Nhà thờ Giáo xứ Hà Hồi
Số lượng xem: 679
Thôn Hà Hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Thôn Hà Hồi tên Nôm là làng Vồi, thời Nguyễn thuộc xã Hà Hồi, đóng vai trò anh cả trong tổng Hà Hồi, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Nhà thờ Giáo xứ Hà Hồi được khánh thành vào năm 1903. Niên đại trên thượng lương Thánh đường ghi “Thành Thái Nhâm Dần thụ trụ thượng lương” tức năm 1902. Giáo xứ thuộc về Giáo hạt Phú Xuyên, Tổng Giáo phận Hà Nội, với quan thầy là Đức Mẹ Mân Côi.

 


Nhà thờ Giáo xứ Hà Hồi xây dựng theo kiểu kiến trúc tân cổ điển, mặt quay về hướng đông. Phía trước là một ao nước rộng hình chữ nhật được chia đôi bởi lối vào ra qua cổng chính. Tiếp đó có một sân gạch rộng dẫn thẳng đến thềm Nhà thờ khá cao, mỗi bên là hai dãy nhà dài có nền thấp hơn.
Mặt tiền toà nhà thờ ở chính giữa trông rất đồ sộ với 5 cửa vòm và ba toà tháp cao. Bên trong Thánh đường có 20 cột gỗ lim bao gồm 10 cột cái và 10 cột quân đặt trên các phiến đá tảng dày 10 cm. Chu vi các cây cột cái khá to, trung bình đạt tới 1,43m.

 


Nhà thờ Hà Hồi có 11 cặp câu đối chữ Hán được sơn son thiếp vàng. Tất cả được sắp sếp theo thứ tự từ cặp câu đối trên Cung Thánh đến gian thứ nhất dưới lòng Nhà Thờ có hai cột cái và hai cột quân; gian thứ hai cũng vậy và cứ thế cho đến hết vì cột gian thứ năm.
Năm 2017 được sự chỉ dẫn của Cha xứ Gioan Lê Trọng Cung, bà con giáo dân đã xây dựng thêm một khu tượng đài tưởng niệm tại vườn nhà xứ với diện tích khoảng 200m2. Phía sau tượng Linh mục Giuse Nguyễn Ðình Nghi có một bức tường dài đắp nổi hình 118 vị thánh tử vì đạo tại Việt Nam dưới thời Tây Sơn và thời Nguyễn.

 


Đền Đức Mẹ Lộ Đức nằm trên con đường làng nối giữa nhà thờ Giáo xứ ở phía đông với nghĩa địa giáo dân ở phía tây. Nơi đây có ý nghĩa quan trọng với tổng Vồi: quan tài của người chết sẽ được dừng ở đây để làm phép xác trên đường mang ra vườn thánh (nghĩa địa) an táng.
Bên Giáo quan niệm rằng cả cuộc đời người đều gắn bó với nhà thờ: sinh ra được rửa tội tại đó và chết đi cũng được đưa vào đó để làm phép xác. Bên Lương thì quan niệm rằng đem xác vào nhà thờ sẽ đem xấu gở cho cả làng. Chánh tổng bèn quyết định chỉ cho đưa quan tài tới đền Đức Mẹ thay vì tới nhà thờ Giáo xứ.

 


Đền thánh Giuse Nguyễn Đình Nghi ở ven đường Thượng Hiền, mặt quay về hướng tây nhìn ra hồ nước đầu làng Hà Hồi, cách nhà thờ khoảng 700m. Năm 1929 nhân dân Giáo xứ Hà Hồi đã góp sức xây dựng ngôi đền này tại khuôn viên của Phiên Nhất.

 


Linh mục Giuse Nguyễn Ðình Nghi sinh năm 1771 tại làng Hà Hồi. Ngài phụ trách Giáo xứ Kẻ Báng rồi cùng Phaolô Nguyễn Ngân và Martinô Tạ Đức Thịnh bị xử trảm ngày 8-11 năm Canh Tý 1840 tại pháp trường Bẩy Mẫu (Nam Định) dưới đời vua Minh Mệnh.

 


Tại Vatican Đức giáo hoàng Lêô XIII đã suy tôn ba linh mục lên bậc Chân Phước ngày 27-05 năm Canh Tý 1900. Về sau 3 vị này lại ở trong số 118 thánh tử vì đạo An Nam được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong ngày 19-6-1988.

 
Bài: Sưu tầm & Biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Hà Hồi
Thôn Hà Hồi, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội

Thôn Hà Hồi tên Nôm là làng Vồi, thời Nguyễn thuộc xã Hà Hồi, đóng vai trò anh cả trong tổng Hà Hồi, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Nhà thờ Giáo xứ Hà Hồi được khánh thành vào năm 1903. Niên đại trên thượng lương Thánh đường ghi “Thành Thái Nhâm Dần thụ trụ thượng lương” tức năm 1902. Giáo xứ thuộc về Giáo hạt Phú Xuyên, Tổng Giáo phận Hà Nội, với quan thầy là Đức Mẹ Mân Côi.

 


Nhà thờ Giáo xứ Hà Hồi xây dựng theo kiểu kiến trúc tân cổ điển, mặt quay về hướng đông. Phía trước là một ao nước rộng hình chữ nhật được chia đôi bởi lối vào ra qua cổng chính. Tiếp đó có một sân gạch rộng dẫn thẳng đến thềm Nhà thờ khá cao, mỗi bên là hai dãy nhà dài có nền thấp hơn.
Mặt tiền toà nhà thờ ở chính giữa trông rất đồ sộ với 5 cửa vòm và ba toà tháp cao. Bên trong Thánh đường có 20 cột gỗ lim bao gồm 10 cột cái và 10 cột quân đặt trên các phiến đá tảng dày 10 cm. Chu vi các cây cột cái khá to, trung bình đạt tới 1,43m.

 


Nhà thờ Hà Hồi có 11 cặp câu đối chữ Hán được sơn son thiếp vàng. Tất cả được sắp sếp theo thứ tự từ cặp câu đối trên Cung Thánh đến gian thứ nhất dưới lòng Nhà Thờ có hai cột cái và hai cột quân; gian thứ hai cũng vậy và cứ thế cho đến hết vì cột gian thứ năm.
Năm 2017 được sự chỉ dẫn của Cha xứ Gioan Lê Trọng Cung, bà con giáo dân đã xây dựng thêm một khu tượng đài tưởng niệm tại vườn nhà xứ với diện tích khoảng 200m2. Phía sau tượng Linh mục Giuse Nguyễn Ðình Nghi có một bức tường dài đắp nổi hình 118 vị thánh tử vì đạo tại Việt Nam dưới thời Tây Sơn và thời Nguyễn.

 


Đền Đức Mẹ Lộ Đức nằm trên con đường làng nối giữa nhà thờ Giáo xứ ở phía đông với nghĩa địa giáo dân ở phía tây. Nơi đây có ý nghĩa quan trọng với tổng Vồi: quan tài của người chết sẽ được dừng ở đây để làm phép xác trên đường mang ra vườn thánh (nghĩa địa) an táng.
Bên Giáo quan niệm rằng cả cuộc đời người đều gắn bó với nhà thờ: sinh ra được rửa tội tại đó và chết đi cũng được đưa vào đó để làm phép xác. Bên Lương thì quan niệm rằng đem xác vào nhà thờ sẽ đem xấu gở cho cả làng. Chánh tổng bèn quyết định chỉ cho đưa quan tài tới đền Đức Mẹ thay vì tới nhà thờ Giáo xứ.

 


Đền thánh Giuse Nguyễn Đình Nghi ở ven đường Thượng Hiền, mặt quay về hướng tây nhìn ra hồ nước đầu làng Hà Hồi, cách nhà thờ khoảng 700m. Năm 1929 nhân dân Giáo xứ Hà Hồi đã góp sức xây dựng ngôi đền này tại khuôn viên của Phiên Nhất.

 


Linh mục Giuse Nguyễn Ðình Nghi sinh năm 1771 tại làng Hà Hồi. Ngài phụ trách Giáo xứ Kẻ Báng rồi cùng Phaolô Nguyễn Ngân và Martinô Tạ Đức Thịnh bị xử trảm ngày 8-11 năm Canh Tý 1840 tại pháp trường Bẩy Mẫu (Nam Định) dưới đời vua Minh Mệnh.

 


Tại Vatican Đức giáo hoàng Lêô XIII đã suy tôn ba linh mục lên bậc Chân Phước ngày 27-05 năm Canh Tý 1900. Về sau 3 vị này lại ở trong số 118 thánh tử vì đạo An Nam được Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II tôn phong ngày 19-6-1988.

 
Bài: Sưu tầm & Biên tập