Nhà thờ Xóm Chiếu
Số lượng xem: 1534
92B/20 Tôn Thất Thuyết, Phường 16, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo xứ Xóm Chiếu thành lập vào năm 1856, Giáo xứ có một Nhà thờ với niên đại hơn 100 năm, được xây dựng theo trường phái kiến trúc Pháp - Nhật. Nhà thờ cao 30 mét, diện tích xây dựng 500m2 nằm trong khuôn viên rộng 3ha.

 

 

Theo dòng lịch sử, vào tháng 9/1858 khi tàu chiến Pháp đánh chiếm cửa Hàn, Vua Tự Đức ra lệnh cho quan quân bách hại bổn đạo. Đến đầu năm 1859 Đức Cha Dominique Lefebre Ngãi (1844-1864) đang ẩn tại Thị Nghè ngày 11/02/1859 khi nghe tàu chiến Pháp vô tới Cần Giờ, quan ra lệnh cho binh lính vây khắp vùng Thị Nghè bắt cho được Đức cha Dominique Lefebre.

 

 

Đêm 12/02/1859 giáo dân bí mật đưa Đức cha Dominique Lefebre chạy trốn qua Rạch Bàng (Xóm Chiếu), ngài ẩn náu nơi bụi bờ, chịu đói, khát trong ba ngày vì giáo dân không ai dám lui tới đem cơm nước cho ngài. Đêm 15/02/1859, ông Tổng Thế ở miệt Rạch Bàng (lúc đó chưa có chức phận gì), lợi dụng lúc trăng mờ chèo ghe ra chỗ bụi Đức cha Dominique Lefebre đang ẩn núp, xin chở ngài đi trốn nơi khác. Ngài đồng ý. Thế là Đức cha Dominique Lefebre nằm dưới ghe, ông Thế lấy một chiếc chiếu phủ khắp thân thể ngài. Ông Thế mặc áo lính An Nam chèo ghe đi ngang qua mấy lính gác, họ kêu ghe ghé lại. Lúc đó ông Thế lên tiếng trả lời: “Ghe đưa lính bệnh về nhà, không có chi mà ghé cho mất công”. Thế là họ cho ghe đi luôn. Ra tới Vàm Sông Cái, ông Thế mừng lắm vì đã thoát được mấy chỗ hiểm nghèo. Lúc đó ông Thế an tâm thả trôi ghe mà nghỉ tay. Sau một hồi lâu, ông Thế thấy bóng ba chiếc tàu lớn neo giữa sông, dưới tàu binh lính đang canh gác nghiêm ngặt. Khi thấy bóng dáng chiếc ghe còn ở xa, lính tàu lên tiếng hỏi: “ Ghe ai đi đó ? ” Ông Thế không hiểu tiếng Pháp nên cứ để ghe đi tới. Lúc đó Đức cha Dominique Lefebre mệt nên cũng không nghe chi cả. Lính tàu hỏi mà không thấy trả lời, lại thấy ghe cứ thế đi tới liền giương súng bắn ghe một phát. Ông Thế hoảng hồn kêu Đức cha Dominique Lefebre dậy. Ngài liền cố hết sức hát một câu hát mà lính thuỷ thủ Pháp ai cũng biết. Nghe tiếng hát lạ quá sức nên quan tàu bước ra và hỏi: “Ai đó ?” . Đức cha Dominique Lefebre trả lời: “Tôi là Giám mục Sài Gòn đến xin đỗ nhờ dưới tàu các ông”. Tức thì quan cho ghe đi tới và mời Đức cha Dominique Lefebre bước lên tàu. Mọi người mừng rỡ và đón tiếp Đức cha rất tử tế. Đức cha Dominique Lefebre xin ông Thế ở lại với ngài. Sau này nhà nước Pháp đã phong cho ông Thế chức Cai tổng để thưởng công ông. Sáng 17/02/1859 ba chiếc tàu Pháp lấy mấy đồn ở Vàm Sông Cái.

