Nhà thờ Lào Cai
Số lượng xem: 909
Phường Cốc Lếu, TP. Lào Cai, Lào Cai

Giáo xứ Lào Cai có một quá trình hình thành và phát triển khá thăng trầm và phức tạp. Ngay từ những năm cuối thế kỉ 19, các nhà thừa sai Pháp truyền giáo tại vùng đất này.

 

 

Năm 1902, khi mọi sự đã sẵn sàng và thuận lợi, các đấng thừa sai xin Đức Cha Paul Ramond thành lập giáo xứ Sapa. Đây là giáo xứ đầu tiên tại vùng Tây Tây Bắc này.

 

 

Sau khi giáo xứ Sapa được thành lập, các đấng thừa sai có chỗ dựa vững chắc để thành lập những giáo điểm khác mà Lào Cai là điểm đến lý tưởng. Các đấng đã đến Lào Cai. Miền đất đẹp và phì nhiêu. Một thung lũng của những núi đá vôi trùng trùng điệp điệp. Có dòng sông Hồng chảy qua như một miền đất hứa.

 

 

Các ngài đã đến Lào Cai vào khoảng năm 1892. Lúc đầu, giáo xứ Lào Cai chỉ có khoảng 10 hộ giáo dân sống tại khu Cốc Lếu và chủ yếu là phục vụ cho lính Pháp đóng tại Lào Cai.

Năm 1897, một ngôi Nhà thờ nhỏ được xây dựng khoảng 200 m2 với kiến trúc gôtích. Bên cạnh Nhà thờ còn có nhà xứ được xây dựng 2 tầng khoảng 100 m2, khang trang sạch sẽ. Ngoài ra, nhà xứ còn xây thêm nhà Thiên Thần để nuôi dạy trẻ mồ côi.

 

 

Chỉ sau 10 năm truyền giáo tại miền đất này, các ngài đã lập được một căn cứ vững chắc. Và Giáo xứ Lào Cai được thành lập từ năm 1912 và nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy, do các cha Hội Thừa Sai Paris, dưới thời Đức Cha Paul Ramond (Lộc - hiện nay mộ của ngài vẫn còn ở khu hang đá giáo xứ Sapa - thị trấn Sapa).

 

 

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và cuộc chiến tranh năm 1979 đã tàn phá Nhà thờ. Mặc dù vậy, giáo dân nơi đây vẫn kiên vững với đức tin và khi có được mặt bằng một Nhà thờ mới được xây dựng, khánh thành vào năm 2011.

 

 

Nhà thờ được xây dựng theo hình Thánh giá, kiến trúc kiểu Gothic châu Âu do cha Vũ Tất vẽ kiểu. Cao hơn hẳn so với mặt bằng chung quanh khoảng một mét. Phía mặt tiền và hai bên là khoảng sân hẹp sát đường phố. Phía bên cánh trái Nhà thờ nhìn từ mặt tiền là hang đá và tượng Đức Mẹ Lộ Đức, có cả hang đá Giáng Sinh, được kiến trúc rất khéo léo và nghệ thuật, có hồ nước nhỏ bên dưới và cây cổ thụ bên trên, che được cảnh nhà dân phía sau và chỉ tốn rất ít đất, nhưng lại tôn lên vẻ tự nhiên, mỹ thuật và trang nghiêm cho Thánh đường.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Lào Cai
Phường Cốc Lếu, TP. Lào Cai, Lào Cai

Giáo xứ Lào Cai có một quá trình hình thành và phát triển khá thăng trầm và phức tạp. Ngay từ những năm cuối thế kỉ 19, các nhà thừa sai Pháp truyền giáo tại vùng đất này.

 

 

Năm 1902, khi mọi sự đã sẵn sàng và thuận lợi, các đấng thừa sai xin Đức Cha Paul Ramond thành lập giáo xứ Sapa. Đây là giáo xứ đầu tiên tại vùng Tây Tây Bắc này.

 

 

Sau khi giáo xứ Sapa được thành lập, các đấng thừa sai có chỗ dựa vững chắc để thành lập những giáo điểm khác mà Lào Cai là điểm đến lý tưởng. Các đấng đã đến Lào Cai. Miền đất đẹp và phì nhiêu. Một thung lũng của những núi đá vôi trùng trùng điệp điệp. Có dòng sông Hồng chảy qua như một miền đất hứa.

 

 

Các ngài đã đến Lào Cai vào khoảng năm 1892. Lúc đầu, giáo xứ Lào Cai chỉ có khoảng 10 hộ giáo dân sống tại khu Cốc Lếu và chủ yếu là phục vụ cho lính Pháp đóng tại Lào Cai.

Năm 1897, một ngôi Nhà thờ nhỏ được xây dựng khoảng 200 m2 với kiến trúc gôtích. Bên cạnh Nhà thờ còn có nhà xứ được xây dựng 2 tầng khoảng 100 m2, khang trang sạch sẽ. Ngoài ra, nhà xứ còn xây thêm nhà Thiên Thần để nuôi dạy trẻ mồ côi.

 

 

Chỉ sau 10 năm truyền giáo tại miền đất này, các ngài đã lập được một căn cứ vững chắc. Và Giáo xứ Lào Cai được thành lập từ năm 1912 và nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy, do các cha Hội Thừa Sai Paris, dưới thời Đức Cha Paul Ramond (Lộc - hiện nay mộ của ngài vẫn còn ở khu hang đá giáo xứ Sapa - thị trấn Sapa).

 

 

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và cuộc chiến tranh năm 1979 đã tàn phá Nhà thờ. Mặc dù vậy, giáo dân nơi đây vẫn kiên vững với đức tin và khi có được mặt bằng một Nhà thờ mới được xây dựng, khánh thành vào năm 2011.

 

 

Nhà thờ được xây dựng theo hình Thánh giá, kiến trúc kiểu Gothic châu Âu do cha Vũ Tất vẽ kiểu. Cao hơn hẳn so với mặt bằng chung quanh khoảng một mét. Phía mặt tiền và hai bên là khoảng sân hẹp sát đường phố. Phía bên cánh trái Nhà thờ nhìn từ mặt tiền là hang đá và tượng Đức Mẹ Lộ Đức, có cả hang đá Giáng Sinh, được kiến trúc rất khéo léo và nghệ thuật, có hồ nước nhỏ bên dưới và cây cổ thụ bên trên, che được cảnh nhà dân phía sau và chỉ tốn rất ít đất, nhưng lại tôn lên vẻ tự nhiên, mỹ thuật và trang nghiêm cho Thánh đường.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập