Nhà thờ Tha La
Số lượng xem: 1108
Ấp An Hội, xã An Hòa, Trảng Bàng, Tây Ninh

Xứ đạo Tha La là một xứ đạo nhỏ nhưng lại được biết đến rất nhiều qua bài thơ “Tha La xóm đạo” của nhà thơ Vũ Anh Khanh viết vào văn 1949. Khi ấy, chưa có ngôi Nhà thờ tươi tắm như hiện tại. Tha La còn hoang sơ với rừng, suối vấn vít bao quanh con rạch Trảng Bàng.

 

 

Bài thơ có những câu: “Ðây Tha La xóm đạo/ Có trái ngọt cây lành/ Tôi về thăm một dạo/ Giữa mùa nắng vàng hanh/ Ngậm ngùi Tha La bảo:/ Ðây rừng xanh rừng xanh/ Bụi đùn quanh ngõ vắng/ Khói đùn quanh nóc tranh/ Gió đùn quanh mây trắng…”. Và sau khi được phổ nhạc, bài hát Tha La xóm đạo đã chiếm được rất nhiều tình cảm, yêu mến của khán giả cho đến tận ngày nay.

Thực tế, Nhà thờ xứ Tha La chỉ được khởi công vào ngày 10 tháng 9 năm 1967. Ba năm sau, ngày 13 tháng 12 năm 1970, Nhà thờ mới làm lễ khánh thành. Theo “Vương Công Ðức trong Trảng Bàng phương chí”, Tha La là một trong vài ngôi Nhà thờ xứ được coi là lớn nhất tại miền nam, kích thước mặt bằng rộng 28m và dài tới 60m, tốn phí xây dựng tới 50 triệu đồng tiền miền Nam lúc ấy.

 

 

Cho đến năm 2016, công cuộc trùng tu mới được triển khai vẫn dựa trên cấu trúc chính của ngôi Nhà thờ cũ. Lối kiến trúc ban đầu là thuần Việt và giản dị, chủ yếu là mái nhà Việt cao, rộng mang ý nghĩa bao dung của Thiên Chúa. Và kiến trúc hôm nay mới tạo thêm những kết hợp với các vòm cong đỉnh nhọn của kiến trúc Nhà thờ gothic. Lần trùng tu này, Nhà thờ cũng được khéo léo mở rộng thêm bằng hai hành lang ở hai bên.

Nhà thờ mới có góc mái nhọn khiến đỉnh mái được vươn cao như một nóc nhà rông. Phần tiền sảnh cũng có hai mái cùng độ dốc nhưng được hạ xuống thấp hơn. Phía sau ngôi Thánh đường cũng nổi bật lên một dãy nhà ngang mái tươi màu ngói đỏ.

 

 

Dưới mái sảnh, những mảng tường đá rửa xám màu xi măng và ô cửa đi vào hình góc cạnh đã không còn nữa, thay vào đó là một vòm cửa cong có đỉnh nhọn kiểu kiến trúc gothic mềm mại và uyển chuyển. Nhưng vẫn còn nguyên những đường diềm dưới mái, xếp thành 5-7 lớp hình kỷ hà, càng làm nổi bật hơn các đường cong lượn dịu dàng.

Ngay bên cạnh, phía bên phải là tháp chuông, vẫn là tháp cao 3 tầng có mặt bằng vuông nhưng diện mạo đã hoàn toàn đổi khác. Ðấy là do ở đỉnh ngôi tháp đã có thêm phần ngọn là mái tháp chuông nhọn hoắc hình tháp bút. Ðuôi mái xoè ra che chở thân tường. Còn đỉnh nhọn được gắn một cây Thánh giá cao vời như lơ lửng giữa mây xanh. Bốn mặt tường tháp cũng đã đổi khác, với một đồng hồ và những ô cửa gió trong những khuôn hình vòm cong đỉnh nhọn. Tầng dưới cùng, mặt quay ra phía trước nay gắn một bức phù điêu mô tả các Thánh Tử đạo và Ðức Chúa Trời. Phù điêu sơn nhũ màu đồng, bố cục trong một khuôn hình đỉnh nhọn với vòm cong cân xứng.

 

 

Ở Tây Ninh, không có Nhà thờ công giáo nào có gốc gác xa xưa như ở Tha La. Sách Kỷ yếu Giáo phận Phú Cường (1965-2005) NXB Tôn giáo 2005 cho biết:- Giáo xứ được hình thành từ khoảng các năm 1837-1840 dưới thời vua Minh Mạng. Ðây là thời nhà Nguyễn cấm đạo gắt gao, nên một giáo dân gốc Huế là Coximo Nguyễn Hữu Trí đã đưa cả gia đình vào lánh nạn ở miền Nam.

Ông dừng chân ở xóm Tha La hẻo lánh năm 1837, quy tụ một số giáo dân cùng cảnh ngộ về bên nhau làm ăn sinh sống. Ðến năm 1860, mới có linh mục đầu tiên đến phục vụ, “chăm sóc phần hồn” cho dân xóm đạo Tha La; khi ấy mới chỉ có gần hai chục nóc nhà tranh. Phải đến năm 1966, Tha La mới chính thức trở thành giáo xứ. Ngôi Nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở đây là vào năm 1881 do linh mục Laurenso Bính, ông bà huyện Viên- một gia đình tín đồ giàu có và bà con đóng góp dựng nên. Từ năm 1957, trên góc trái sân Nhà thờ có thêm một núi giả sơn.

 

 

Ðây là núi Ðức Mẹ, có mô hình hang đá Bê-lem, nơi Thiên Chúa ra đời. Dưới bóng me xanh mướt, đá núi sẫm đen làm nổi bật hai nấm mộ có bia bằng đá cẩm thạch trắng. Một bên là mộ ông bà Tri huyện Nguyễn Văn Viên, người bỏ nhiều tài lực góp xây dựng ngôi Nhà thờ đầu tiên. Và ngôi mộ kia của người đầu tiên khai mở nên giáo xứ Tha la là Côximô Trí.

Trên bia đá vẫn còn rõ những dòng chữ nhũ vàng viết theo văn phong cổ thời đầu của chữ Quốc ngữ. Ðấy là: “COXIMO TRÍ/ HÃN NẰM ÐÂY/ Công đức cao dày, bia tạc nay/ sáng tạo Tha La đà rõ mặt/ Quý quyền câu họ, lãnh đầu tay/ Ghe phen tù rạc, vì danh Chúa/ Nhiều nỗi khổ hình bởi đạo ngay/ Tạ thế Canh Thân 1860/ Nơi khám thất/ Anh em giáo hữu chớ quên người”.

 

 

Hơn 180 năm đã trôi qua, từ xóm nhỏ hiu hắt chỉ vài chục mái tranh năm 1837 ấy, đến nay đã trở thành ấp An Hội sung túc, đông vui nhất xã An Hoà. Nhiều cuộc đời đã qua đây để lại tên tuổi và tâm huyết của mình với quê hương xứ đạo. Như lãnh binh Tòng khi bị Pháp truy đuổi gắt gao vào năm 1861 cũng tìm về Tha La ẩn tránh trong nhà một hương chức của đạo Thiên Chúa…(Ðịa chí Tây Ninh, trang 200- 201). Hay linh mục Nguyễn Bá Kính cũng từ đây ra đi tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1946…

Miền quê của “trái ngọt cây lành” nay có thêm tháp chuông nhà thờ Tha La, như một ngọn nến đỏ không bao giờ tắt dưới trời xanh.

Bức tranh xứ đạo nhìn từ cây Cầu Dừa thật diễm lệ. Ðồng lúa láng lai chan chảy màu xanh mạ. Vườn tược An Hội vun cao, xao xác bóng dừa. Tháp chuông như một ngón tay nuột nõn trỏ lên trời bảng lảng mây trắng nhuốm hồng sắc nắng.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Tha La
Ấp An Hội, xã An Hòa, Trảng Bàng, Tây Ninh

Xứ đạo Tha La là một xứ đạo nhỏ nhưng lại được biết đến rất nhiều qua bài thơ “Tha La xóm đạo” của nhà thơ Vũ Anh Khanh viết vào văn 1949. Khi ấy, chưa có ngôi Nhà thờ tươi tắm như hiện tại. Tha La còn hoang sơ với rừng, suối vấn vít bao quanh con rạch Trảng Bàng.

 

 

Bài thơ có những câu: “Ðây Tha La xóm đạo/ Có trái ngọt cây lành/ Tôi về thăm một dạo/ Giữa mùa nắng vàng hanh/ Ngậm ngùi Tha La bảo:/ Ðây rừng xanh rừng xanh/ Bụi đùn quanh ngõ vắng/ Khói đùn quanh nóc tranh/ Gió đùn quanh mây trắng…”. Và sau khi được phổ nhạc, bài hát Tha La xóm đạo đã chiếm được rất nhiều tình cảm, yêu mến của khán giả cho đến tận ngày nay.

Thực tế, Nhà thờ xứ Tha La chỉ được khởi công vào ngày 10 tháng 9 năm 1967. Ba năm sau, ngày 13 tháng 12 năm 1970, Nhà thờ mới làm lễ khánh thành. Theo “Vương Công Ðức trong Trảng Bàng phương chí”, Tha La là một trong vài ngôi Nhà thờ xứ được coi là lớn nhất tại miền nam, kích thước mặt bằng rộng 28m và dài tới 60m, tốn phí xây dựng tới 50 triệu đồng tiền miền Nam lúc ấy.

 

 

Cho đến năm 2016, công cuộc trùng tu mới được triển khai vẫn dựa trên cấu trúc chính của ngôi Nhà thờ cũ. Lối kiến trúc ban đầu là thuần Việt và giản dị, chủ yếu là mái nhà Việt cao, rộng mang ý nghĩa bao dung của Thiên Chúa. Và kiến trúc hôm nay mới tạo thêm những kết hợp với các vòm cong đỉnh nhọn của kiến trúc Nhà thờ gothic. Lần trùng tu này, Nhà thờ cũng được khéo léo mở rộng thêm bằng hai hành lang ở hai bên.

Nhà thờ mới có góc mái nhọn khiến đỉnh mái được vươn cao như một nóc nhà rông. Phần tiền sảnh cũng có hai mái cùng độ dốc nhưng được hạ xuống thấp hơn. Phía sau ngôi Thánh đường cũng nổi bật lên một dãy nhà ngang mái tươi màu ngói đỏ.

 

 

Dưới mái sảnh, những mảng tường đá rửa xám màu xi măng và ô cửa đi vào hình góc cạnh đã không còn nữa, thay vào đó là một vòm cửa cong có đỉnh nhọn kiểu kiến trúc gothic mềm mại và uyển chuyển. Nhưng vẫn còn nguyên những đường diềm dưới mái, xếp thành 5-7 lớp hình kỷ hà, càng làm nổi bật hơn các đường cong lượn dịu dàng.

Ngay bên cạnh, phía bên phải là tháp chuông, vẫn là tháp cao 3 tầng có mặt bằng vuông nhưng diện mạo đã hoàn toàn đổi khác. Ðấy là do ở đỉnh ngôi tháp đã có thêm phần ngọn là mái tháp chuông nhọn hoắc hình tháp bút. Ðuôi mái xoè ra che chở thân tường. Còn đỉnh nhọn được gắn một cây Thánh giá cao vời như lơ lửng giữa mây xanh. Bốn mặt tường tháp cũng đã đổi khác, với một đồng hồ và những ô cửa gió trong những khuôn hình vòm cong đỉnh nhọn. Tầng dưới cùng, mặt quay ra phía trước nay gắn một bức phù điêu mô tả các Thánh Tử đạo và Ðức Chúa Trời. Phù điêu sơn nhũ màu đồng, bố cục trong một khuôn hình đỉnh nhọn với vòm cong cân xứng.

 

 

Ở Tây Ninh, không có Nhà thờ công giáo nào có gốc gác xa xưa như ở Tha La. Sách Kỷ yếu Giáo phận Phú Cường (1965-2005) NXB Tôn giáo 2005 cho biết:- Giáo xứ được hình thành từ khoảng các năm 1837-1840 dưới thời vua Minh Mạng. Ðây là thời nhà Nguyễn cấm đạo gắt gao, nên một giáo dân gốc Huế là Coximo Nguyễn Hữu Trí đã đưa cả gia đình vào lánh nạn ở miền Nam.

Ông dừng chân ở xóm Tha La hẻo lánh năm 1837, quy tụ một số giáo dân cùng cảnh ngộ về bên nhau làm ăn sinh sống. Ðến năm 1860, mới có linh mục đầu tiên đến phục vụ, “chăm sóc phần hồn” cho dân xóm đạo Tha La; khi ấy mới chỉ có gần hai chục nóc nhà tranh. Phải đến năm 1966, Tha La mới chính thức trở thành giáo xứ. Ngôi Nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở đây là vào năm 1881 do linh mục Laurenso Bính, ông bà huyện Viên- một gia đình tín đồ giàu có và bà con đóng góp dựng nên. Từ năm 1957, trên góc trái sân Nhà thờ có thêm một núi giả sơn.

 

 

Ðây là núi Ðức Mẹ, có mô hình hang đá Bê-lem, nơi Thiên Chúa ra đời. Dưới bóng me xanh mướt, đá núi sẫm đen làm nổi bật hai nấm mộ có bia bằng đá cẩm thạch trắng. Một bên là mộ ông bà Tri huyện Nguyễn Văn Viên, người bỏ nhiều tài lực góp xây dựng ngôi Nhà thờ đầu tiên. Và ngôi mộ kia của người đầu tiên khai mở nên giáo xứ Tha la là Côximô Trí.

Trên bia đá vẫn còn rõ những dòng chữ nhũ vàng viết theo văn phong cổ thời đầu của chữ Quốc ngữ. Ðấy là: “COXIMO TRÍ/ HÃN NẰM ÐÂY/ Công đức cao dày, bia tạc nay/ sáng tạo Tha La đà rõ mặt/ Quý quyền câu họ, lãnh đầu tay/ Ghe phen tù rạc, vì danh Chúa/ Nhiều nỗi khổ hình bởi đạo ngay/ Tạ thế Canh Thân 1860/ Nơi khám thất/ Anh em giáo hữu chớ quên người”.

 

 

Hơn 180 năm đã trôi qua, từ xóm nhỏ hiu hắt chỉ vài chục mái tranh năm 1837 ấy, đến nay đã trở thành ấp An Hội sung túc, đông vui nhất xã An Hoà. Nhiều cuộc đời đã qua đây để lại tên tuổi và tâm huyết của mình với quê hương xứ đạo. Như lãnh binh Tòng khi bị Pháp truy đuổi gắt gao vào năm 1861 cũng tìm về Tha La ẩn tránh trong nhà một hương chức của đạo Thiên Chúa…(Ðịa chí Tây Ninh, trang 200- 201). Hay linh mục Nguyễn Bá Kính cũng từ đây ra đi tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp vào năm 1946…

Miền quê của “trái ngọt cây lành” nay có thêm tháp chuông nhà thờ Tha La, như một ngọn nến đỏ không bao giờ tắt dưới trời xanh.

Bức tranh xứ đạo nhìn từ cây Cầu Dừa thật diễm lệ. Ðồng lúa láng lai chan chảy màu xanh mạ. Vườn tược An Hội vun cao, xao xác bóng dừa. Tháp chuông như một ngón tay nuột nõn trỏ lên trời bảng lảng mây trắng nhuốm hồng sắc nắng.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập