà thờ được xây dựng trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây cổ thụ trên trăm năm tuổi. Mặt chính Nhà thờ hướng ra sông Sài Gòn. Cả công trình mang nét kiến trúc đặc trưng của phương Tây nhưng vật liệu lại quen thuộc với địa phương như gạch giồ, ngói móc, chất kết dính chính là cát, vôi trộn với mật mía, nhựa ô dước để Nhà thờ đứng vững hơn một trăm năm qua với hình dáng còn nguyên vẹn.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Lái Thiêu
Thị trấn Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Nhà thờ Họ đạo Lái Thiêu đầu tiên lập tại chợ Cây Me có bàn thờ Chúa do Đức Giám mục Bá Đa Lộc cho xây đơn sơ từ năm 1771, là người cai quản giáo phận Nam Đàng Trong và cả Nhà thờ Lái Thiêu vì lúc bấy giờ Lái Thiêu là trung tâm của cả giáo phận.

Theo dòng lịch sử, khi cơn bắt đạo lắng dịu, Nhà thờ Họ Gò được di chuyển đến một địa điểm rộng rãi trên một vùng đất cao, Nhà thờ mới được xây cất tại khu đất Nhà thờ Lái Thiêu hiện nay, đổi tên là Nhà thờ Lái Thiêu. Nhà thờ xây dựng bằng vật liệu nhẹ, mái ngói, vách ván, cây cao bóng mát quang cảnh nên thơ đẹp mắt.

 

 

Năm Bính Thân 1776, quân Tây Sơn do Nguyễn Lữ làm Tiết chế vào chiếm Gia Định, Đức cha Bá Đa Lộc chạy lánh nạn trên các đảo trong vịnh Xiêm La, thầy Nguyễn Văn Danh được chỉ định lưu lại coi sóc họ Lái Thiêu.

Vào tháng 3 năm 1782 năm Nhâm Dần, quân Tây Sơn, một lần nữa tiến đánh Gia Định, cuộc chiến này kéo dài suốt bảy tháng ròng. Giáo dân lại một lần nữa bị tản mác. Giám mục Adran (Bá Đa Lộc) cùng với chủng viện phải di tản, để lại ba linh mục người Việt và một thừa sai dòng Phanxicô người Tây Ban Nha.

Vào tháng 10 năm đó, Chúa Nguyễn Ánh chiếm lại được Sài Côn lần thứ ba, Giám mục Adran cùng đoàn tùy tùng lại trở về trở về Sài Côn và Lái Thiêu, đến họ Mặc Bắc, nơi tương đối ít bị chiến tranh chi phối và có một số giáo dân khá đông. Tại đây ngài quy tụ các thừa sai gồm một linh mục người Pháp, hai linh mục dòng Phanxicô người Tây Ban Nha và ba linh mục người Việt để phân công chỉnh đốn lại các họ đạo trong vùng. Từ thời điểm này đến tháng 3 năm 1783 khi quân Tây Sơn đánh chiếm Gia Định lần thứ tư, họ đã rửa tội được 93 người lớn, nhưng sau đó họ lại phải bỏ các họ đạo để chạy trốn sự truy lùng của quân Tây Sơn, trừ hai linh mục người Việt, một ẩn náu trong họ đạo Lái Thiêu và một ở Sa Đéc. Sự chiếm đóng Gia Định và các tỉnh phía dưới lần này của quân Tây Sơn kéo dài mãi đến tháng 5 năm 1788, cho đến khi Nguyễn Ánh chiếm lại được Gia Định (có nghĩa là cả miền Nam lúc đó). Tình hình trong giai đoạn này tương đối yên ổn, nhờ đó chúng ta có thể thấy được sinh hoạt của người giáo dân Thiên Chúa giáo cũng như chính sách của Tây Sơn đối với họ.

 

 

Cuối tháng 10 năm 1783, anh em Tây Sơn kéo về Qui Nhơn, Đức cha Bá Đa Lộc trở lại miền Nam thu xếp cho chủng viện đóng ở họ đạo Mặc Bắc, Vĩnh Long, thừa sai Liot làm Giám đốc chủng viện.

Năm Giáp Thìn, 1784 Nguyễn Huệ vào Gia Định lần thứ tư. Một lần nữa Giám mục Bá Đa Lộc lánh nạn. Lần này đi xa và lâu ngày, qua Pháp với Đông cung Thái tử Nguyễn Phước Cảnh (1780-1801) từ giữa tháng 12-1784... (Theo Nguyễn Phương, Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn. Sàigòn, 1967, tr. 92-134).

Năm 1788, Nguyễn Ánh phục hồi toàn miền Nam. Qua năm sau, Đức giám mục Bá Đa Lộc cùng hoàng tử Cảnh về tới Sài Côn. Thấy tình hình đã thay đổi thuận lợi, Đức giám mục Bá Đa Lộc chuyển Chủng viện Chantaboun (chừng 40 chủng sinh) từ Xiêm (Thái Lan) về Lái Thiêu và chọn địa điểm Lái Thiêu làm trung tâm của giáo phận Đàng Trong, lập Tòa Giám Mục và cử thừa sai Boisserand làm giám đốc .

 

 

 Lái Thiêu trở thành trung tâm lớn Công giáo miền Nam. Sau đó, tháng 06-1792, Đức Cha chuyển chủng viện ra Tân Triều (Đồng Nai) kinh đô mới của Nguyễn Ánh. Đến năm 1798, Đức Cha lập Đại chủng viện ở Lái Thiêu, bấy giờ có được 24 sinh viên. Vai trò của Lái Thiêu càng trở nên quan trọng đối với Giáo hội ở miền Nam Đàng Trong.

Cha Azémar là người xây ngôi Nhà thờ mới Lái Thiêu tại vị trí hiện nay năm 1894 và mất sau khi khởi công một năm vào ngày 9/6/1895. Người tiếp tục gánh vác công trình xây dựng này và đã hoàn tất vào năm 1897 là cha sở Nhà thờ Lái Thiêu nhiệm kỳ 1895 -1915: Ernest Verney.

 

 

Chỉ hơn 30 năm sau Chủng viện Lái Thiêu, năm 1821, triều Minh Mạng, cha Jean Louis Taberd (tên Việt là Từ) được bổ nhiệm coi sóc Lái Thiêu. Sáu năm sau (1827), ngài được Tòa Thánh bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Tây Ðàng Trong, tháng 6-1630, được tấn phong ở Thái Lan do Ðức cha Bregnières và trở về đặt tòa giám mục tại Lái Thiêu. Năm 1830 Đức cha lập dòng Mến Thánh giá Lái Thiêu.

Ngày 2-3-1844, Ðức Gregorius XVI chia đôi giáo phận Ðàng Trong: giáo phận Ðông và Tây. Phần đất thuộc giáo phận Phú Cường ngày nay đã thành lập nhiều cơ sở, giáo xứ như: Lái Thiêu, Búng, Tân Quy, Tha La, Brơ-Lam... thuộc giáo phận Tây Ðàng Trong. Các nhà nghiên cứu cho rằng truyền thống địa phận Phú Cường sau này nối tiếp truyền thống của các họ đạo cổ xưa Lái Thiêu, Thị Tính, Búng, Tha La...

Như thế ở vùng đất "Phú Cường" đã có nhiều họ đạo thuộc giáo phận Ðàng Trong.

 

 

Năm 1850, Tòa Thánh cắt nguyên phần đất Cambodia khỏi giáo phận Tây Ðàng Trong, lập giáo phận mới, gọi tên là giáo phận Nam Vang. Phần đất Phú Cường thuộc giáo phận Tây Ðàng Trong. Ðầu năm 1849, Ðức cha D. Lefèbvre Ngãi tấn phong giám mục cho cha J.C. Miche Mich tại Lái Thiêu. Tháng 8-1856, Ðức cha Lefèbvre bị trục xuất sang Singapore, nhưng năm 1857, ngài lại có mặt tại Lái Thiêu để coi sóc giáo phận.

Vì vùng đất thuộc giáo phận Phú Cường trước đây rất hiểm trở nên trong cuộc bách hại dưới triều Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Ðức, vùng Lái Thiêu được chọn làm cơ sở đặt Tòa Giám Mục, các thừa sai, linh mục, tu sĩ và giáo dân ít bị bách hại hơn các nơi khác.

 

 

Ngày 3-12-1924, Tòa Thánh đổi tên các giáo phận ở Việt Nam theo địa bàn hành chánh, nơi đặt tòa giám mục, giáo phận Tây Ðàng Trong được đổi thành giáo phận Sàigòn. Theo thống kê năm 1938, trên phần đất của giáo phận Phú Cường hiện nay, số người Công giáo còn thưa thớt ít ỏi với 11 giáo xứ và 13,799 giáo hữu. Năm 1966, con số chính thức được ghi nhận: số giáo dân là 51,488 người trên tổng số 715,000 dân (chiếm 7.2%); 43 linh mục, 6 giáo hạt: Phú Cường, Tây Ninh, Tha La, Lạc An, Bình Long, Phước Thành; 39 họ đạo có cha sở hiện diện và 106 thánh đường lớn nhỏ.

 

 

Ngày 14-10-1965, Ðức Phaolô VI ban Sắc chỉ In Animo Nostro, cắt bốn tỉnh: Bình Dương, Tây Ninh, Phước Thành và Bình Long thuộc tổng giáo phận Sàigòn lập thành giáo phận Phú Cường và đặt Ðức cha Giuse Phạm Văn Thiên làm giám mục tiên khởi. Về cơ sở vật chất, năm 1967, Ðức cha cho xây dựng Tiểu chủng viện ở Gò Cầy, lập Trung Tâm Bác Ái ở Lái Thiêu. Năm 1968, xây dựng trường Thánh Giuse. Năm 1970, tiếp nhận dòng Con Ðức Mẹ từ Cambodia về và thiết lập các cơ sở. Năm 1972, xây tòa giám mục và năm 1974 xây tu viện Lời Chúa cho công cuộc truyền giáo. Về tinh thần, Ðức cha đã tổ chức sinh hoạt giáo phận theo tinh thần và đường hướng của Công đồng Chung Vatican II.

 

 

Nền móng Nhà thờ được xây dựng trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây cổ thụ trên trăm năm tuổi. Mặt chính Nhà thờ hướng ra sông Sài Gòn. Cả công trình mang nét kiến trúc đặc trưng của phương Tây nhưng vật liệu lại quen thuộc với địa phương như gạch giồ, ngói móc, chất kết dính chính là cát, vôi trộn với mật mía, nhựa ô dước để Nhà thờ đứng vững hơn một trăm năm qua với hình dáng còn nguyên vẹn.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập