Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông
Số lượng xem: 1060
số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM là Nhà thờ của dòng Đa Minh Việt Nam. Khởi đầu từ năm 1957, các tu sĩ dòng Đa Minh đến đây sinh sống. Đến năm 1959, các tu sĩ xây dựng Nhà thờ tu viện Thánh Albêtô.

 


Năm 1967, Nhà thờ của dòng Đa Minh được xây dựng với cây “tháp chuông gạch đỏ”, cao 14 mét được xây tách biệt, có ba quả chuông, nên được dân gian truyền miệng gọi bằng cái tên rất gần gũi, thân thương và bình dị là Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông 

 

 

Từ ngày giáo xứ được thành lập, theo sự phát triển chung, Lăng Cha Cả, chợ ông Tạ ngày một phồn thịnh, đồng nghĩa với việc dân tứ xứ đổ về làm ăn sinh sống. Giáo dân đến Nhà thờ dự thánh lễ đông đảo, Nhà thờ trở nên chật hẹp, ước mong có một ngôi Thánh đường xứng hợp và đáp ứng cho nhu cầu tâm linh. Mô hình của  kiến trúc sư Anthony Phạm Ngọc Anh đã được chấp thuận. Năm 2003, linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh lúc đó đang là chánh xứ nhận trách nhiệm xây dựng Nhà thờ mới theo tinh thần hội nhập văn hóa. Công trình được khởi sự và ngày 28/8/2005, ngôi Nhà thờ mới đã được khánh thành.

 

 

Nhà thờ Ba Chuông được xây dựng theo phong cách Á Đông và mang đậm nét văn hóa Việt. Kiến trúc Nhà thờ vừa mang dáng dấp của một ngôi đình của làng xã Việt Nam: hình vuông, mái cong, vừa xây theo lối kiến trúc hiện đại: bê tông cốt sắt, tường gạch ốp đá. Nhà thờ vì thế trở nên nguy nga, tráng lệ, nhưng lại rất thanh thoát, nhẹ nhàng.

 


Từ ngoài nhìn vào, toàn bộ quần thể kiến trúc của Nhà thờ Ba Chuông mang một màu xanh được gắn kết bởi những tảng đá xanh láng bóng. Trung tâm Thánh đường là hai tầng mái cách điệu với độ cao 30m tạo nên hai tầng không gian mở, vòm mái cao vút tạo độ thông thoáng. Giữa Thánh đường là một gian Cung Thánh hình tròn rộng lớn với bàn thờ bằng gỗ quý trên mặt cẩn đá cẩm thạch.

Những bức tranh kính với nhiều màu sắc gắn xung quanh Thánh đường tạo độ sáng tối huyền ảo. Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông có kiểu kiến trúc hình vuông tượng trưng cho đất, khung mái hình tròn tượng trưng cho trời, các góc mái có rồng bay diễn tả ý muốn vươn cao hơn giữa trời đất.

Tháp chuông hình trụ vuông gồm ba tầng mái với kiểu dáng mái cong truyền thống, được cách điệu và hiện đại hóa. Mỗi góc mái là một đầu đao hình đầu rồng quy hướng về Thánh giá, vừa thể hiện sự hội nhập văn hóa trong kiến trúc Nhà thờ, vừa chuyển tải được ý nghĩa về mặt tôn giáo “Đức Kitô Trung Tâm”.

 

 

Phù điêu ở đây được trưng bày ở tiền sảnh ngôi Nhà thờ, các bức phù điêu làm nổi bật sự liên kết giữa tinh thần Kitô giáo và truyền thống văn hóa dân tộc. Bên trái là phù điêu Đức Mẹ Mân Côi có khoảng không gian nền với hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết, nguồn nước tượng trưng cho lòng Mẹ bao la. Bên phải là bức phù điêu Thánh Giuse và Chúa Giêsu trong bối cảnh nền là ngọn núi, ngôi nhà, bàn mộc - biểu lộ tinh thần vững chãi của người cha lao động; sự công chính và sự cương trực được thể hiện qua hình ảnh khóm tre (trúc), một biểu tượng “tiết trực tâm hư” theo tinh thần Á Đông.

 

 

Ba bộ tranh gốm bao bọc ba mặt tầng lửng bên trong nội thất Nhà thờ, với tổng chiều dài 60m, thể hiện sự hòa hợp giữa các gam màu và họa tiết, kết cấu nên một bộ giáo lý bằng tranh sinh động. Qua đó chúng ta có dịp tìm hiểu những biến cố quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, xuyên suốt từ Cựu ước đến Tân ước.

 


Các tác phẩm nghệ thuật Thánh được tuyển chọn trang trí bên trong cũng vô cùng độc đáo, gồm những bức tranh, tượng, phù điêu gốm sứ với các chất liệu quý làm nên một khung cảnh uy nghi tráng lệ. Bên ngoài khuôn viên Nhà thờ có ba quảng trường: Đức Mẹ La Vang, Thánh Martinô và các Thánh tử đạo Việt Nam

Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông khoác trên mình chiếc áo Á Đông hiện lên như một nét chấm phá giữa chốn phồn hoa đô hội, khơi gợi trong tâm tưởng người con đất Việt dáng dấp của một ngôi đình làng đậm nét văn hóa dân tộc Việt. 


Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông
số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM

Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM là Nhà thờ của dòng Đa Minh Việt Nam. Khởi đầu từ năm 1957, các tu sĩ dòng Đa Minh đến đây sinh sống. Đến năm 1959, các tu sĩ xây dựng Nhà thờ tu viện Thánh Albêtô.

 


Năm 1967, Nhà thờ của dòng Đa Minh được xây dựng với cây “tháp chuông gạch đỏ”, cao 14 mét được xây tách biệt, có ba quả chuông, nên được dân gian truyền miệng gọi bằng cái tên rất gần gũi, thân thương và bình dị là Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông 

 

 

Từ ngày giáo xứ được thành lập, theo sự phát triển chung, Lăng Cha Cả, chợ ông Tạ ngày một phồn thịnh, đồng nghĩa với việc dân tứ xứ đổ về làm ăn sinh sống. Giáo dân đến Nhà thờ dự thánh lễ đông đảo, Nhà thờ trở nên chật hẹp, ước mong có một ngôi Thánh đường xứng hợp và đáp ứng cho nhu cầu tâm linh. Mô hình của  kiến trúc sư Anthony Phạm Ngọc Anh đã được chấp thuận. Năm 2003, linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh lúc đó đang là chánh xứ nhận trách nhiệm xây dựng Nhà thờ mới theo tinh thần hội nhập văn hóa. Công trình được khởi sự và ngày 28/8/2005, ngôi Nhà thờ mới đã được khánh thành.

 

 

Nhà thờ Ba Chuông được xây dựng theo phong cách Á Đông và mang đậm nét văn hóa Việt. Kiến trúc Nhà thờ vừa mang dáng dấp của một ngôi đình của làng xã Việt Nam: hình vuông, mái cong, vừa xây theo lối kiến trúc hiện đại: bê tông cốt sắt, tường gạch ốp đá. Nhà thờ vì thế trở nên nguy nga, tráng lệ, nhưng lại rất thanh thoát, nhẹ nhàng.

 


Từ ngoài nhìn vào, toàn bộ quần thể kiến trúc của Nhà thờ Ba Chuông mang một màu xanh được gắn kết bởi những tảng đá xanh láng bóng. Trung tâm Thánh đường là hai tầng mái cách điệu với độ cao 30m tạo nên hai tầng không gian mở, vòm mái cao vút tạo độ thông thoáng. Giữa Thánh đường là một gian Cung Thánh hình tròn rộng lớn với bàn thờ bằng gỗ quý trên mặt cẩn đá cẩm thạch.

Những bức tranh kính với nhiều màu sắc gắn xung quanh Thánh đường tạo độ sáng tối huyền ảo. Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông có kiểu kiến trúc hình vuông tượng trưng cho đất, khung mái hình tròn tượng trưng cho trời, các góc mái có rồng bay diễn tả ý muốn vươn cao hơn giữa trời đất.

Tháp chuông hình trụ vuông gồm ba tầng mái với kiểu dáng mái cong truyền thống, được cách điệu và hiện đại hóa. Mỗi góc mái là một đầu đao hình đầu rồng quy hướng về Thánh giá, vừa thể hiện sự hội nhập văn hóa trong kiến trúc Nhà thờ, vừa chuyển tải được ý nghĩa về mặt tôn giáo “Đức Kitô Trung Tâm”.

 

 

Phù điêu ở đây được trưng bày ở tiền sảnh ngôi Nhà thờ, các bức phù điêu làm nổi bật sự liên kết giữa tinh thần Kitô giáo và truyền thống văn hóa dân tộc. Bên trái là phù điêu Đức Mẹ Mân Côi có khoảng không gian nền với hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết, nguồn nước tượng trưng cho lòng Mẹ bao la. Bên phải là bức phù điêu Thánh Giuse và Chúa Giêsu trong bối cảnh nền là ngọn núi, ngôi nhà, bàn mộc - biểu lộ tinh thần vững chãi của người cha lao động; sự công chính và sự cương trực được thể hiện qua hình ảnh khóm tre (trúc), một biểu tượng “tiết trực tâm hư” theo tinh thần Á Đông.

 

 

Ba bộ tranh gốm bao bọc ba mặt tầng lửng bên trong nội thất Nhà thờ, với tổng chiều dài 60m, thể hiện sự hòa hợp giữa các gam màu và họa tiết, kết cấu nên một bộ giáo lý bằng tranh sinh động. Qua đó chúng ta có dịp tìm hiểu những biến cố quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, xuyên suốt từ Cựu ước đến Tân ước.

 


Các tác phẩm nghệ thuật Thánh được tuyển chọn trang trí bên trong cũng vô cùng độc đáo, gồm những bức tranh, tượng, phù điêu gốm sứ với các chất liệu quý làm nên một khung cảnh uy nghi tráng lệ. Bên ngoài khuôn viên Nhà thờ có ba quảng trường: Đức Mẹ La Vang, Thánh Martinô và các Thánh tử đạo Việt Nam

Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông khoác trên mình chiếc áo Á Đông hiện lên như một nét chấm phá giữa chốn phồn hoa đô hội, khơi gợi trong tâm tưởng người con đất Việt dáng dấp của một ngôi đình làng đậm nét văn hóa dân tộc Việt. 


Bài: Sưu tầm & Biên tập