 

 

Qua ngày 18/02/1859 kéo binh lấy thành Sai gòn rồi ba chiếc tàu trở xuống đậu ngang Xóm Chiếu. Lúc đó Đức Cha Dominique Lefebre lên ở tại Xóm Chiếu (Rạch Bàng), nơi nhà ông Tổng Hai là người ngoại đã chạy giặc và bỏ nhà hoang. Thời điểm này có khoảng 40 giáo dân chạy trôn từ Rạch Thày Tiêu (xa Xóm Chiếu chừng 4 giờ) ra Rạch Bàng gần đồn Cá Trê. Đức Cha Dominique Lefebre dạy tập trung bổn đạo lại một nơi, lấy nhà kẻ ngoại chạy giặc bỏ không mà ở, lựa một nhà lá rộng rãi làm Nhà thờ tạm. Tiếp đó Đức Cha Dominique Lefebre đặt Cha Phêrô Nguyễn Văn Tuyết làm cha sở đầu tiên của Họ Xóm Chiếu (lúc đó Nhà thờ ở Rạch Bàng). Thời gian ngắn sau đó có vài chục người ngoại trở lại đạo Công giáo. Cha Gabriel Nguyễn Khắc Thành vừa mới được thụ phong linh mục cũng được sai về Xóm Chiếu ở cùng với Đức Cha Dominique Lefebre và Cha Phêrô Tuyết. Thời điểm này giáo dân ở mấy xứ xa Sài gòn bị bách hại nặng nề. Đức Cha Dominique Lefebre xin quan Pháp cho tàu lớn chạy lên phía Thủ Đức, Lái Thiêu, Búng rước bổn đạo về Sài Gòn. Tàu chạy về neo ngay Vàm Bến Nghé, bổn đạo lên Bờ Kẻ qua Thủ Thiêm, người qua Xóm Chiếu. Có ông trùm Tràng và ông câu Lầu ở Chợ Quán ra đây trước hướng dẫn bổn đạo mới tới ở tại nhà của kẻ ngoại chạy giặc bỏ hoang. Tiếp đến giáo dân xin Đức Cha Dominique Lefebre lấy cái Miếu Thần Hoàng sửa lại làm Nhà thờ, đã thêm hai cánh nên gọi là Nhà thờ Thánh Giá, có làm thêm lầu chuông. Khi sửa Nhà thờ Thánh Giá xong, Đức Cha Dominique Lefebre cùng các cha ở Nhà thờ tạm Rạch Bàng đã dời nhiệm sở qua Nhà thờ Thánh Giá. Trong một thờ gian ngắn. Nhà thờ Thánh Giá được xem như Nhà thờ Chánh Toà (Cathédrale) và là Nhà thờ thứ hai của Giáo xứ Xóm Chiếu.

 

 

Ngày 21/09/1861 Đức Cha Dominique Lefebre đặt Cha Charles Ferdimand Herrengt (Cha Nhơn) làm cha sở xóm Chiếu. Thời điểm này số giáo dân Xóm Chiếu là 2.000 người. Phụ giúp Cha Herrengt có Cha Jean Barou (Cha Ba). Ngày 20/06/1863 Cha Herrengt qua đời vì bệnh dịch tả. Đức Cha Dominique Lefebre bổ nhiệm Cha Julien Thiriet làm cha xứ Xóm Chiếu từ giữa năm 1863 đến năm 1866 lúc này số giáo dân giảm xuống còn 1.500 người. Năm 1866 Cha Julien Thiriet được bổ nhiệm làm giáo sư sau làm bề trên Đại Chủng viện và Đức Cha Jean Claude Miche đã bổ nhiệm Cha Jean Claude Roy (Cha Tư) làm cha xứ Xóm Chiếu. Lúc này Nhà thờ Thánh Giá đang hư lần lần, bổn đạo tập trung ở gần Đồn Cá Trê đông hơn, nên năm 1868 Cha Jean Claude Roy đã cho dỡ Nhà thờ Thánh Giá, cất lại Nhà thờ mới ngay chỗ hiện nay. Đây là ngôi Nhà thờ thứ ba của Giáo xứ Xóm Chiếu. Năm 1874 Đức cha Fr. Joseph Colombert (1873-1894) đã bổ nhiệm Cha Lucien Henri Joseph Raimbaud (Cha Phi) làm cha xứ Xóm Chiếu. Đến ngày 12/02/1885 ngài bị trúng gió và qua đời tại Xóm Chiếu. Làm phó cho Cha Raimbaud có Cha André Lê Phước Bửu và Cha Gabriel Trần Tử Lại. Năm 1885 Cha Phêrô Nguyễn Linh Dược được bổ nhiệm làm cha sở đến năm 1914 thì Đức cha LucienE. Mossaid (1899 – 1920) đã bổ nhiệm làm Cha André Nguyễn Phương Đoài tiếp tục công việc của Cha Phêrô Dược.

 

 

Sau ngày làm phép Nhà thờ mới cuối 1925, Thánh đường trải qua nhiều lần tu sửa. Đáng kể là năm 1976, giáo xứ sửa lại cung Thánh, bỏ bao lơn rước lễ, làm mới nhà tạm cùng tòa Thánh Tâm, tòa Đức Mẹ và Thánh Giuse, thay mới năm bộ cửa... Đến năm 1998, việc tu sửa một lần nữa được thực hiện.

 

 

Công trình đại tu đợt này bao gồm lợp lại mái ngói, nâng nền nhà cao thêm 50cm và lát mới bằng đá hoa cương, sửa lại tất cả các bộ kính màu, thay bàn thờ lễ bằng đá nguyên khối. Điểm thay đổi rõ rệt nữa khi ấy là việc sơn lại phần tường trong ngoài và đặt tượng Thiên Thần trên đỉnh hai tháp nhỏ. Nhìn chung, nguyên bản của Xóm Chiếu ban đầu có nhiều thay đổi. Dẫu vậy, khi hướng đến mừng 160 năm thành lập (2016), nhìn ngắm lại vết xưa, người sau cũng còn nhận ra vài dấu tích minh chứng cho sự trường tồn của một xứ đạo đã trải bao thăng trầm của lịch sử.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Xóm Chiếu
92B/20 Tôn Thất Thuyết, Phường 16, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh

Giáo xứ Xóm Chiếu thành lập vào năm 1856, Giáo xứ có một Nhà thờ với niên đại hơn 100 năm, được xây dựng theo trường phái kiến trúc Pháp - Nhật. Nhà thờ cao 30 mét, diện tích xây dựng 500m2 nằm trong khuôn viên rộng 3ha.

 

 

Theo dòng lịch sử, vào tháng 9/1858 khi tàu chiến Pháp đánh chiếm cửa Hàn, Vua Tự Đức ra lệnh cho quan quân bách hại bổn đạo. Đến đầu năm 1859 Đức Cha Dominique Lefebre Ngãi (1844-1864) đang ẩn tại Thị Nghè ngày 11/02/1859 khi nghe tàu chiến Pháp vô tới Cần Giờ, quan ra lệnh cho binh lính vây khắp vùng Thị Nghè bắt cho được Đức cha Dominique Lefebre.

 

 

Đêm 12/02/1859 giáo dân bí mật đưa Đức cha Dominique Lefebre chạy trốn qua Rạch Bàng (Xóm Chiếu), ngài ẩn náu nơi bụi bờ, chịu đói, khát trong ba ngày vì giáo dân không ai dám lui tới đem cơm nước cho ngài. Đêm 15/02/1859, ông Tổng Thế ở miệt Rạch Bàng (lúc đó chưa có chức phận gì), lợi dụng lúc trăng mờ chèo ghe ra chỗ bụi Đức cha Dominique Lefebre đang ẩn núp, xin chở ngài đi trốn nơi khác. Ngài đồng ý. Thế là Đức cha Dominique Lefebre nằm dưới ghe, ông Thế lấy một chiếc chiếu phủ khắp thân thể ngài. Ông Thế mặc áo lính An Nam chèo ghe đi ngang qua mấy lính gác, họ kêu ghe ghé lại. Lúc đó ông Thế lên tiếng trả lời: “Ghe đưa lính bệnh về nhà, không có chi mà ghé cho mất công”. Thế là họ cho ghe đi luôn. Ra tới Vàm Sông Cái, ông Thế mừng lắm vì đã thoát được mấy chỗ hiểm nghèo. Lúc đó ông Thế an tâm thả trôi ghe mà nghỉ tay. Sau một hồi lâu, ông Thế thấy bóng ba chiếc tàu lớn neo giữa sông, dưới tàu binh lính đang canh gác nghiêm ngặt. Khi thấy bóng dáng chiếc ghe còn ở xa, lính tàu lên tiếng hỏi: “ Ghe ai đi đó ? ” Ông Thế không hiểu tiếng Pháp nên cứ để ghe đi tới. Lúc đó Đức cha Dominique Lefebre mệt nên cũng không nghe chi cả. Lính tàu hỏi mà không thấy trả lời, lại thấy ghe cứ thế đi tới liền giương súng bắn ghe một phát. Ông Thế hoảng hồn kêu Đức cha Dominique Lefebre dậy. Ngài liền cố hết sức hát một câu hát mà lính thuỷ thủ Pháp ai cũng biết. Nghe tiếng hát lạ quá sức nên quan tàu bước ra và hỏi: “Ai đó ?” . Đức cha Dominique Lefebre trả lời: “Tôi là Giám mục Sài Gòn đến xin đỗ nhờ dưới tàu các ông”. Tức thì quan cho ghe đi tới và mời Đức cha Dominique Lefebre bước lên tàu. Mọi người mừng rỡ và đón tiếp Đức cha rất tử tế. Đức cha Dominique Lefebre xin ông Thế ở lại với ngài. Sau này nhà nước Pháp đã phong cho ông Thế chức Cai tổng để thưởng công ông. Sáng 17/02/1859 ba chiếc tàu Pháp lấy mấy đồn ở Vàm Sông Cái.

 

 

Qua ngày 18/02/1859 kéo binh lấy thành Sai gòn rồi ba chiếc tàu trở xuống đậu ngang Xóm Chiếu. Lúc đó Đức Cha Dominique Lefebre lên ở tại Xóm Chiếu (Rạch Bàng), nơi nhà ông Tổng Hai là người ngoại đã chạy giặc và bỏ nhà hoang. Thời điểm này có khoảng 40 giáo dân chạy trôn từ Rạch Thày Tiêu (xa Xóm Chiếu chừng 4 giờ) ra Rạch Bàng gần đồn Cá Trê. Đức Cha Dominique Lefebre dạy tập trung bổn đạo lại một nơi, lấy nhà kẻ ngoại chạy giặc bỏ không mà ở, lựa một nhà lá rộng rãi làm Nhà thờ tạm. Tiếp đó Đức Cha Dominique Lefebre đặt Cha Phêrô Nguyễn Văn Tuyết làm cha sở đầu tiên của Họ Xóm Chiếu (lúc đó Nhà thờ ở Rạch Bàng). Thời gian ngắn sau đó có vài chục người ngoại trở lại đạo Công giáo. Cha Gabriel Nguyễn Khắc Thành vừa mới được thụ phong linh mục cũng được sai về Xóm Chiếu ở cùng với Đức Cha Dominique Lefebre và Cha Phêrô Tuyết. Thời điểm này giáo dân ở mấy xứ xa Sài gòn bị bách hại nặng nề. Đức Cha Dominique Lefebre xin quan Pháp cho tàu lớn chạy lên phía Thủ Đức, Lái Thiêu, Búng rước bổn đạo về Sài Gòn. Tàu chạy về neo ngay Vàm Bến Nghé, bổn đạo lên Bờ Kẻ qua Thủ Thiêm, người qua Xóm Chiếu. Có ông trùm Tràng và ông câu Lầu ở Chợ Quán ra đây trước hướng dẫn bổn đạo mới tới ở tại nhà của kẻ ngoại chạy giặc bỏ hoang. Tiếp đến giáo dân xin Đức Cha Dominique Lefebre lấy cái Miếu Thần Hoàng sửa lại làm Nhà thờ, đã thêm hai cánh nên gọi là Nhà thờ Thánh Giá, có làm thêm lầu chuông. Khi sửa Nhà thờ Thánh Giá xong, Đức Cha Dominique Lefebre cùng các cha ở Nhà thờ tạm Rạch Bàng đã dời nhiệm sở qua Nhà thờ Thánh Giá. Trong một thờ gian ngắn. Nhà thờ Thánh Giá được xem như Nhà thờ Chánh Toà (Cathédrale) và là Nhà thờ thứ hai của Giáo xứ Xóm Chiếu.

 

 

Ngày 21/09/1861 Đức Cha Dominique Lefebre đặt Cha Charles Ferdimand Herrengt (Cha Nhơn) làm cha sở xóm Chiếu. Thời điểm này số giáo dân Xóm Chiếu là 2.000 người. Phụ giúp Cha Herrengt có Cha Jean Barou (Cha Ba). Ngày 20/06/1863 Cha Herrengt qua đời vì bệnh dịch tả. Đức Cha Dominique Lefebre bổ nhiệm Cha Julien Thiriet làm cha xứ Xóm Chiếu từ giữa năm 1863 đến năm 1866 lúc này số giáo dân giảm xuống còn 1.500 người. Năm 1866 Cha Julien Thiriet được bổ nhiệm làm giáo sư sau làm bề trên Đại Chủng viện và Đức Cha Jean Claude Miche đã bổ nhiệm Cha Jean Claude Roy (Cha Tư) làm cha xứ Xóm Chiếu. Lúc này Nhà thờ Thánh Giá đang hư lần lần, bổn đạo tập trung ở gần Đồn Cá Trê đông hơn, nên năm 1868 Cha Jean Claude Roy đã cho dỡ Nhà thờ Thánh Giá, cất lại Nhà thờ mới ngay chỗ hiện nay. Đây là ngôi Nhà thờ thứ ba của Giáo xứ Xóm Chiếu. Năm 1874 Đức cha Fr. Joseph Colombert (1873-1894) đã bổ nhiệm Cha Lucien Henri Joseph Raimbaud (Cha Phi) làm cha xứ Xóm Chiếu. Đến ngày 12/02/1885 ngài bị trúng gió và qua đời tại Xóm Chiếu. Làm phó cho Cha Raimbaud có Cha André Lê Phước Bửu và Cha Gabriel Trần Tử Lại. Năm 1885 Cha Phêrô Nguyễn Linh Dược được bổ nhiệm làm cha sở đến năm 1914 thì Đức cha LucienE. Mossaid (1899 – 1920) đã bổ nhiệm làm Cha André Nguyễn Phương Đoài tiếp tục công việc của Cha Phêrô Dược.

 

 

Sau ngày làm phép Nhà thờ mới cuối 1925, Thánh đường trải qua nhiều lần tu sửa. Đáng kể là năm 1976, giáo xứ sửa lại cung Thánh, bỏ bao lơn rước lễ, làm mới nhà tạm cùng tòa Thánh Tâm, tòa Đức Mẹ và Thánh Giuse, thay mới năm bộ cửa... Đến năm 1998, việc tu sửa một lần nữa được thực hiện.

 

 

Công trình đại tu đợt này bao gồm lợp lại mái ngói, nâng nền nhà cao thêm 50cm và lát mới bằng đá hoa cương, sửa lại tất cả các bộ kính màu, thay bàn thờ lễ bằng đá nguyên khối. Điểm thay đổi rõ rệt nữa khi ấy là việc sơn lại phần tường trong ngoài và đặt tượng Thiên Thần trên đỉnh hai tháp nhỏ. Nhìn chung, nguyên bản của Xóm Chiếu ban đầu có nhiều thay đổi. Dẫu vậy, khi hướng đến mừng 160 năm thành lập (2016), nhìn ngắm lại vết xưa, người sau cũng còn nhận ra vài dấu tích minh chứng cho sự trường tồn của một xứ đạo đã trải bao thăng trầm của lịch sử.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập